Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ

Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đào tạo tiến sĩ và quản lý hoạt động chương trình đào tạo tiến sĩ. Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 18/5/2017 và thay thế Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT và Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT.

1. Điều kiện tuyển sinh chương trình đào tạo tiến sĩ

Thông tư 08/BGDĐT phân chia kết cấu chương trình bao gồm: học phần bổ sung (giúp nghiên cứu sinh đủ trình độ và kiến thức để thực hiện nghiên cứu đề tài), học phần ở trình độ tiến sĩ và luận án tiến sĩ.

Thông tư 08/2017 của BGTVT cũng quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển trình độ tiến sĩ như sau:

+ Có bằng thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học bằng Giỏi trở lên.

+ Là tác giả của 1 bài báo/ báo cáo liên quan đến đề tài sắp nghiên cứu trong thời trong thời hạn 3 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

+ Là công dân Việt Nam; có chứng chỉ chứng minh được năng lực ngoại ngữ của người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ, có thể là một trong những minh chứng sau: Bằng Đại học hoặc Bằng Thạc sĩ nước ngoài; chứng chỉ TOEFL iBT 45 trở lên, IELTS 5.0 trở lên trong thời hạn 2 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển;...

+ Là công dân nước ngoài có trình độ tiếng việt Bậc 4 trở lên;

+ Ngoài ra còn đáp ứng về thời gian kinh nghiệm tùy từng ngành dự tuyển.

2. Luận án tiến sĩ và bảo vệ luận án tiến sĩ

Thông tư 08/TT-BGTVT quy định về yêu cầu đối luận án tiến sĩ: là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh ở lĩnh vực chuyên môn có giá trị khoa học cao. Luận án tiến sĩ phải tuân thủ quy định pháp luật về Quyền sở hữu trí tuệ.

Cũng theo Thông tư 08 năm 2017, nghiên cứu sinh phải thực hiện việc đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn trước khi luận án được đề nghị đưa ra ở Hội đồng đánh giá luận án cấp trường.

Khi luận án được đưa ra đánh giá ở Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, luận án phải phải được gửi lấy ý kiến của 2 phản biện độc lập (là chuyên gia có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học; không có quan hệ ruột thịt với nghiên cứu sinh và không phải là người hướng dẫn thực hiện luận án). Luận án được đánh giá bằng việc bỏ phiếu; nếu có từ 2 thành viên Hội đồng đánh giá luận án bỏ phiếu không tán thành thì luận án sẽ không được thông qua.

3. Điều kiện để nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sĩ:

Theo đó, Thông tư 08/TT-BGTVT năm 2017 quy định điều kiện cấp bằng tiến sĩ như sau:

- Luận án được thông qua đủ 3 tháng bởi Hội đồng đánh giá luận án cấp trường;

- Đã thực hiện xong việc sửa đổi, bổ sung luận án theo yêu cầu của người có thẩm quyền nếu có;

- Luận án được đăng trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và nộp toàn văn luận án và tóm tắt luận án lên Thư viện Quốc gia Việt Nam.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 08/2017/TT-BGDĐTHà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2017

THÔNG TƯ 08/2017/TT-BGDĐT
BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học;

Căn cứ Quyết định số 418/QĐ -TTg ngày 17 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính quy định liên quan đến tuyển sinh, đào tạo trình độ tiến sĩ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 5 năm 2017 và thay thế Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ và Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ hoặc được phép đào tạo trình độ tiến sĩ chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- UBVHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Bùi Văn Ga

Chia sẻ bởi: 👨 Download.vn
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm