Nhiều đối tượng được vay tối đa 500 triệu đồng để xây nhà mới

Vay vốn ưu đãi nhà ở xã hội

Ngày 30/11/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 20/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 25/2015/TT-NHNN hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Hướng dẫn vay vốn ưu đãi nhà ở xã hội
Hướng dẫn vay vốn ưu đãi nhà ở xã hội

Theo đó, có rất nhiều thay đổi so với quy định trước đây về đối tượng, mức lãi suất, mức vốn mà người lao động cần chú ý. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

1. Mức vốn cho vay mua nhà ở xã hội

Theo đó, Thông tư 20/2021/TT-NHNN thay đổi mức cho vay đối với khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình như sau:

Đối với khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sữa chữa nhà ở của mình thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay

  • Mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
  • So với hiện hành, Thông tư 20/2021/TT-NHNN đã giới hạn mức vốn vay không quá 500 triệu đồng

2. Đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở gồm:

Điều 49. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;

9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;

10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Bên cạnh đó, Thông tư 20/2021/TT-NHNN cũng thay đổi thời hạn cho vay đối với đối tượng vay vốn xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.

3. Về lãi suất cho vay ưu đãi

Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Thông tư 25/2015/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước đã sửa đổi, bổ sung như sau:

- Quy định hiện nay:

Lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố trong từng thời kỳ

- Quy định mới:  Lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố trong từng thời kỳ

Như vậy, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nêu cụ thể hơn về mục đích cho vay ưu đãi là để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở thay vì đầu tư xây dựng nhà ở xã hội như hiện nay.

  • 167 lượt xem
👨 Thảo Nhi Cập nhật: 09/12/2021
Xem thêm: Thông tư 20/2021/TT-NHNN
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm