Thông tư 184/2017/TT-BQP Quy chuẩn QCVN 09:2017/BQP an toàn lao động pháo mặt đất

Từ ngày 25/09/2017, Thông tư 184/2017/TT-BQP chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định quy chuẩn QCVN 09:2017/BQP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với pháo mặt đất. Nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Thông tư 184/2017/TT-BQP - Quy chuẩn QCVN 09:2017/BQP an toàn lao động pháo mặt đất

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 184/2017/TT-BQP

Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2017

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN QCVN 09:2017/BQP, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ
AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI PHÁO MẶT ĐẤT

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chun và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư ban hành Quy chun QCVN 09:2017/BQP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với pháo mặt đất.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng:

QCVN 09:2017/BQP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với pháo mặt đất.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2017 và được áp dụng thống nhất trong toàn quốc

Điều 3. Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Bế Xuân Trường

QCVN 09:2017/BQP

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI PHÁO MẶT ĐẤT

National technical regulation on safe work for landing force artillery

Lời nói đầu

QCVN 09:2017/BQP do Bộ Tham mưu/Tổng cục Kỹ thuật soạn thảo, Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng/Bộ Quốc phòng trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số /2017/TT-BQP ngày.... tháng.... năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI PHÁO MẶT ĐẤT

National technical regulation on safe work for landing force artillery

1 Quy định chung

1.1 Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật an toàn lao động trong khai thác pháo mặt đất (sau đây gọi tắt là pháo): Pháo 76 mm (K54, K1943, K1942 ZIS-3); Pháo 85 mm (Đ44, K56); Pháo chống tăng 100 mm MT-12; Pháo 105 mm (M101, M102); Pháo 122 mm (Đ30, Đ30A); Pháo 122 mm (M30, K38, K54); Pháo 122 mm (Đ74, K60); Pháo 130 mm (M46, K59, K59-1); Pháo 152 mm (Đ20, M47); Pháo 155 mm (M1, M2) hiện đang sử dụng trong Bộ Quốc phòng.

Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng cho các loại pháo mặt đất lắp, đặt trên các phương tiện thủy và trên xe.

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khai thác pháo mặt đất tại Việt Nam.

1.3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1 Pháo mặt đất là bộ phận hợp thành của trang bị quân khí, gián tiếp dùng để tiêu diệt sinh lực, phương tiện kỹ thuật, phá hủy công trình trên mặt đất, trên biển.

1.3.2 Khai thác pháo là quá trình phục vụ luân phiên liên tục của pháo, kết hợp giữa làm việc, vận chuyển hành quân, cất giữ bảo quản và bị gián đoạn trong những trường hợp cần thiết để tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa.

Khai thác pháo gồm: Sử dụng pháo theo đúng chức năng, vận chuyển hành quân, bảo đảm kỹ thuật và cất giữ pháo.

1.3.2.1 Sử dụng pháo theo đúng chức năng là pháo được dùng để huấn luyện bộ đội, trực sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.

1.3.2.2 Vận chuyển hành quân là quá trình di chuyển pháo trong giai đoạn khai thác từ địa điểm này sang địa điểm khác bằng các phương tiện vận tải khác nhau.

1.3.2.3 Bảo đảm kỹ thuật pháo là tổng hợp các hình thức, biện pháp và hoạt động để duy trì và phục hồi tính năng chiến kỹ thuật, độ tin cậy và tuổi thọ của pháo. Bảo đảm kỹ thuật pháo gồm: Chuẩn bị sử dụng; bảo quản; kiểm tra kỹ thuật, kiểm định chất lượng; bảo dưỡng kỹ thuật; sửa chữa và niêm cất.

1.3.2.4 Cất giữ pháo là chế độ mà pháo không làm việc và cũng không có một chế độ vận hành riêng nào của pháo được tiến hành (trừ quay lốp).

1.3.3 Nhà máy, xưởng, trạm và phân đội sửa chữa pháo mặt đất là công trình quốc phòng, đảm bảo bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa các loại pháo mặt đất và được tổ chức thành 3 cấp:

- Nhà máy thực hiện sửa chữa lớn;

- Xưởng thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa vừa;

- Trạm, phân đội thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa nhỏ.

1.3.4 Kho súng pháo, khí tài lục quân là cơ sở kỹ thuật trong hệ thống tổ chức ngành kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam; là nơi cất giữ súng pháo, khí tài, vật tư kỹ thuật của Quân đội. Kho súng pháo, khí tài lục quân có thể gồm một hay nhiều nhà kho và được tổ chức thành 3 cấp:

- Kho súng pháo, khí tài lục quân cấp chiến lược;

- Kho súng pháo, khí tài lục quân cấp chiến dịch;

- Kho súng pháo khí tài lục quân cấp chiến thuật.

