Thông tư số 36/2011/TT-BCT Quy định quản lý các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường ngành công thương

Thông tư số 36/2011/TT-BCT của Bộ Công thương: Quy định quản lý các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường ngành công thương.

BỘ CÔNG THƯƠNG
------------------------

Số: 36/2011/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------------

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2011

THÔNG TƯ

Quy định quản lý các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường
ngành công thương
___________________

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường ngành công thương như sau:

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện; nghiệm thu kết quả và thanh quyết toán tài chính các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường ngành công thương.

2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức tham gia quản lý; thực hiện nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường ngành công thương.

Điều 2. Giải thích thuật ngữ

Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường ngành công thương: là các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Công Thương quản lý, được xây dựng với các nội dung cụ thể như tên, mục tiêu, nội dung, dự kiến sản phẩm, kinh phí và thời gian thực hiện (sau đây được gọi chung là nhiệm vụ môi trường).

2. Kế hoạch bảo vệ môi trường: là tập hợp các nhiệm vụ môi trường nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ môi trường ngành công thương trong một khoảng thời gian xác định.

3. Nhiệm vụ đặt hàng: là nhiệm vụ môi trường do Bộ Công Thương đề xuất và tuyển chọn cơ quan chủ trì thực hiện.

4. Hồ sơ nhiệm vụ môi trường: gồm các tài liệu như thuyết minh đề cương của nhiệm vụ môi trường, hợp đồng và các tài liệu khác được lập theo mẫu quy định.

5. Cơ quan chủ trì: là tổ chức có đủ tư cách pháp nhân và năng lực được Bộ Công Thương giao hoặc đặt hàng thực hiện nhiệm vụ môi trường.

Điều 3. Nhiệm vụ môi trường

Các nhiệm vụ môi trường phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương và phù hợp với Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường, thuộc các nội dung sau:

1. Thực hiện các chương trình, dự án, đề án bảo vệ môi trường do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền giao cho Bộ Công Thương chủ trì.

2. Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường ngành công thương.

3. Đề xuất các cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường đáp ứng các yêu cầu quản lý của ngành công thương.

4. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với các quá trình sản xuất, phát thải đặc thù trong các lĩnh vực công nghiệp.

5. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường cho các sản phẩm hàng hóa nhằm đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường trong nước cũng như hội nhập kinh tế quốc tế.

6. Xây dựng các tài liệu, sổ tay hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ công tác quản lý chất thải, quản lý môi trường của ngành, lĩnh vực thuộc Bộ Công Thương quản lý.

7. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành công thương xây dựng các mô hình quản lý môi trường (theo tiêu chuẩn ISO 14001) và xây dựng chương trình để được chứng nhận doanh nghiệp và sản phẩm thân thiện với môi trường.

8. Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường của các ngành, lĩnh vực do Bộ Công Thương quản lý.

9. Thực hiện chương trình quan trắc môi trường, xây dựng báo cáo đánh giá tình hình tác động môi trường ngành công thương, báo cáo môi trường chuyên đề định kỳ và đột xuất.

10. Hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương.

11. Hoạt động nghiệp vụ kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp ngành công thương.

12. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường.

13. Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định; vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường (nếu có); và các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Download.vn
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng