Văn mẫu lớp 10: Suy nghĩ về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác (Dàn ý + 4 Mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác tổng hợp 4 mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó các bạn học sinh có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận, giọng điệu văn thích hợp, để sau đó nó trở thành kiến thức tâm đắc của chính mình.

TOP 4 bài suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đỗ lỗi cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, sẽ giúp các em học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Bên cạnh đó để nâng cao kỹ năng viết văn nghị luận xã hội các bạn xem thêm nghị luận về hiện tượng nghiện Tiktok của giới trẻ hiện nay.

Dàn ý nghị luận vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Nhận lỗi: sẵn sàng đứng ra nhận trách nhiệm của mình khi làm sai hoặc làm chưa tốt công việc được giao và có biện pháp, phương án sửa đổi để tốt lên từng ngày.

Đổ lỗi: khi mình làm sai nhưng không dám nhận, ngược lại tìm lí do, tìm cách né tránh, cho là trách nhiệm của người khác để bản thân không phải chịu khiển trách.

Nhận lỗi và đổ lỗi là hai trạng thái trái ngược nhau, đối lập nhau, chúng ta cần học cách can đảm nhận lỗi thay vì tìm cách đổ lỗi cho người khác và có biện pháp sửa đổi lỗi lầm của bản thân.

b. Phân tích

Mỗi người chúng ta ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm dù là vô tình hay cố ý. Việc nhận lỗi không chỉ giúp bản thân ta nhìn nhận trực tiếp lỗi lầm của mình mà còn giúp chúng ta kiểm điểm lại bản thân, có biện pháp giải quyết, khắc phục những lỗi lầm đó sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn, có nhiều bài học hơn.

Việc đổ lỗi cho người khác đầu tiên sẽ khiến hình ảnh chúng ta xấu đi trong mắt mọi người. Đổ lỗi là khi ta không dám nhìn thẳng vào sự thật, không dám nhìn vào sai lầm của bản thân, từ đó không có cách sửa đổi và bản thân sẽ phát triển theo cách tiêu cực hơn.

Có lỗi lầm mới có bài học, hãy đối diện với những lỗi lầm một cách dũng cảm nhất, trực diện nhất để sửa đổi và khiến mình hoàn thiện hơn mỗi ngày.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người dám nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm, trưởng thành hơn để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Liên hệ bản thân

Là người học sinh, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta không chỉ phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạo đức mà cần cố gắng nhiều hơn nữa trong việc dũng cảm với bản thân, dám nghĩ dám làm, dám đứng lên nhận lỗi sai và có ý thức sửa chữa lỗi lầm để hoàn thiện hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.

Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, chúng ta không thể lường trước được những việc có thể xảy ra. Có những lúc bản thân ta tưởng đang làm tốt công việc rồi nhưng đó lại là con đường sai dẫn ta đến những lỗi lầm. Trong những trường hợp này, vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác được đưa ra và bình luận hàng đầu.

Nhận lỗi là việc chúng ta sẵn sàng đứng ra nhận trách nhiệm của mình khi làm sai hoặc làm chưa tốt công việc được giao và có biện pháp, phương án sửa đổi để tốt lên từng ngày. Còn đổ lỗi lại là khi mình làm sai nhưng không dám nhận, ngược lại tìm lí do, tìm cách né tránh, cho là trách nhiệm của người khác để bản thân không phải chịu khiển trách. Nhận lỗi và đổ lỗi là hai trạng thái trái ngược nhau, đối lập nhau, chúng ta cần học cách can đảm nhận lỗi thay vì tìm cách đổ lỗi cho người khác và có biện pháp sửa đổi lỗi lầm của bản thân.

Mỗi người chúng ta ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm dù là vô tình hay cố ý. Việc nhận lỗi không chỉ giúp bản thân ta nhìn nhận trực tiếp lỗi lầm của mình mà còn giúp chúng ta kiểm điểm lại bản thân, có biện pháp giải quyết, khắc phục những lỗi lầm đó sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn, có nhiều bài học hơn. Ngược lại, việc đổ lỗi cho người khác đầu tiên sẽ khiến hình ảnh chúng ta xấu đi trong mắt mọi người. Đổ lỗi là khi ta không dám nhìn thẳng vào sự thật, không dám nhìn vào sai lầm của bản thân, từ đó không có cách sửa đổi và bản thân sẽ phát triển theo cách tiêu cực hơn. Có lỗi lầm mới có bài học, hãy đối diện với những lỗi lầm một cách dũng cảm nhất, trực diện nhất để sửa đổi và khiến mình hoàn thiện hơn mỗi ngày.

Là người học sinh, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta không chỉ phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạo đức mà cần cố gắng nhiều hơn nữa trong việc dũng cảm với bản thân, dám nghĩ dám làm, dám đứng lên nhận lỗi sai và có ý thức sửa chữa lỗi lầm để hoàn thiện hơn. Hãy coi lỗi lầm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống để bản thân mình đối diện nhẹ nhàng hơn cũng như thoải mái tinh thần hơn trong việc giải quyết hậu quả của những lỗi lầm đó.

