Tỉ khối của chất khí Công thức tính tỉ khối
Công thức tính tỉ khối là tài liệu rất hữu ích mà hôm nay Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 8 tham khảo.
Tỉ khối của chất khí là công thức xác định phân tử khối của chất A so với chất B xem chất A nặng hơn hay nhẹ hơn chất B bao nhiêu lần. Đây cũng chính là ý nghĩa của tỉ khối chất khí. Thông qua công thức tính tỉ khối các bạn học sinh lớp 8 có thêm nhiều tài liệu tham khảo, hệ thống lại kiến thức để giải nhanh các bài tập Hóa học 8. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Tỉ khối của chất khí
1. Tỉ khối hơi của chất khí là gì?
Tỷ khối là khái niệm chỉ sử dụng cho chất khí. Nó là công thức xác định phân tử khối của chất A so với chất B xem chất A nặng hơn hay nhẹ hơn chất B bao nhiêu lần. Đây cũng chính là ý nghĩa của tỉ khối chất khí.
2. Công thức tính tỉ khối hơi của chất khí
\(d_{A/B} = \frac{M_{A}}{M_{B}}\)
Trong đó:
- \(d_{A/B}\)là tỉ khối của khí A đối với khí B
- \(M_{A}\) là khối lượng mol của khí A
- \(M_{B}\) là khối lượng mol của khí B
3. Tỉ khối hơi của khí A so với không khí
- Để biết khí A nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí \(A (M_{A})\) với khối lượng “mol không khí”.
- Trong không khí để đơn giản ta xem như chứa 80% khí nitơ và 20% khí oxi. Vậy khối lượng mol của không khí là
\(M_{kk} = (28.0,8) + (32.0,2) \approx 29\, (g/mol)\)
- Từ đó ta có công thức tỷ khối của chất khí A so với không khí là:
\(d_{A/kk} = \frac{M_{A}}{M_{kk}} = \frac{M_{A}}{29}\)
Trong đó D là khối lượng riêng: D(g/cm 3 ) có m (g) và V (cm 3 ) hay ml
Ví dụ: So sánh tỉ khối của khí cacbonic và không khí
Cách giải
Ta có: Tỉ khối hơi của khí cacbonic so với không khí là
\(d_{CO_{2}/kk} = \frac{44}{29} \approx 1,517\)
Vậy khí cacbonic nặng hơn không khí 1,517 lần.
4. Tỉ khối hơi của khí A so với khí B
Để biết khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí A \((M_{A})\) với khối lượng mol của khí \(B (M_{B}).\)
\(d_{A/B} = \frac{M_{A}}{M_{B}}\)
Hoặc ngược lại, để biết khí B nặng hơn hay nhẹ hơn khí A bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí B \((M_{B})\)với khối lượng mol của khí \(A (M_{A}).\)
\(d_{B/A} = \frac{M_{B}}{M_{A}}\)
5. Tỉ khối hơi của chất khí A so với oxi
Khí oxi có khối lượng mol là 32. Vậy tỉ khối hơi của chất A so với oxi được tính bằng công thức:
\(d_{A/O_{2}} = \frac{M_{A}}{M_{O_{2}}} = \frac{M_{A}}{32}\)
Ví dụ: So sánh khối lượng của khí cacbonic và khí oxi
Cách giải:
Ta có:
\(d_{CO_{2}/O_{2}} = \frac{44}{32} = 1,375\)
Vậy khí cacbonic nặng hơn khí oxi 1,375 lần.
Tương tự, ta có:
Tỉ khối hơi của chất khí A so với nitơ: \(d_{A/N_{2}} = \frac{M_{A}}{N_{O_{2}}} = \frac{M_{A}}{28}\)
Tỉ khối hơi của chất khí A so với heli:\(d_{A/He} = \frac{M_{A}}{M_{He}} = \frac{M_{A}}{4}\)
6. Tỉ khối hơi của hỗn hợp gồm ozon và oxi
Ví dụ: Hỗn hợp X gồm ozon và oxi có tỉ khối đối với hiđro bằng 18. Tính thành phần theo thể tích của hỗn hợp không khí.
Cách giải:
Gọi \(n_{O_{2}} =a\)
\(n_{O_{3}} =b\)
Mà \(d(X/H_{2}) = 18\)
\(\Rightarrow \frac{M_{X}}{2} =18\)
\(\Rightarrow 32a + 48b = 36\)
⇒ 4a = 12b
⇒ a = 3b
\(\begin{aligned} &\Rightarrow \% V_{O_{2}}=\frac{a}{a+b}=\frac{3 b}{3 b+b} .100=75 \% \\ &\Rightarrow \% V_{O_{3}}=100-75=25 \% \end{aligned}\)