Văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở trường Dàn ý & 2 bài văn mẫu lớp 6
Download.vn muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở trường.
Tài liệu mà chúng tôi giới thiệu bao gồm dàn ý và 2 bài văn mẫu lớp 6. Hãy cùng tham khảo để có thêm ý tưởng cho bài viết của mình.
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở trường
Dàn ý thuyết minh thuật lại một sự kiện trường
1. Mở bài
Giới thiệu về sự kiện ở trường: hội chợ, khai giảng,....
2. Thân bài
- Thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện: trường học,...
- Những vật tham gia sự kiện: thầy cô, học sinh, phụ huynh,...
- Các hoạt động chính trong sự kiện.
- Đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động.
- Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất.
- Ý nghĩa của sự kiện.
3. Kết bài
Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết.
Thuyết minh thuật lại một sự kiện ở trường - Mẫu 1
Tết Nguyên Đán là dịp có rất nhiều lễ hội. Một trong đó phải kể đến hội chợ xuân với nhiều hoạt động thú vị. Năm nay, trường em đã tổ chức hội chợ xuân nhằm giúp học sinh hiểu hơn về văn hóa truyền thống của dân tộc.
Hội chợ được tổ chức vào thứ bảy và chủ nhật. Địa điểm diễn ra là ở khu vực sân trường. Đối tượng tham gia là thầy cô, học sinh trong trường. Ngoài ra, học sinh có thể mời người thân, bạn bè của mình đến tham gia.
Các gian hàng được dựng từ hôm thứ sáu. Mỗi khối sẽ phụ trách hai gian hàng. Các lớp trong khối sẽ tự họp để tổ chức các gian hàng cho phù hợp. Các gian hàng yêu cầu gồm có quầy hoa, quầy trái cây, quầy rau sạch, quầy lương thực, thực phẩm, quầy phục vụ Tết, quầy trò chơi dân gian, quầy hướng dẫn gói bánh chưng. Số tiền thu được từ việc bán hàng sẽ được đem quyên góp cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tám giờ sáng, chương trình khai mạc hội chợ bắt đầu. Các tiết mục văn nghệ diễn ra vô cùng sôi nổi. Cô hiệu trưởng sẽ phát biểu khai mạc hội chợ xuân. Hội chợ sẽ diễn ra vô cùng sôi nổi. Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như bịt mắt đập niêu, nhảy bao bố, cướp cờ. Các gian hàng đều đông người mua sắm.
Có thể khẳng định, hội chợ xuân là dịp để học sinh hiểu hơn về dịp Tết Nguyên Đán, cũng như văn hóa truyền thống của đất nước Việt Nam.
Thuyết minh thuật lại một sự kiện ở trường - Mẫu 2
Ngày nhà giáo Việt Nam (tên đầy đủ là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam) là một sự kiện được tổ chức thường niên vào ngày 20 tháng 11 với mục đích tri ân các thầy cô giáo.
Tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).
Sau 3 năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có mười lăm chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Đến năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.
Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.
Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để các học sinh bày tỏ niềm biết ơn đối với các thầy cô giáo - những người đã có công dạy dỗ những thế hệ học sinh trưởng thành và trở thành những người có ích cho xã hội.