Cuộc sống vốn ngắn ngủi, hãy học cách chấp nhận và đối diện với lỗi lầm để hoàn thiện bản thân theo chiều hướng tốt đẹp nhất. Mỗi ngày cố gắng nhiều hơn một chút trong cuộc sống, ta nhất định sẽ trở nên ưu tú hơn và đóng giúp nhiều giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc đời.

Nghị luận về hiện tượng đổ lỗi cho người khác

Trong cuộc sống, không ai tránh khỏi việc mắc phải những sai lầm. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải biết chấp nhận lỗi và sửa chữa, thay vì đổ lỗi cho người khác. Đổ lỗi là một thói quen xấu mà chúng ta cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù lớn hay nhỏ, điều quan trọng là tự xem xét và tự đánh giá bản thân. Những sai lầm trong cuộc sống thường bắt nguồn từ chính chúng ta, do đó chúng ta phải có khả năng nhận lỗi và sửa chữa để trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Việc đổ lỗi là kết tập của nhiều thói quen xấu khác nhau. Chúng ta cần nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ để nhận ra sai lầm của mình. Nếu chúng ta chỉ biết đổ lỗi, chúng ta sẽ không bao giờ tiến bộ. Hãy tưởng tượng một người suốt đời chỉ biết trách phạt người khác, liệu họ có thể trở nên kiên cường và vững chắc trước những khó khăn của cuộc sống? Nếu chỉ biết đổ lỗi, chúng ta sẽ không thể phát triển và không ai muốn ở bên cạnh một người luôn tránh trách nhiệm. Khi chúng ta biết chấp nhận lỗi, cuộc sống trở nên yên bình hơn rất nhiều, không gây phiền toái hay căng thẳng cho người khác trong giao tiếp.

Người thường đổ lỗi là những người không nhìn thấy điểm yếu của bản thân, luôn cho rằng mình đúng và đổ lỗi cho người khác sau mỗi thất bại. Một lời xin lỗi không làm chúng ta trở nên yếu đuối, mà ngược lại, nó thể hiện sự trưởng thành. Việc nhận lỗi và sửa chữa không làm chúng ta suy yếu, mà ngược lại, nó giúp chúng ta hoàn thiện và trở nên tốt hơn.

“Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả người tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp” - Benjamin Franklin. Hãy luôn cố gắng nhận lỗi và sửa chữa, để chúng ta ngày càng hoàn thiện và trở nên tốt đẹp hơn. Điều này không chỉ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn, mà còn mang lại sự hoàn thiện cho bản thân, để cuộc sống trở nên tốt hơn và thuận lợi hơn.

Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi

Cổ nhân có câu: "Nhân bất thập toàn", tức là trong cuộc sống, không ai sinh ra đã là hoàn hảo, sai lầm là biểu hiện thường thấy của con người. Sẽ có những sai lầm giúp con người hướng đến thành công, và cũng sẽ có những sai lầm sẽ người ta gục ngã. Dẫu cho bạn có một người bình thường hay là một vĩ nhân của nhân loại thì việc gặp những sai lầm trong cuộc sống cũng vẫn xảy đến. Khi có sai lầm thì lời xin lỗi sẽ luôn là hành động thực tế giúp hạn chế phần nào đó những hậu quả đáng tiếc xảy ra, đồng thời phần nào xoa dịu được tâm hồn người bị tổn thương.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc một người mở lời xin lỗi thường sẽ khó hơn so với việc họ đổ lỗi. "Đổ lỗi" được hiểu là hành vi của một người đang cố tình chối bỏ sai lầm của mình bằng cách viện ra đủ lý do khách quan hay thậm chí tồi tệ hơn là họ đổ lỗi sai cho một cá nhân khác. Điều đáng buồn là hiện tượng đổ lỗi này lại thường xuyên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Còn "nhận lỗi" được hiểu là hành động tự nhìn nhận về cái sai của bản thân, là sự chia sẻ đối với người bị tổn thương, thiệt hại và cụ thể hóa bằng lời xin lỗi. Việc biết nhận lỗi là thể hiện sự mong muốn được đền bù và mong muốn được tha thứ.

Trong đời sống, sẽ có những lúc con người ta sẽ gặp những tình huống éo le và phạm phải sai lầm theo từng mức độ khác nhau, việc nhận lỗi và sửa chữa chúng sẽ khiến bản thân ta tốt hơn từng ngày, hoàn thiện nhân cách và đồng thời lấy lại niềm tin của người khác với mình. Lỗi lầm sẽ khiến cho cuộc sống của chúng ta đi theo chiều hướng tiêu cực như: gây tổn thương cho người khác, làm mất đi niềm tin, khiến cho bản thân cảm thấy day dứt, ân hận, ... Nhưng việc ta biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi sẽ giúp cho những cảm xúc tiêu cực sẽ được giảm bớt và tạo dựng thêm nhiều bài học bổ ích. Người biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm sẽ là người có cái nhìn nhận thực tế vào đời sống cũng như nhận được sự đánh giá cao của người khác. Người biết nhận lỗi sẽ là người có bản lĩnh, bởi họ biết bước ra khỏi "cái tôi" của chính mình để phát triển bản thân theo một chiều hướng tốt đẹp hơn, họ xứng đáng được tin tưởng, được tha thứ và được noi gương. Tuy nhiên, trong xã hội thì vẫn còn rất nhiều những cá nhân khi mắc sai lầm lại lựa chọn phương án giải quyết là đổ lỗi, chối bỏ trách nhiệm của mình về sự sai sót đó; hay có những người vì lợi ích của bản thân mà cố tình gây ra tổn thương cho người khác; hay có khi là đổ lỗi lầm cho một cá nhân không liên quan nào đó; ... Những con người như thế rất đáng bị xã hội lên án, chỉ trích.

Chúng ta chỉ được sống một lần trên đời, khi còn cơ hội thì hãy cố gắng hoàn thiện và phát triển bản thân để có thể trở thành một người có đạo đức, có trách nhiệm, biết nói cảm ơn và biết nói xin lỗi đúng thời điểm, đúng con người để phấn đấu thành một công dân có ích cho xã hội.

Nghị luận về hiện tượng đổ lỗi và nhận lỗi cho người khác

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh đã là người hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường gặp phải trong cuộc sống con người. Có những sai lầm thì mới có được trái ngọt, những thành công.

Từ con người bình thường đến các nhà đạo lí đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Và lời xin lỗi luôn là một hành động chuẩn mực, cần thiết trong cuộc sống chúng ta mà ai cũng cần phải biết. Lời xin lỗi thực sự cần thiết mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

“Đổ lỗi” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, đùn đẩy trách nhiệm hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.

“Nhận lỗi” là hành động tự nhận khuyết điểm, tự giải quyết vấn đề và nhận ra sai lầm của mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù và khi nhận ra lỗi lầm cần được tha thứ.

Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đã từng mắc phải sai lầm nào đó, vậy các bạn sẽ làm gì và phải làm gì trong trường hợp đó? Các bạn sẽ trân thành đối diện với sự thật và nhận lỗi hay trở thành một kẻ hèn nhát trốn tránh và đổ tội cho người khác vì không muốn mọi người chỉ trích phán xét mình? Mình nghĩ rằng tất cả các bạn ngồi đây đã có những lần tự biến mình thành kẻ hèn nhát. Mình cũng đã từng như vậy, đã từng trở nên nhu nhược như thế.

Thay vì chịu trách nhiệm trước hành động của bản thân, họ luôn đùn đẩy đổ thừa cho hoàn cảnh và những người xung quanh, không dám đứng ra nhận lỗi. Câu cửa miệng của họ mỗi khi bị người khác hỏi về lỗi lầm phạm phải là “Tại vì…”, tại thế nọ, tại thế kia. Đó chính là sự tôn trọng với bản thân cũng như thiếu sự tôn trọng đối với người khác.

Vậy các bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao bản thân cũng biết đó là sai nhưng lại sẵn sàng nói dối, đổ lỗi cho người khác để bao biện cho hành động của mình hay chưa? Theo mình, nguyên nhân xuất phát từ việc mỗi người không thể tìm được phương án giải quyết cho các vấn đề của bản thân mắc phải.

Chúng ta sẵn sàng phủi bỏ trách nhiệm và đùn đẩy cho người khác để không phải gánh vác và xử lí vấn đề xảy ra. Ngoài ra, nó còn cho thấy ý thức kém về bản thân cũng như khả năng đối mặt với sự thật và mọi người xung quanh.

Lâu dần, chúng ta sẽ hình thành một thói quen xấu là đổ lỗi cho người khác, tự tạo ra một thói quen xấu để bảo vệ cho cái “tôi” mỏng manh của chính mình. Đổ lỗi cho người khác một cách thường xuyên sẽ khiến bạn đánh mất đi khả năng chịu trách nhiệm trong mọi vấn đề, có cái nhìn xấu trong mắt người khác; không thể trưởng thành, học hỏi từ những vấp ngã, sai lầm trong cuộc sống.

Đó là lý do vì sao chúng ta phải học hỏi, trau dồi thay đổi mỗi ngày. Khi dám thay đổi, đúng ra nhận lỗi, bạn sẽ có một tâm thế thoải mái, giải thoát bản thân khỏi những lo lắng hoặc những ánh mắt không tốt của mọi người.

Hơn nữa, bạn sẽ nhìn nhận được khả năng xử lí tình huống của bản thân đối với hoàn cảnh hiện tại và trong những tình huống sắp tới. Phát huy được những điều này, bạn sẽ dần từ bỏ được thói quen đổ lỗi cho người khác vì hành động của mình.

Mình mong rằng các bạn ngồi đây sẽ có được những nhận thức đúng đắn về hậu quả của mọi vấn đề khi đổ lỗi cho người khác. Hãy tự hoàn thiện bản thân, sửa đổi, rèn luyện mình mỗi ngày. Chỉ khi làm được điều đó, cuộc sống của chúng ta mới trở nên tươi đẹp, tràn đầy ý nghĩa, niềm vui và sự thương yêu trong cuộc sống!

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 156
  • Lượt xem: 53.842
  • Dung lượng: 149,8 KB
Sắp xếp theo