Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT: Hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng

Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

--------------------------
Số: 80/2011/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------------

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2011

THÔNG TƯ
Hướng dẫn phương pháp xác định
tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

__________________

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng như sau:

Chương I
QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn áp dụng hệ số K; xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho chủ rừng, hộ nhận khoán; và miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các loại dịch vụ, gồm:

1. Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;

2. Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng gồm các cơ quan nhà nước; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức và cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến cung ứng, sử dụng và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, quản lý tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Chương II
ÁP DỤNG HỆ SỐ K

Điều 3. Hệ số K

1. Hệ số K được xác định cho từng lô trạng thái rừng, làm cơ sở để tính toán mức tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng. Các lô rừng có cùng trạng thái trong một lưu vực cung cấp một dịch vụ môi trường rừng cụ thể có tính chất giống nhau có cùng một hệ số K. Hệ số K của từng lô trạng thái rừng là tích hợp từ các hệ số K thành phần theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP.

Lô trạng thái rừng (sau đây gọi tắt là lô rừng) là một phạm vi diện tích rừng mà trên đó chỉ có một trạng thái rừng tương đối đồng nhất. Trong trường hợp chủ rừng có nhiều lô rừng, thì mỗi lô rừng sẽ có một hệ số K riêng.

2. Các hệ số K thành phần, gồm:

a) Hệ số K1: điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo trạng thái và trữ lượng rừng, gồm rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo và phục hồi. Hệ số K1 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng giàu; 0,95 đối với rừng trung bình; và 0,90 đối với rừng nghèo và rừng phục hồi. Trạng thái và trữ lượng rừng được xác định theo quy định tại Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

b) Hệ số K2: điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo mục đích sử dụng rừng, gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Hệ số K2 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng đặc dụng; 0,95 đối với rừng phòng hộ; và 0,90 đối với rừng sản xuất. Mục đích sử dụng rừng xác định theo quy hoạch 3 loại rừng đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

c) Hệ số K3: điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo nguồn gốc hình thành rừng, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng. Hệ số K3 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng tự nhiên; 0,9 đối với rừng trồng.

d) Hệ số K4: điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo mức độ khó khăn đối với việc bảo vệ rừng, gồm yếu tố xã hội và địa lý. Hệ số K4 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng rất khó khăn trong bảo vệ; 0,95 đối với rừng khó khăn trong bảo vệ; và 0,90 đối với rừng ít khó khăn trong bảo vệ.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Download.vn
Mời bạn đánh giá!
Sắp xếp theo