Thông tư 187/2017/TT-BQP Hỗ trợ chi phí khám và điều trị vô sinh, hiếm muộn cho bộ đội

Thông tư 187/2017/TT-BQP ngày 09/08/2017 quy định về tiêu chuẩn vật chất quân y của Nghị định 76/2016/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ, công nhân và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành. Thông tư có hiệu lực từ ngày 25/09/2017. Theo đó, bộ đội làm việc trong môi trường lao động quân sự độc hại có kết luận vô sinh hoặc hiếm muộn của bệnh viện, trung tâm hỗ trợ sinh sản sẽ được hỗ trợ các chi phí khám và điều trị, cụ thể:

- Khám hiếm muộn, vô sinh gồm: khám phân loại hiếm muộn, vô sinh; khám lâm sàng chuyên khoa sản, tiết niệu, khám cận lâm sàng (xét nghiệm nội tiết tố, chuẩn đoán hình ảnh, …);

- Điều trị vô sinh, hiếm muộn gồm: điều trị bằng thuốc, thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm và nuôi cấy tinh tử.

Các khoản chi phí khám và điều trị sẽ được hỗ trợ theo chi phí thực tế nhưng không vượt quá tiêu chuẩn định mức quy định tại Mục 7 Danh mục số 06 ban hành kèm theo Nghị định 76/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.

Nội dung Thông tư 187/2017/TT-BQP

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------o0o--------

Số: 187/2017/TT-BQP

Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỀU VỀ TIÊU CHUẨN VẬT CHẤT QUÂN Y CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 76/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN VẬT CHẤT HẬU CẦN ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN TẠI NGŨ, CÔNG NHÂN VÀ VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 76/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ, công nhân và viên chức quốc phòng;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quân y;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định một số điều về tiêu chuẩn vật chất quân y của Nghị định số 76/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ, công nhân và viên chức quốc phòng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết một số điều về tiêu chuẩn vật chất quân y của Nghị định số 76/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ đối với quân nhân tại ngũ, công nhân và viên chức quốc phòng, bao gồm: tiêu chuẩn thuốc, bông băng, hóa chất; tiêu chuẩn trang bị, dụng cụ y tế.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác y tế trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Thông tư này không áp dụng đối với các bệnh viện quân đội khi thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính.

Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm tiêu chuẩn vật chất quân y

1. Tiêu chuẩn vật chất quân y đối với quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng được thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 của Nghị định số 76/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ, công nhân và viên chức quốc phòng (sau đây viết tắt là Nghị định số 76/2016/NĐ-CP) và các Danh mục số 06, 07 ban hành kèm theo Nghị định số 76/2016/NĐ-CP.

2. Bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thường xuyên, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, diễn tập và phòng chống thiên tai thảm họa.

3. Những nội dung đã được bảo hiểm y tế chi trả không được tính vào tiêu chuẩn bảo đảm vật chất quân y được quy định tại Thông tư này.

Chương II

TIÊU CHUẨN VẬT CHẤT QUÂN Y CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG

Điều 4. Thuốc bổ trợ quân, binh chủng

1. Phạm vi bảo đảm: Được bảo đảm ngoài tiêu chuẩn thuốc khám chữa bệnh thường xuyên, ngoài phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế đối với các đơn vị đã tham gia bảo hiểm y tế; nhằm dự phòng bệnh tật, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho các đối tượng trực tiếp làm nhiệm vụ trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Loại tiêu chuẩn của đối tượng được bảo đảm thực hiện theo quy định tại Mục 4 Danh mục số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 76/2016/NĐ-CP.

3. Đối tượng được bảo đảm trong các trường hợp cụ thể sau:

a) Đặc công, trinh sát, tình báo, phi công, cơ giới trên không, thông tin trên không, vô tuyến điện - ra đa tuần thám trên không, thợ lặn: Các đối tượng trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện, tác chiến thuộc các quân chủng, binh chủng trong Quân đội;

b) Trinh sát điện tử, trắc thủ ra đa: Các đối tượng trực tiếp làm nhiệm vụ vận hành, sử dụng, huấn luyện, tác chiến thuộc các quân, binh chủng trong Quân đội;

c) Biên giới: Các đối tượng thuộc biên chế tại các đơn vị ở vùng biên giới có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

d) Đảo gần, bộ đội tàu mặt nước: Các đối tượng thuộc biên chế tại đảo gần bờ, tàu mặt nước;

đ) Bệnh nghề nghiệp, độc hại đặc thù quân sự: Các đối tượng thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;

e) Bộ đội Trường Sa-DK: Các đối tượng thuộc biên chế tại các điểm đảo, nhà giàn, tàu trực tại Trường Sa-DK;

g) Bộ đội Biên phòng: Các đối tượng thuộc biên chế tại các đồn Biên phòng.

4. Trường hợp một người thuộc nhiều loại đối tượng ở Khoản 2 Điều này thì được hưởng một tiêu chuẩn cao nhất quy định tại Mục 4 Danh mục số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 76/2016/NĐ-CP;

Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, quân y đơn vị báo cáo số lượng các đối tượng được hưởng theo Khoản 3 Điều này; sau thời điểm trên, trường hợp có thay đổi quân số, quân y đơn vị báo cáo số lượng bổ sung lên quân y tuyến trên trực tiếp cho đến Cục Quân y.

5. Phương thức bảo đảm

a) Quân y đơn vị bảo đảm bằng thuốc bổ trợ, phù hợp với nhu cầu đặc thù quân sự của từng đối tượng;

b) Trường hợp không mua được thuốc bổ trợ thì bảo đảm bằng thực phẩm chức năng có cùng thành phần và tác dụng.

Điều 5. Chi phí khám sức khỏe thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự

1. Chi phí khám sức khỏe thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự là các chi phí bảo đảm cho khám phúc tra sức khỏe chiến sỹ mới nhập ngũ tại các đơn vị và khám sức khỏe cho học viên mới của các nhà trường, học viện trong Quân đội.

a) Khám phúc tra sức khỏe chiến sỹ mới nhập ngũ gồm: Khám thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng quy định về việc khám sức khỏe thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự; khám cận lâm sàng (xét nghiệm ma túy, HIV; chụp X quang tim phổi);

b) Khám sức khỏe học viên mới gồm: Khám thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng quy định về việc khám sức khỏe thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự; khám cận lâm sàng (xét nghiệm nhóm máu, chỉ số huyết học, sinh hóa máu; xét nghiệm nước tiểu; siêu âm tổng quát, điện tim, chụp X quang tim phổi).

2. Các khoản chi phí về hóa chất xét nghiệm và vật tư tiêu hao bảo đảm cho khám sức khỏe thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự được thực hiện theo tiêu chuẩn định mức quy định tại Mục 4 Danh mục số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 76/2016/NĐ-CP.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo