Cách vẽ bản đồ tư duy đẹp và sáng tạo với Mind map

Hướng dẫn các bước lập bản đồ tư duy

Vẽ bản đồ tư duy đẹp với Mind map là một trong những phương pháp vẽ bản đồ tư duy đơn giản nhất hiện nay. Với Mind map việc sáng tạo ra một bản đồ tư duy sẽ không còn là khó khăn với bất cứ ai khi bắt đầu.

Mind map là công cụ tạo bản đồ tư duy phổ biến nhất hiện nay, chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với các tính năng cơ bản nhất, từ việc lên ý tưởng đến cách triển khai sáng tạo một bản đồ tư duy đều khá đơn giản. Người dùng sẽ được hướng dẫn chi tiết với từng thao tác khi bắt đầu, sau đó dần triển khai ý tưởng của mình bằng những nét vẽ chia nhánh tạo nên sự đơn giản cho một ý tưởng phức tạp. Với bản đồ tư duy tất cả sẽ được tóm tắt thông qua các nhánh vẽ vô cùng dễ hiểu theo cách dưới đây.

Cách vẽ bản đồ tư duy đẹp và sáng tạo với Mind map

Bản đồ tư duy không còn xa lạ với nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp như thế nào thì chưa hẳn ai cũng biết. Hãy cùng Download.vn tìm hiểu nhé!

Cách vẽ mindmap đẹp

Làm việc khoa học, biết cách lập kế hoạch triển khai công việc, phát triển dự án hợp lý là bí quyết để thành công trong xã hội hiện đại. Sự ra đời của bản đồ tư duy - mindmap đã giúp việc đó trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Nếu như trước đây, phần lớn mọi người nghĩ tới vấn đề nào đó đều liệt kê mọi suy nghĩ liên quan ra giấy, sau đó, mới tổng hợp lại. Phương pháp vẽ sơ đồ tư duy ra đời giúp bạn tiết kiệm thời gian và khắc phục điểm yếu của cách làm trên. Về cơ bản, nó sắp xếp và liên kết ý tưởng theo logic và trực quan nhất. Sau khi hoàn thành sơ đồ, bạn sẽ biết ngay bản thân cần phải làm gì để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Ngày nay, cách làm mindmap đẹp đã trở nên đơn giản hơn nhiều nhờ sự ra đời của các phần mềm chuyên dụng, nổi bật là iMindMap do chính “cha đẻ” của phương pháp này phát triển.

Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy đẹp

Một sơ đồ tư duy bao gồm nhiều yếu tố. Dưới đây là mọi điều bạn cần biết để có cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp, sáng tạo.

1. Mind map là gì?

Biểu đồ tư duy

Mind map hay bản đồ tư duy là một công cụ suy nghĩ trực quan có thể áp dụng cho mọi chức năng nhận thức, đặc biệt là trí nhớ, học tập, sáng tạo và phân tích. Mind map là một quá trình bao gồm sự kết hợp khác nhau giữa hình ảnh, màu sắc và sự sắp xếp không gian-thị giác. Kỹ thuật này lập bản đồ những suy nghĩ của bạn, sử dụng các từ khóa mà kích thích sự liên kết trong não để phát triển những ý tưởng khác.

Mind map có thể vẽ bằng tay hoặc sử dụng phần mềm iMindMap được chính Tony Buzan - cha đẻ của ý tưởng này tạo ra. Khi tạo một bản đồ tư duy, có nhiều yếu tố để cân nhắc, bao gồm hình ảnh bản đồ trung tâm, các nhánh, màu sắc, từ khóa và những hình ảnh khác.

Gợi ý một số cách dùng sơ đồ tư duy

Brainstorm

Brainstorm là một hoạt động phát triển ý tưởng mới hiệu quả. Các khái niệm được đưa ra trong quá trình này giúp bạn giải quyết những vấn đề cụ thể và bắt đầu thực hiện những đổi mới cần thiết. Tuy nhiên, brainstorm trong nhóm đôi khi hỗn loạn, lúc này, bạn cần tới sự trợ giúp của sơ đồ tư duy.

Lưu giữ thông tin

Với quá nhiều suy nghĩ, ý tưởng trong đầu, bạn dễ quên nhiệm vụ. Nếu vẽ bản đồ tư duy, bạn không lo điều đó. Đây là hình thức ghi nhớ thông tin cực kỳ hiệu quả.

Sáng tạo nội dung

Bất kỳ công việc sáng tạo nội dung nào cũng cần có bố cục hợp lý, và sơ đồ tư duy sinh ra để làm việc đó. Nó cho phép bạn tạo lưu đồ hoàn chỉnh, chứa tất cả các quá trình liên quan.

2. Các bước để vẽ một sơ đồ tư duy

Tạo một ý tưởng trung tâm

Bước 1: Tạo một ý tưởng trung tâm

Ý tưởng trung tâm hay ý tưởng chính là điểm bắt đầu của bản đồ tư duy và tượng trưng cho chủ đề mà bạn chuẩn bị khám phá.

Tạo một ý tưởng trung tâm

Ý tưởng trung tâm của bạn nên được đặt ở vị trí trung tâm của trang và bao gồm một hình ảnh đại diện cho chủ đề của Mind map. Điều này thu hút sự chú ý và phát triển các ý tưởng khác, vì bộ não của chúng ta phản hồi tốt hơn với sự kích thích về thị giác.

Hãy dành thời gian để cá nhân hóa ý tưởng chính của bạn cho dù bạn tạo bằng vẽ tay hay trên máy tính, sẽ tăng cường kết nối bạn có với nội dung trong bản đồ tư duy.

Bước 2: Thêm các nhánh cho bản đồ

Thêm các nhánh cho bản đồ

Bước tiếp theo là tạo các nhánh. Các nhánh chính chảy từ hình ảnh trung tâm là những chủ đề quan trọng. Bạn có thể khám phá mỗi chủ đề hoặc nhánh chính sâu hơn bằng cách thêm các nhánh con.

Vẻ đẹp của bản đồ tư duy là bạn có thể liên tục thêm các nhánh mới mà không bị giới hạn bởi một vài lựa chọn. Hãy nhớ rằng, cấu trúc của Mind Map sẽ được tạo ra một cách tự nhiên khi bạn thêm nhiều ý tưởng và bộ não tự do đưa ra nhiều ý mới từ các khái niệm khác nhau.

Bước 3: Thêm từ khóa

Thêm từ khóa

Khi bạn thêm một nhánh vào bản đồ tư duy, bạn sẽ cần thêm cả một ý tưởng chính. Quy tắc quan trọng của việc tạo bản đồ tư duy là sử dụng một từ cho một nhánh. Giữ một từ cho một số lượng liên kết lớn tốt hơn là sử dụng nhiều từ hoặc nhiều cụm từ.

Chẳng hạn như, nếu bạn cho cụm từ “Bữa tiệc sinh nhật” vào một nhánh thì bạn sẽ bị giới hạn trong khía cạnh bữa tiệc. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ sử dụng từ khóa “Sinh nhật”, bạn có thể phát triển và khám phá thêm từ khóa bữa tiệc, cũng như các từ khóa khác như bánh ngọt, quà tặng...

Một từ mỗi nhánh cũng mang lại hiệu quả tốt hơn cho các mẩu thông tin từ chủ đề chính. Sử dụng các từ khóa kích thích não của bạn và cho phép bạn ghi nhớ một số lượng lớn thông tin. Điều này được chứng minh bởi Farrand, Hussain và Hennessy (2002), những người đã phát hiện ra rằng các sinh viên y khoa đã sử dụng Mind map tăng 10% trí nhớ dài hạn cho các thông tin thực tế.

Bước 4: Phân màu cho các nhánh

Phân màu cho các nhánh

Bản đồ tư duy khuyến khích não bộ suy nghĩ vì nó mang đến một lượng lớn kỹ năng vỏ não từ tư duy, con số đến sáng tạo và đặc biệt.

Việc chồng chéo các kỹ năng như vậy làm cho não của bạn hiệp lực hơn và duy trì mức độ làm việc tối ưu của bộ não. Giữ cho các kỹ năng vỏ não này tách rời khỏi nhau không giúp cho sự phát triển của não bộ trong khi Mind map đang cố gắng làm điều đó.

Một ví dụ về việc cả bộ não cùng suy nghĩ là màu mã hóa Mind map của bạn. Màu sắc liên kết thị giác với tư duy và giúp cho não bộ của bạn tạo ra các phím tắt tinh thần. Điều này cho phép bạn phân loại, highlight, phân tích thông tin và xác định nhiều kết nối mà trước đây chưa từng được phát hiện. Màu sắc cũng làm cho các hình ảnh hấp dẫn và bắt mắt hơn khi so sánh với những hình ảnh đơn sắc.

Bước 5: Bao gồm hình ảnh

Bao gồm hình ảnh

Hình ảnh có sức mạnh truyền đặt nhiều thông tin hơn một từ, một câu hay thậm chí cả một đoạn văn. Chúng được não bộ xử lý ngay lập tức và đóng vai trò kích thích thị giác để gợi nhớ lại thông tin. Hơn thế nữa, hình ảnh là ngôn ngữ toàn cầu mà có thể giúp tất cả mọi người đến từ các đất nước khác nhau trên thế giới vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ.

Bản đồ tư duy hoàn chỉnh

Chúng ta đã học cách xử lý hình ảnh từ khi còn nhỏ. Theo Margulies (1991), trước khi trẻ nhỏ học một ngôn ngữ, chúng hình dung hình ảnh trong tâm trí liên quan đến các khái niệm. Do đó, Mind map tối đa hóa mạnh mẽ tiềm năng của hình ảnh.

Trong thời đại công nghệ thông tin, khi hầu hết mọi người điều sở hữu ít nhất một thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng thì việc tận dụng những thiết bị đó mang lại sự tiện lợi không hề nhỏ. Để luyện tập và lập bản đồ tư duy cho bản thân, bạn không cần phải mang theo giấy bút mọi lúc mọi nơi, mà chỉ cần tải xuống và sử dụng phần mềm iMindMap. Bạn có thể khám phá các tính năng lấy cảm hứng được thiết kế để nâng cao sự linh hoạt cũng như năng xuất của bản thân.

Cách vẽ mindmap đẹp

Có thể nói Mind map là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, giúp tăng khả năng ghi nhớ, tư duy, phân tích hay tổng hợp thông tin của một vấn đề nào đó. Biết cách lập và tận dụng bản đồ tư duy sẽ giúp bạn rất nhiều trong học tập cũng như công việc.

  • 34.721 lượt xem
👨 Vy Vy Cập nhật: 01/10/2024
Xem thêm: iMindMap Sơ đồ tư duy Cách vẽ Sơ đồ tư duy
Sắp xếp theo
👨