1.3.4.1 Nhà kho pháo lâu bền là nhà kho được xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do Cục Quân khí/Tổng cục Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng quy định và theo thiết kế của cơ quan chức năng.

1.3.4.2 Nhà kho pháo tạm là nhà kho quá độ, không bảo đảm tiêu chuẩn của nhà kho lâu bền.

1.3.4.3 Lán tạm chứa pháo là lán che để cất chứa pháo mặt đất một thời gian ngắn.

1.3.5 Bảo quản pháo là tiến hành kiểm tra và lau chùi, bổ sung dầu mỡ... nhằm duy trì chất lượng, đồng bộ, hình thức hiện có của pháo.

1.3.6 Bảo dưỡng kỹ thuật pháo là tiến hành định kỳ hoặc không định kỳ các công việc như: Kiểm tra thay dầu mỡ, điều chỉnh các tham số kỹ thuật, khắc phục hoặc thay thế các chi tiết, phụ tùng bị hư hỏng hay hết tuổi thọ kỹ thuật và thực hiện các nội dung khác theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất và Cục Quân khí/Tổng cục Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng nhằm duy trì tính năng chiến thuật, kỹ thuật, độ tin cậy, phục hồi dự trữ kỹ thuật và phòng ngừa hỏng hóc trong quá trình bảo quản, sử dụng pháo. Bảo dưỡng kỹ thuật pháo có 2 hình thức:

- Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ;

- Bảo dưỡng kỹ thuật không định kỳ.

1.3.7 Sửa chữa pháo là tiến hành tổng hợp các hình thức, biện pháp nhằm khắc phục những hư hỏng, phục hồi và duy trì tính năng chiến thuật, kỹ thuật, tuổi thọ kỹ thuật, độ tin cậy, tính đồng bộ của pháo đã bị tiêu hao hoặc mất đi trong quá trình khai thác. Sửa chữa pháo được phân làm 3 mức:

- Sửa chữa lớn;

- Sửa chữa vừa;

- Sửa chữa nhỏ.

1.3.8 Khu vực bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa pháo là khu vực ngoài trời hoặc trong nhà được phép dùng để lau chùi, tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa pháo.

1.3.9 Trường bắn pháo là khu vực: Không nằm trong quy hoạch xây dựng khu dân cư, các công trình quân sự, dân sự; nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phải xa vùng dân cư, làng mạc, các công trình dân sự, quân sự theo quy định; thuận tiện trong cơ động di chuyển pháo đồng thời thỏa mãn các điều kiện kỹ thuật và an toàn.

1.3.10 Khu vực cảnh giới là khu vực mà những sản phẩm cháy (nổ) sinh ra khi bắn pháo còn đủ cường độ gây tác hại đến người, các công trình và phương tiện.

1.4 Tài liệu viện dẫn

1.4.1 Điều lệ công tác kỹ thuật quân khí Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BQP ngày 17 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

1.4.2 Quy định về kho súng pháo, khí tài lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 03/2011/TT-BQP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

1.4.3 Thông tư số 267/2013/TT-BQP ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quản lý, bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí, khí tài, đạn dược lục quân ở đơn vị.

1.4.4 Quy định quản lý, bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí, khí tài, đạn dược lục quân ở biển đảo ban hành kèm theo Thông tư số 194/2014/TT-BQP ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

1.4.5 Khi các nội dung viện dẫn sử dụng trong quy chuẩn được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành thay thế thì thực hiện theo tài liệu được ban hành mới nhất.

2 Quy định về kỹ thuật

2.1 Pháo mặt đất phải bảo đảm các yêu cầu

2.1.1 Bảo đảm các đặc tính kỹ thuật tối thiểu theo yêu cầu kỹ thuật của pháo mặt đất cấp 2.

2.1.2 Bảo đảm các yêu cầu tối thiểu theo Quy định về kho súng pháo, khí tài lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 03/2011/TT-BQP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2.1.3 Bảo đảm các yêu cầu tối thiểu theo Thông tư số 267/2013/TT-BQP ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định quản lý, bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí, khí tài, đạn dược lục quân ở đơn vị.

