Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 20 (Có đáp án) Cân bằng nội môi

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 20 có đáp án kèm theo là tài liệu rất quan trọng và hữu ích giúp học sinh lớp 11 củng cố bài tập sau các bài học trên lớp.

Trắc nghiệm Sinh 11 Cân bằng nội môi được biên soạn bám sát với chương trình trong sách giáo khoa, giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý học tập, rèn luyện kiến thức sinh học theo bài học. Từ đó nhanh chóng nắm vững kiến thức đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 1 sắp tới. Vậy sau đây là Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 20 Cân bằng nội môi, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trắc nghiệm Sinh 11 bài 20: Cân bằng nội môi

Câu 1: Cân bằng nội môi là hoạt động

A. Duy trì cân bằng lượng đường glucozo trong máu

B. Duy trì cân bằng nhiệt độ của cơ thể

C. Duy trì cân bằng độ pH

D. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu

Câu 2: Bộ phận thực hiện cơ chế cân bằng nội môi là

A. Hệ thần kinh và tuyến nội tuyến

B. Các cơ quan dinh dưỡng như thận, gan, mạch máu,...

C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm

D. Cơ và tuyến

Câu 3: Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích

B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích

C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích

D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích

Câu 4: Khi lượng nước trong cơ thể giảm thì sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

A. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm

B. Áp suất thẩm thấu và huyết áp tăng

C. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng

D. Áp suất thẩm thấu và huyết áp giảm

Câu 5: Liên hệ ngược xảy ra khi

A. Điều kiện lý hóa ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích

B. Điều kiện lý hóa ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích

C. Sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lý hóa ở môi trường trong

D. Điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích

Câu 6: Khi nói về hoạt động của các hệ đệm tham gia cân bằng độ pH máu, những phản ứng nào sau đây xảy ra khi pH máu tăng cao?

  1. Na2CO3 + H+ → NaHCO3
  2. NaHCO3 → Na2CO3 + H+
  3. H2PO4- → HPO42- + H+
  4. -COOH → -COO- + H+

A. 1, 2, 3, 4, 5

B. 1, 3, 4, 5

C. 2, 3, 4

D. 1, 5

Câu 7: Khi nói về cơ chế điều hòa cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

  1. Hệ hô hấp giúp duy trì độ pH
  2. Hệ thần kinh có vai trò điều chỉnh huyết áp
  3. Hệ tiết niệu tham gia điều hòa pH máu
  4. Trong 3 hệ đệm điều chỉnh pH thì hệ đệm protein là mạnh nhất, có khả năng điều chỉnh được cả tính axit và bazo

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 8: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

A. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết

B. Các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu…

C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm

D. Cơ quan sinh sản

Câu 9: Nguyên nhân nào sau đây làm cho cơ thể có cảm giác khát nước?

A. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng

B. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm

C. Do độ pH của máu giảm

D. Do nồng độ glucozo trong máu giảm

Câu 10: Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự

A. Tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

B. Gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

C. Gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm

D. Tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

Câu 11: Hoocmon insulin có tác dụng chuyển hóa glucozo, làm giảm glucozo máu bằng cách nào sau đây?

A. Tăng đào thải glucozo theo đường bài tiết

B. Tích lũy glucozo dưới dạng tinh bột để tránh sự khuếch tán ra khỏi tế bào

C. Tổng hợp thêm các kênh vận chuyển glucozo trên màng tế bào ở cơ quan dự trữ làm tế bào tăng hấp thụ glucozo

D. Tăng cường hoạt động của các kênh protein vận chuyển glucozo trên màng tế bào ở cơ quan dự trữ làm tế bào tăng hấp thu glucozo

Câu 12: Hệ đệm bicacbonat (NaHCO3/Na2CO3) có vai trò nào sau đây?

