Thông tư 03/2016/TT-BNV Quy định thành lập hoạt động hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập
Ngày 25/05/2017, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 03/2016/TT-BNV hướng dẫn thành lập và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, quy định thủ tục thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập được Thông tư số 03/2016/BNV quy định như sau:
- Đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 03 năm 2016 lập hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Điều 6 Thông tư số 03/2016/TT-BNV để được xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý. Hồ sơ đề nghị gồm:
+ Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý;
+ Đề án thành lập Hội đồng quản lý;
+ Dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý; trong đó, xác định rõ mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên;
+ Các tài liệu liên quan chứng minh đủ các điều kiện theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2016 của Bộ Nội vụ;
+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập Hội đồng qu
Nôị dung Thông tư số 03/2016/TT-BNV
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2016/TT-BNV | Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2016 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư hướng dẫn về thành lập và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn chung về thủ tục thành lập, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và phê duyệt quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi tắt là các Bộ, cơ quan Trung ương);
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);
c) Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan đến việc thành lập và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Thông tư này không áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Điều 2. Nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập
1. Nguyên tắc thành lập
a) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải thành lập Hội đồng quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng trong quá trình hoạt động của đơn vị;
b) Căn cứ vào điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý và pháp luật chuyên ngành, trường hợp cần thiết, các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc thành lập Hội đồng quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
2. Điều kiện thành lập
Các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ điều kiện được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp và được cơ quan có thẩm quyền công nhận, quyết định giao tài sản theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Thẩm quyền hướng dẫn về Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hướng dẫn cụ thể việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Chương II
THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Điều 4. Thủ tục thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập
1. Đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này lập hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Thông tư này để được xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý;
b) Đề án thành lập Hội đồng quản lý;
c) Dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý; trong đó, xác định rõ mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên;
d) Các tài liệu liên quan chứng minh đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này;
đ) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập Hội đồng quản lý;
e) Các giấy tờ có liên quan khác (nếu có).
2. Cơ quan, tổ chức thẩm định
a) Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ là tổ chức thẩm định đối với việc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan Trung ương;
b) Sở Nội vụ là cơ quan thẩm định đối với việc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư này và văn bản đề nghị thành lập, văn bản thẩm định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Thông tư này xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 5. Đề án thành lập Hội đồng quản lý
1. Đề án thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập do đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng, trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập.
2. Nội dung Đề án, bao gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý;
b) Vị trí, chức năng;
c) Nhiệm vụ và quyền hạn;
d) Cơ cấu tổ chức;
đ) Dự kiến phương án nhân sự của Hội đồng quản lý;
e) Kiến nghị của cơ quan xây dựng đề án thành lập Hội đồng quản lý (nếu có);
g) Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực sự nghiệp.
Điều 6. Thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập và phê duyệt quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương quyết định thành lập và phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan Trung ương quản lý.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.