2.1.4 Bảo đảm các yêu cầu tối thiểu theo Quy định quản lý, bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí, khí tài, đạn dược lục quân ở biển đảo ban hành kèm theo Thông tư số 194/2014/TT-BQP ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2.2 Phân cấp chất lượng

2.2.1 Cấp 1: Pháo còn mới, chưa qua sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng còn tốt, chưa có hư hỏng, bảo đảm chiến đấu tốt.

2.2.2 Cấp 2: Pháo còn tốt, đã qua sử dụng hoặc đã qua sửa chữa, có thể có hư hỏng nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến sử dụng chiến đấu.

2.2.3 Cấp 3: Pháo có hư hỏng tới mức cần sửa chữa vừa.

2.2.4 Cấp 4: Pháo có hư hỏng tới mức cần sửa chữa lớn.

2.2.5 Cấp 5: Pháo hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc sửa chữa không kinh tế.

2.2.6 Pháo cấp 1, 2, 5 là những cấp chính thức xác định tình trạng kỹ thuật của pháo; pháo cấp 3, 4 là những cấp tạm thời xác định tình trạng kỹ thuật của pháo để tiến hành sửa chữa vừa, sửa chữa lớn. Sau khi sửa chữa xong, căn cứ tiêu chuẩn cụ thể để phân cấp pháo theo các cấp chính thức.

Các pháo có chất lượng cấp 1 hoặc cấp 2 mới được sử dụng huấn luyện, trực sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.

2.3 Yêu cầu với pháo khi sử dụng

2.3.1 Cụm thân pháo

2.3.1.1 Nòng pháo cấp 1, 2 theo quy định tại Phụ lục A; bệ đặt ni-vô cho phép xước lõm nhẹ, nhưng không han gỉ, độ sâu vết xước không lớn hơn 0,05 mm, không ảnh hưởng tới việc đặt ni-vô, bảo đảm song song với trục nòng pháo với sai lệch không lớn hơn 0-00,5 (0,5 ly giác). Độ sâu vết lõm bên ngoài nòng pháo nằm trong phạm vi cho phép theo quy định tại Phụ lục B.

2.3.1.2 Loa hãm lùi, then hãm nòng với hộp khóa nòng, vòng đai lắp hãm lùi, đẩy lên không nứt vỡ. Vạch chuẩn của loa hãm lùi và miệng nòng phải trùng nhau, sai lệch trong phạm vi cho phép. Các vết lồi lõm của loa hãm lùi, vòng đai lắp hãm lùi, đẩy lên có độ sâu không lớn hơn 2 mm nhưng không ảnh hưởng đến độ bên của loa và vòng đai.

2.3.1.3 Phần buồng đạn và rãnh xoắn của pháo khóa nòng then và vành răng đứt đoạn của pháo khóa nòng vít xước nhẹ, mất mạ crôm không lớn hơn 3% diện tích bề mặt, độ sâu không lớn hơn 0,5 mm nhưng không ảnh hưởng đến việc hất vỏ đạn. Độ phình nòng theo quy định tại Phụ lục C.

2.3.2 Bộ phận khóa nòng, bán tự động và phát hỏa

2.3.2.1 Trong phạm vi làm việc của tầm và hướng các bộ phận khóa nòng, bán tự động và phát hỏa làm việc tốt, tin cậy khi đóng mở khóa nòng bằng tay, khi lùi nòng nhân tạo và khi bắn đạn nước.

2.3.2.2 Mặt gương khóa nòng xước gỉ, lồi lõm nhẹ, có độ sâu không lớn hơn 0,3 mm nhưng không ảnh hưởng đến việc đóng mở khóa nòng và hất vỏ đạn. Khe hở giữa mặt gương khóa nòng và đít vỏ đạn, độ nhô kim hỏa và độ sa khóa nòng theo quy định tại Phụ lục D.

2.3.2.3 Móng cần hất vỏ đạn phải tỳ vào gờ đít vỏ đạn nhỏ nhất 1mm. Khi mở khóa nòng, thì kim hỏa phải mắc vào lẫy kim hỏa và mũi kim hỏa tụt vào trong mặt gương khóa nòng.

2.3.3 Bộ phận hãm lùi, đẩy lên và cân bằng

2.3.3.1 Ống hãm lùi, đẩy lên và cân bằng móp méo nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến chuyển động và độ bền của ống. Bề mặt cán hãm lùi, đẩy lên và piston cân bằng xước, mất mạ nhẹ, độ sâu không lớn hơn 0,3 mm và không làm hỏng gioăng bịt dầu, làm rò khí, rò dầu.

