Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 10 (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 12 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 10: Khái quát về công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.
Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 12 Bài 10 Kết nối tri thức bao gồm nhiều câu hỏi khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo, xoay quanh kiến thức bài Khái quát về công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay. Qua đó giúp các bạn học sinh tham khảo, làm quen với dạng bài tập trắc nghiệm đúng sai. Đồng thời qua đó rèn kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm khách quan để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia sắp tới.
Trắc nghiệm đúng sai Sử 12: Khái quát về công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay
1. Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 10
Câu 1: Đâu không phải là nội dung của Ba chương trình kinh tế được thực hiện trong kế hoạch 5 năm 1986-1990?
A. Lương thực- thực phẩm
B. Hàng nội địa
C. Máy móc- thiết bị.
D. Hàng xuất khẩu
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau.
“Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam ( Họp từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986 tại Hà Nội). Đại hội đã đánh giá tình hình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lí của Nhà nước trong thập niên đầu cả nước đi lên CNXH, từ đó xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. Đại hội đề ra nhiệm vụ chung cho cả chặng đường đầu cho thời kì đầu quá độ lên CNXH là toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công CNXH và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN” (Văn kiện Đại hội đại biều toàn quốc lần thứ VI, Tr.37-38 và 40).
A. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới cho đất nước
B. Mục đích của công cuộc đổi mới là khắc phục những hạn yếu, yếu kém trong lãnh đạo của Đảng, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.
C. Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng xác định nhiệm vụ chung của thời kì đầu công cuộc đổi mới là xây dựng thành công cái đích CNCH.
D. Đại hội kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết thực hiện thắng lợi mục tiêu CNXH và bảo vệ tổ quốc
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau.
“ Mục tiêu của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
(Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, 2000, tr.80)
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đề ra mục tiêu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
B. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình tăng lên mạnh mẽ việc áp dụng công nghiệp trong sản xuất để hiện đại hóa mức sống của người dân.
C.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta là nhằm mục tiêu xây dựng đất nước thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại.
D. Mục tiêu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với sự phát triển toàn diện đất nước, từ vật chất, kĩ thuật, tinh thần, quốc phòng, an ninh,… tiến tới xã hội văn minh.
Câu 4. Qua bảng nội dung cơ bản đường lối đổi mới giai đoạn 1986-1995
Trọng tâm là đổi mới về kinh tế Đổi mới toàn diện và đồng bộ
- Kiên quyết xóa bó cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường dưới sự quản lí của Nhà nước
- Phát triển kinh tế hang hóa xã hội chủ nghĩa
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn gồm: Lương thực – Thực phẩm, Hàng tiêu dùng và Hàng xuất khẩu.
- Đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, ổn định và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế -xã hội, phấn đấu bắt đầu có tích lũy nội bộ từ nền kinh tế, từng bước đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng. - Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, văn hóa – xã hội, chú trọng nhân tố con người. Xác định khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tào là quốc sách hàng đầu.
- Đổi mới chính trị phải tiến hành tích cực và vững chắc
Tiến hành đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị theo hướng vừa phát huy quyền làm chủ của người dân, vừa phát huy quyền lực của cơ quan Nhà nước
- Chủ trương kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tham gia phân công lao động quốc tế; thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
A.Công cuộc đổi mới đất nước thực hiện toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế đến chính trị, văn hóa – xã hội, giáo dục,…
B. Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 là đổi mới về kinh tế.
C. Đổi mới chính trị đi trước mở đường cho đổi mới kinh tế. Đổi mới chính trị phải kết hợp sức mạnh bên trong và bên ngoài để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho đổi mới đất nước
D. Đổi mới kinh tế hướng tới mục tiêu ba chương trình kinh tế lớn (Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu), thực hiện cơ chế kinh tế thị trường.
Câu 5. Qua bảng nội dung cơ bản đường lối đổi mới giai đoạn 1996-2006
Về kinh tế | Về Chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng | Về đối ngoại |
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa - Tiếp tục tăng cường xây dựng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng, tang cường tiền lực về cơ sở vật chất, công nghệ cho nền kinh tế. | - Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế. - Nhấn mạnh phát triển giáo dục – đào tạo, và khoa học – công nghệ là quốc sách hang đầu. - Xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản săc dân tộc, Coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đảy sự phát triển kinh tế - Xã hội. - Mở rộng giải quyết các vấn đề xã hội như tạo thêm việc làm, xóa đói, giảm nghèo…. - Xây dựng và tăng cường an ninh, quốc phòng. | Đặt trọng tâm chủ trương “Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” nhằm mục tiêu phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước |
A. Đại hội Dảng toàn quốc lần thứ VII tiếp tục đề ra đường lối đổi mới đất nước thực hiện toàn diện, từ kinh tế đến chính trị, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
B. Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1996 là đổi mới về kinh tế.
C. Mục tiêu của đổi mới chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng là phát triển đất nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
D. Đổi mới đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực nhằm tạo đẩy mạnh hội nhập quốc tế cho Việt nam ở giai đoạn tiếp theo.
Câu 6. Qua bảng nội dung cơ bản đường lối đổi mới giai đoạn 2006 – nay
Về kinh tế | Về Chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng | Về đối ngoại |
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiến đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức - Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có nền công nghiệp theo hướng hiện đại. | - Tăng cường xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. - Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. - Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản săc văn hóa dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển đất nước và bảo về tổ quốc - Xây dựng và bảo về vững chắc tổ quốc, giữ gìn môi trường hòa bình ổn định. | - Chuyển từ “ Hội nhập kinh tế quốc tế” sang “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng”, mở rộng phạm vi, lĩnh vực và tính chất của hội nhập. - Thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh – Quốc phòng, văn hóa – xã hội, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm. |
A. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục đề ra đường lối đổi mới đất nước thực hiện toàn diện, từ kinh tế đến chính trị, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
B. Đường lối đổi mới về đối ngoại hướng tới thực hiện nhiệm vụ hội nhập quốc tế sâu rộng, hướng tới hội nhập quốc tế toàn diện.
C. Mục tiêu chính của Công cuộc đổi mới từ năm 2006 là đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và Hội nhập quốc tế sâu rộng.
D. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X Của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chủ trương đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới để sớm đưa nước ta trở thành nước có trình độ đang phát triển.
..........
2. Đáp án trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 10
Xem chi tiết đáp án trong file tải về