Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm THCS, THPT
Ngày 05/04/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT về chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông. Thông tư cso hiệu lực kể từ ngày 22/05/2021.
Theo đó, quy định người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT phải trải qua khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm với thời lượng chương trình như sau:
- Khối học phần chung là 17 tín chỉ, gồm 15 tín chỉ bắt buộc và 02 tín chỉ lựa chọn;
- Khối học phần nhánh gồm 17 tín chỉ nhánh THCS và 17 tín chỉ nhánh THPT.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2021/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2021 |
THÔNG TƯ 12/2021/TT-BGDĐT
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỰC HIỆN BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO NGƯỜI CÓ BẰNG CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH PHÙ HỢP CÓ NGUYỆN VỌNG TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 5 năm 2021. Thông tư này thay thế: Thông tư số 40/2011/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông; Thông tư số 46/2012/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên trung học phổ thông.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỰC HIỆN BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO NGƯỜI CÓ BẰNG CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH PHÙ HỢP CÓ NGUYỆN VỌNG TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Kèm theo Thông tư số: 12/2021/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. Mục đích ban hành chương trình bồi dưỡng
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở (THCS), giáo viên trung học phổ thông (THPT) là căn cứ để các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT theo quy định.
II. Đối tượng áp dụng
1. Những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, cấp THPT có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT.
2. Các tổ chức và cá nhân liên quan có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
III. Mục tiêu chương trình bồi dưỡng
1. Mục tiêu chung
Sau khi hoàn thành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT, người học có những phẩm chất và năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học, giáo dục ở trường THCS/THPT.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1.1. Về phẩm chất nhà giáo
Tôn trọng, tin tưởng vào khả năng học tập và sự thay đổi tích cực của học sinh; sẵn sàng hỗ trợ học sinh trong học tập; cam kết nuôi dưỡng và phát huy tiềm năng của từng học sinh, sẵn sàng tư vấn học sinh về tâm lý học đường, phương pháp học tập tích cực và về lựa chọn, phát triển nghề nghiệp; yêu nghề, tận tâm với nghề; tin tưởng và tự hào về nghề dạy học; ý thức được sự cần thiết của việc tự học, tự nghiên cứu suốt đời đối với nhà giáo.
2.1.2. Về năng lực giáo dục
Thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục đáp ứng các yêu cầu của trường phổ thông; thực hiện được công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức được hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh; biết cách phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
2.1.3. Về năng lực dạy học
Vận dụng được tri thức khoa học chuyên ngành để triển khai dạy học các nội dung của chương trình môn học cấp THCS/THPT; xây dựng được kế hoạch dạy học môn học cấp THCS/THPT đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; xây dựng được kế hoạch bài học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh THCS/THPT và môi trường giáo dục; tổ chức được hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT; đánh giá được quá trình và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT; xây dựng và quản lý được hồ sơ dạy học; ứng dụng được công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học và quản lý học sinh.
2.1.4. Về năng lực định hướng sự phát triển học sinh
Tìm hiểu được đối tượng giáo dục; có khả năng tư vấn, tham vấn giáo dục, hỗ trợ học sinh phát triển cá nhân.
2.1.5. Về năng lực hoạt động xã hội
Thực hiện nghiêm túc những quy định về văn hóa ứng xử và về trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường; tham gia có hiệu quả các hoạt động cộng đồng gắn với giáo dục; hướng dẫn được học sinh tham gia hoạt động cộng đồng gắn với giáo dục.
2.1.6. Về năng lực phát triển nghề nghiệp
Nhận thức đúng về phát triển nghề nghiệp của bản thân; tham gia có hiệu quả hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; xây dựng được đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể trong thực tiễn giáo dục; xây dựng được kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bản thân.
IV. Nội dung chương trình
1. Cấu trúc và thời lượng chương trình
1.1. Cấu trúc chương trình
Chương trình gồm khối học phần chung (phần A) và khối học phần nhánh: khối học phần dành cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS (phần B) hoặc người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT (phần C).
1.2. Thời lượng chương trình
- Khối học phần chung: 17 tín chỉ (TC).
- Khối học phần nhánh: 17 TC nhánh THCS, 17 TC nhánh THPT.
2. Khối học phần chung (phần A)
Thời lượng: 17 tín chỉ, gồm 15 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn.
(01 TC tương đương 15 tiết lý thuyết; 01 tiết lý thuyết tương đương với 02 tiết thảo luận, thực hành).