A. Duy trì cân bằng lượng đường glucozo trong máu

B. Duy trì cân bằng nhiệt độ cơ thể

C. Duy trì cân bằng độ pH của máu

D. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu

Câu 13: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm

B. Trung ương thần kinh

C. Tuyến nội tiết

D. Các cơ quan thận, gan, phổi, tim, mạch máu,…

Câu 14: Khi nói về vai trò của gan, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tiết ra các hoocmon để điều hòa cơ thể

B. Khử các chất độc hại cho cơ thể

C. Điều chỉnh nồng độ glucozo trong máu

D. Sản xuất protein huyết tương (fibrinogen, các gobulin và anbumin)

Câu 15: Khi nói về cấu trúc và vai trò của thận, phát biểu nào sau đây sai?

A. Ở cầu thận có hệ thống mao mạch dày đặc, thành mỏng dễ trao đổi chất

B. Quá trình lọc ở cầu thận giúp duy trì cân bằng nội môi

C. Ở cầu thận có động mạch đến lớn còn động mạch nhỏ đi

D. Cấu trúc cầu thận hình cầu có hệ thống mao mạch bao quanh, giống cấu trúc phế nang ở phổi.

Câu 16: Chức năng của bộ phận thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn

B. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định

C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh

D. Tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn

Câu 17: Những chức năng nào dưới đây không phải của bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi?

1. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmon

2. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định

3. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh

4. làm biến đổi điều kiện lý hóa của môi trường trong cơ thể

Phương án trả lời đúng là

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (3) và (4)

C. (2), (3) và (4)

D. (1), (2) và (4)

Câu 18: Những chất nào sau đây tham gia cơ chế điều hòa Na+ ở thận?

A. Anđôstêrôn, rênin

B. Glucagon, insulin

C. ADH, rênin

D. Glucagon, ADH

Câu 19: Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong

A. Tế bào

B. Mô

C. Cơ thể

D. Cơ quan

Câu 20: Trật tự đúng về cơ chế duy trì huyết áp là

A. Huyết áp bình thường → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu giãn → huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực ở mạch máu

B. Huyết áp tăng cao → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → thụ thể áp lực mạch máu → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu giãn → huyết áp bình thường → thụ thể áp lực ở mạch máu

C. Huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu giãn → huyết áp bình thường→ thụ thể áp lực ở mạch máu

D. Huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → thụ thể áp lực ở mạch máu→ tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu giãn → huyết áp bình thường

Câu 21: Nội môi là

A. Môi trường trong cơ thể

B. Máu, bạch huyết và nước mô

C. Động mạch và mao mạch

D. A và B

Câu 22: Mất cân bằng nội môi là:

A. Gây rối loạn hoạt động tế bào, cơ quan hoặc gây tử vong,...

B. Cơ thể phát triển bình thường

C. Tế bào, cơ quan hoạt động bình thường

D. Tất cả đều sai

Câu 23: Những hoocmon do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào sau đây?

A. Điều hòa hấp thụ nước ở thận

B. Duy trì nồng độ glucose bình thường trong máu

C. Điều hòa hấp thụ Na+ ở thận

D. Điều hòa pH máu

Câu 24: Khi cơ thể bị mất nhiều mồ hôi do lao động nặng nhọc thì những thay đổi nào sau đây diễn ra trong cơ thể?

1. Huyết áp tăng

2. Áp suất thẩm thấu máu tăng

3. Lượng ADH trong máu tăng

4. Aldosteron trong máu giảm

A. 1, 2, 3, 4

B. 2, 3, 4

C. 1, 2, 3

D. 2, 3

Câu 25: Khi hàm lượng glucose trong máu giảm, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự nào?