2.3.3.2 Bộ phận hãm lùi, đẩy lên và cân bằng không bị rò khí, rò dầu khi kiểm tra thử kín theo quy định; đủ dầu, khí theo quy định tại Phụ lục E, chất lượng tốt, bảo đảm làm việc tốt khi lùi nòng nhân tạo và ổn định khi quay tầm pháo lên xuống.

2.3.4 Máng pháo

Máng pháo cho phép móp méo nhẹ, nhưng không nứt, không ảnh hưởng đến chuyển động của thân pháo và độ bền của máng; miếng đệm giảm va, vòng đệm amiăng không bị hỏng; các chỉ tiêu, vạch số trên thước chỉ độ lùi rõ, sắc nét. Các thông số cơ bản của máng pháo theo quy định tại Phụ lục F.

2.3.5 Cơ cấu tầm, hướng

2.3.5.1 Vành răng - bánh răng tầm, bánh vít - trục vít tầm, trục vít - ren vít hướng không bị sứt mẻ, gãy răng, bị mòn han gỉ không lớn hơn 5% diện tích bề mặt nhưng không ảnh hưởng đến sự làm việc của cơ cấu tầm, hướng.

2.3.5.2 Trong phạm vi làm việc của cơ cấu tầm, hướng: Chuyển động của cơ cấu tầm, hướng trơn đều và vững chắc, không tự trôi tầm, hướng khi pháo ở các mặt phẳng khác nhau.

2.3.5.3 Lực quay, độ rơ, khe hở và phạm vi làm việc của cơ cấu tầm, hướng theo quy định tại Phụ lục G.

2.3.6 Bệ trên, lá chắn

2.3.6.1 Bệ đỡ cơ cấu tầm, hướng, cân bằng và bản trượt mở khóa nòng, lá chắn di động - lá chắn cố định lắp chắc chắn. Trên lá chắn có đầy đủ hộp chứa, khóa hãm để lắp dụng cụ đồng bộ.

2.3.6.2 Bệ trên, lá chắn móp méo, xước nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến chuyển động của khối quay và các bộ phận khác. Khe hở giữa bệ trên và bệ dưới, vết nứt, lỗ thủng của bệ trên và của lá chắn theo quy định tại Phụ lục H.

2.3.7 Bệ dưới, càng pháo, xe pháo và giảm xóc

2.3.7.1 Bệ dưới, càng pháo, la-giăng xe pháo móp méo nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến sự làm việc, độ sâu vết lõm không lớn hơn 2 mm.

2.3.7.2 Thao tác đóng - mở càng pháo dễ dàng, chốt đóng - mở làm việc tốt giữ chắc ở thế hành quân khi khép càng và thế chiến đấu khi mở càng, đóng - mở giảm xóc chắc chắn cả 2 bên càng, khóa hãm và khâu đỡ dụng cụ trên càng tốt; pháo khi cố định ở thế hành quân chắc chắn, đuôi càng không xộc xệch.

2.3.7.3 Bánh xe pháo quay trơn nhẹ, phanh làm việc tốt, lốp pháo bảo đảm chất lượng theo quy định kỹ thuật bánh xe, bánh xe phụ tốt.

2.3.7.4 Các thông số cơ bản của bệ dưới, càng pháo, xe pháo và giảm xóc theo quy định tại Phụ lục I.

2.3.8 Bộ phận máy ngắm

2.3.8.1 Chỉ tiêu, vạch số rõ, thước phân vạch xước gỉ, bong tróc nhẹ không lớn hơn 5 % diện tích bề mặt nhưng không làm mờ, mất chỉ tiêu, vạch số, không cọ vào sát thước phân vạch và ảnh hưởng đến chuyển động của du tiêu. Lò xo khử rơ làm việc tốt, các chỉ tiêu không cọ vào sát thước phân vạch, khe hở giữa chỉ tiêu và ống thước tầm từ 0,1 mm đến 0,4 mm; vít điều chỉnh phải hãm được mấu hãm khi kính ngắm toàn cảnh ở vị trí giữa.

2.3.8.2 Thăng bằng ngang giá ngắm tốt, góc bắn lấy trên máy ngắm và góc bắn thực tế của thân pháo phải thống nhất với nhau (góc bắn của bộ phận góc tà, góc bắn của bộ phận cự ly phải thống nhất với góc bắn thực tế của thân pháo), sai lệch không lớn hơn 0-00,5;

2.3.8.3 Các thông số độ rơ, lỏng, lực quay của các bộ phận máy ngắm theo quy định tại Phụ lục K.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo

    Tài liệu tham khảo khác