Văn mẫu lớp 11: Viết đoạn văn cảm nhận về sông Hương Những bài văn hay lớp 11
Viết đoạn văn cảm nhận về sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường gồm 2 mẫu khác nhau cực hay, ấn tượng nhất.
TOP 2 Đoạn văn cảm nhận về sông Hương được viết rất hay, mạch lạc dễ hiểu. Qua tài liệu này giúp các bạn rèn luyện nâng cao khả năng viết đoạn văn của mình thật chỉn chu, chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi quan trọng. Từ đó biết cách cảm nhận được vẻ đẹp của sông Hương. Ngoài ra các bạn xem thêm: Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông, tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông.
TOP 2 Đoạn văn cảm nhận về sông Hương siêu hay
Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về vẻ đẹp của sông Hương
Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã vẽ nên trước mắt người đọc hình ảnh dòng sông Hương với các sắc thái khác nhau (khi thì mạnh mẽ, khoáng đạt, lúc lại dịu dàng, nên thơ), đặc biệt ấn tượng trong lòng người đọc là hình ảnh dòng sông ở trên thượng nguồn, một dòng sông hoang dại và tự do, hệt như “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Đó là một hình ảnh rất sáng tạo và ấn tượng. Dòng sông ở thượng nguồn, nơi nước chảy mạnh mẽ, cuồn cuộn, đó là khởi đầu, là nguồn gốc nơi dòng sông Hương bắt đầu nên nó mang theo một chút gì đó hoang dã như một con thú chưa được thuần phục, hoàn toàn tự nhiên và dữ dội. Nhưng qua lăng kính đầy lãng mạn của tác giả, dòng sông ấy không như một con thú hoang chưa được tôi luyện mà nó giống như người con gái Di – gan phóng khoáng, tự do và man dại. Đúng vậy, đó chính là vẻ đẹp khởi nguyên của dòng sông, ở nơi nó sinh ra và chưa bị gò bó bởi bất cứ cái gì. Nó mang vẻ đẹp của núi rừng hoang sơ, sự man dại, hoang dã của thiên nhiên, đó là vẻ đẹp của tạo hóa, của một thứ với nguyên bản chất và giá trị của nó. Nhưng sự hoang dã của nó đã được nhân cách hóa, khiến nó trở nên đẹp đến lạ lùng đầy quyến rũ. Đây có lẽ chính là một thành công lớn của tác giả ngòi bút của ông có thể so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người một cách tự nhiên và tài tình đến vậy.
Viết đoạn văn cảm nhận về sông Hương
Vẻ đẹp của sông Hương được cảm nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Sông Hương ở vùng thượng nguồn toát lên vẻ đẹp kì bí, hùng vĩ và đầy cá tính. Vẻ đẹp của dòng sông lúc này khiến Hoàng Phủ Ngọc Tường liên tưởng đến cô gái Di gan phóng khoáng, mê dại, đầy sức hút. Người đọc không khỏi cảm thán trước vẻ đẹp lúc mãnh liệt, lúc dịu êm của sông Hương, tựa như 'cô gái di gan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng". Khi chảy về thành phố Huế, sông Hương lại như “người tình dịu dàng và chung thủy của cố đô”. Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, sông Hương như “cô gái đẹp ngủ mơ màng”, và sông hương bỗng “chuyển dòng liên tục” “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”, “trôi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”. Đặc biệt nhất là khi sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế, tác giả cứ ngỡ rằng sông Hương tìm thấy chính mình khi gặp thành phố thân yêu nên tươi vui hẳn lên. Sông Hương đã góp phần tạo nên nét đẹp của vùng đất cố đô, ẩn mình trong trầm tích của nét văn hóa hàng nghìn năm lịch sử.