A. Tuyến tụy → glucagon → gan → glycogen → glucose trong máu tăng

B. Gan → glucagon → tuyến tụy→ glycogen → glucozơ trong máu tăng

C. Gan → tuyến tụy → glucagon → glycogen → glucozơ trong máu tăng

D. Tuyến tụy → gan → glucagon → glycogen → glucozơ trong máu tăng

Câu 26: Cho các cơ chế sau

1. Áp thụ quan thu nhận thông tin

2. Thận tiết Renin

3. Tuyến yên giải phóng ADH

4. Ống lượn xa và ống góp tái hấp thu Na+ và nước

5. Angiotensinogen được biến đổi thành Angiotensin

6. Tuyến thượng thận tiết aldosteron

7. Huyết áp tăng

Khi khối lượng máu giảm do cơ thể bị mất nước, trình tự các cơ chế diễn ra để điều hòa cân bằng nội môi là:

A. 1 → 2 → 6 → 5 → 4 → 7

B. 1→ 2 → 6 → 5 → 4 → 7

C. 1→ 3 → 2 → 6 →5 → 4 → 7

D. 1 →3 → 2→ 6 → 5 → 4 → 7

Câu 27: Một bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn dẫn tới nôn nhiều. Khi liên tục nôn thì sẽ làm giảm huyết áp, bởi vì

A. Khi nôn làm bệnh nhân yếu đi, tim đập chậm làm giảm huyết áp

B. Khi nôn nhiều thì sẽ làm mất nước dẫn tới giảm thể tích máu làm giảm huyết áp

C. Khi nôn nhiều làm độ quánh của máu giảm, dẫn tới làm giảm huyết áp

D. Khi nôn nhiều dẫn tới mất dinh dưỡng, làm cho thành mạch máu co lại làm giảm huyết áp

Câu 28: Trật tự đúng về cơ chế điều hòa hấp thụ Na+ là

A. huyết áp giảm làm Na+ giảm → thận → renin → tuyến trên thận → anđôstêrôn → thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na+ và huyết áp bình thường → thận

B. huyết áp giảm làm Na+ giảm → tuyến trên thận → anđôstêrôn → thận → renin → thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na+ và huyết áp bình thường → thận

C. huyết áp giảm làm Na+ giảm → tuyến trên thận → renin → thận → anđôstêrôn → thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na+ và huyết áp bình thường → thận

D. huyết áp giảm làm Na+ giảm → thận → anđôstêrôn → tuyến trên thận → renin → renin → thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na+ và huyết áp bình thường → thận

Câu 29: Cho các hoocmôn sau

1. Anđôstêrôn

2. ADH

3. Glucagon

4. Insulin

5. Lênin

Có bao nhiêu hoocmon do tuyến tụy tiết ra?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 30: Một người đàn ông có nồng độ aldosteron trong máu cao dẫn tới bị bệnh cao huyết áp. Điều này ảnh hưởng đến độ pH máu như thế nào?

A. pH máu giảm do huyết áp cao đẩy máu tới các cơ quan mạnh trao đổi chất mạnh tạo nhiều CO2

B. pH máu giảm do aldosteron làm tăng hấp thu H+

C. pH máu tăng do aldosteron làm giảm hấp thu H+

D. pH máu tăng do huyết áp cao đẩy máu tới cơ quan hô hấp giúp thải CO2 ra ngoài

Câu 31: Lạc đà có thể sống được ở sa mạc. Những đặc điểm nào sau đây giúp nó có thể thích nghi được với môi trường sống ở sa mạc?

1. Lạc đà thường ăn các loại thức ăn tươi, giàu dinh dưỡng, chứa nhiều nước

2. Một lần lạc đà có thể uống được một lượng nước rất lớn

3. Sự hấp thụ nước từ ống tiêu hóa diễn ra rất nhanh giúp hấp thu nhanh nước cung cấp cho cơ thể

4. Quai henle và ống góp của thận lạc đà dài hơn rất nhiều so với ở các động vật có vú khác

A. 1, 2, 3, 4

B. 2, 3, 4

C. 2, 4

D. 1, 3, 4

..............

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Minh Ánh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 101
  • Lượt xem: 2.092
  • Dung lượng: 170,7 KB
Liên kết tải về
Tìm thêm: Sinh học 11
Sắp xếp theo