Mã học phần | Tên học phần | Thời lượng | ||
Số tín chỉ | Số tiết dạy trên lớp | |||
Số tiết lý thuyết | Số tiết thảo luận, thực hành | |||
Học phần bắt buộc (15 TC) | ||||
A1 | Tâm lý học giáo dục | 2 | 20 | 20 |
A2 | Giáo dục học | 2 | 15 | 30 |
A3 | Lý luận dạy học | 2 | 15 | 30 |
A4 | Đánh giá trong giáo dục | 2 | 15 | 30 |
A5 | Quản lý nhà nước về giáo dục | 2 | 20 | 20 |
A6 | Giao tiếp sư phạm | 2 | 10 | 40 |
A7 | Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm | 3 | 0 | 90 |
Học phần tự chọn (02 TC, chọn 01 trong số 10 học phần) | ||||
A8 | Hoạt động giáo dục ở trường phổ thông | 2 | 15 | 30 |
A9 | Kỷ luật tích cực | 2 | 15 | 30 |
A10 | Quản lý lớp học | 2 | 15 | 30 |
A11 | Kỹ thuật dạy học tích cực | 2 | 10 | 40 |
A12 | Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học | 2 | 10 | 40 |
A13 | Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng | 2 | 10 | 40 |
A14 | Tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở trường phổ thông | 2 | 10 | 40 |
A15 | Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống | 2 | 10 | 40 |
A16 | Giáo dục vì sự phát triển bền vững | 2 | 15 | 30 |
A17 | Xây dựng môi trường giáo dục | 2 | 15 | 30 |
3. Khối học phần nhánh THCS/THPT (phần B/C)
Khối học phần nhánh THCS (phần B) và Khối học phần nhánh THPT (phần C) có cấu trúc thống nhất và cùng thời lượng. Kí hiệu “THCS/THPT”, “B/C” mô tả sự phân nhánh.
Thời lượng mỗi khối học phần nhánh THCS/THPT: 17 tín chỉ, gồm 09 TC lựa chọn theo môn học, 06 TC thực hành, thực tập bắt buộc ở trường phổ thông và 02 TC tự chọn.
Nhánh THCS (phần B) | Nhánh THPT (phần C) | Thời lượng | ||||||
Số tín chỉ | Số tiết dạy trên lớp | |||||||
Mã học phần | Tên học phần | Mã học phần | Tên học phần | Số tiết lý thuyết | Số tiết thảo luận, thực hành | |||
Học phần lựa chọn theo môn học (09 TC) Người học có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với 01 môn học cụ thể ở trường THCS/THPT thì cần đăng ký học nhóm học phần lựa chọn tương ứng (09 TC) để học tập, rèn luyện và phát triển năng lực dạy học môn học đó. Học phần lựa chọn theo môn học (09 TC) Học phần lựa chọn theo môn học (09 TC) Học phần lựa chọn theo môn học (09 TC) Học phần lựa chọn theo môn học (09 TC) Học phần lựa chọn theo môn học (09 TC) Học phần lựa chọn theo môn học (09 TC) | ||||||||
B1 | Phương pháp dạy học [tên môn học] ở trường THCS | C1 | Phương pháp dạy học [tên môn học] ở trường THPT | 2 | 15 | 30 | ||
B2 | Xây dựng kế hoạch dạy học [tên môn học] ở trường THCS | C2 | Xây dựng kế hoạch dạy học [tên môn học] ở trường THPT | 2 | 10 | 40 | ||
B3 | Tổ chức dạy học [tên môn học] ở trường THCS | C3 | Tổ chức dạy học [tên môn học] ở trường THPT | 2 | 10 | 40 | ||
B4 | Thực hành dạy học [tên môn học] cấp THCS ở trường sư phạm | C4 | Thực hành dạy học [tên môn học] cấp THPT ở trường sư phạm | 3 | 0 | 90 | ||
Học phần thực hành, thực tập bắt buộc ở trường phổ thông (06 TC) | ||||||||
B5 | Thực hành kỹ năng giáo dục ở trường THCS | C5 | Thực hành kỹ năng giáo dục ở trường THPT | 2 | 0 | 04 buổi/tuần x 5 tuần | ||
B6 | Thực tập sư phạm 1 ở trường THCS | C6 | Thực tập sư phạm 1 ở trường THPT | 2 | 0 | 05 ngày/tuần x 5 tuần | ||
B7 | Thực tập sư phạm 2 ở trường THCS | C7 | Thực tập sư phạm 2 ở trường THPT | 2 | 0 | 05 ngày/tuần x 5 tuần | ||
Học phần tự chọn (02 TC, chọn 01 trong số 03 học phần) | ||||||||
B8 | Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS | C8 | Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT | 2 | 15 | 30 | ||
B9 | Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCS | C9 | Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THPT | 2 | 10 | 40 | ||
B10 | Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường THCS | C10 | Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường THPT | 2 | 15 | 30 |
...............
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết