Thông tư 27/2012/TT-BYT Hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm.

Thông tư 27/2012/TT-BYT hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm.

BỘ Y TẾ
---------------

Số: 27/2012/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2012

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ PHỤ GIA THỰC PHẨM

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về:

1. Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm và giới hạn tối đa đối với các chất phụ gia trong các sản phẩm thực phẩm;

2. Yêu cầu về quản lý đối với phụ gia thực phẩm.

Điều 2. Giải thích từ ngữ ký hiệu viết tắt

Trong Thông tư này, từ ngữ và ký kiệu viết tắt dưới đây được hiểu như sau:

1. CAC (Codex Alimentarius Committee): Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế;

2. GMP (Good Manufacturing Practices): thực hành sản xuất tốt;

3. ML (Giới hạn tối đa - Maximum Level) là hàm lượng tối đa của một chất phụ gia thực phẩm được xác định là có hiệu quả và an toàn khi sử dụng cho mỗi loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm. Giới hạn tối đa được tính theo mg chất phụ gia/kg thực phẩm (mg/kg);

4. INS (International Numbering System) là hệ thống chỉ số đánh số cho mỗi chất phụ gia do CAC xây dựng;

5. Mã nhóm thực phẩm (Food Category Number) là số được xếp cho mỗi loại, nhóm thực phẩm theo Hệ thống phân loại thực phẩm do CAC xây dựng để quản lý phụ gia thực phẩm;

6. Sử dụng phụ gia thực phẩm bao gồm:

a) Sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu phụ gia thực phẩm;

b) Sản xuất, chế biến, kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thực phẩm có chứa phụ gia thực phẩm.

Điều 3. Các hành vi cấm trong sử dụng phụ gia thực phẩm

1. Sử dụng phụ gia thực phẩm không có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng quy định tại Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Sử dụng phụ gia thực phẩm quá giới hạn cho phép, không đúng đối tượng thực phẩm quy định tại Phụ lục 2 được ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Sử dụng phụ gia thực phẩm không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

4. Sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.

Điều 4. Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm

Danh mục các phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.711
  • Lượt xem: 1.865
  • Phát hành:
  • Dung lượng: 57 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo