Sinh học 11 Bài 25: Thực hành Nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo trang 165
Giải Sinh 11 Bài 25: Thực hành Nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 165.
Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo Bài 25 được biên soạn đầy đủ, chi tiết giúp các bạn biết cách thực hành quan sát nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật. Đồng thời nhanh chóng trả lời các câu hỏi nội dung bài học, rồi so sánh với kết quả mình đã làm thuận tiện hơn.
Thực hành Nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật
BÁO CÁO SẢN PHẨM
1. Chuẩn bị
Chuẩn bị:
- Dụng cụ: xẻng, cuốc, bình tưới, đất trồng, dao
- Cây để nhân giống:
+ Thân cây khoai lang, lá bỏng, củ khoai không bị mầm bệnh
+ Cành cam/bưởi/chanh
+ Cây hoa hồng
2. Bản thiết kế quy trình nhân giống
- Giâm cành khoai lang:
+ Chọn một đoạn cành dài 20cm, đáy cắt xéo 45oC
+ Căt sbor bớt 1/2 số lá
+ Nhúng đoạn cành vào hợp chất ra rễ khoảng 2 giây
+ Để ráo nước, giâm cành vào khay đất đã chuẩn bị sẵn
+ Trùm kín bao nylon giữ ẩm, đặt khay đất ở nơi mát
- Chiết cành cây chanh:
+ Chọn cành chắc, khỏe, không bị hư hại. Khoanh vỏ 2-3cm và tách lớp vỏ bên ngoài
+ Cạo sạch đến phần gỗ bên trong và để khô 3-4 ngày
+ Thấm bông gòn với hợp chất ra rễ và thoa lên phía trên vết cắt
+ Dùng xơ dừa hoặc rễ lục bình để bó bầu. Bó kín lại bằng bọc nylon
- Ghép chồi cây hoa hồng
+ Chọn cây chắc khỏe, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh
+ Dùng dao rạch lớp vỏ trên gốc ghép theo hình chữ T dài khoảng 2cm và tách lớp vỏ theo đường rạch một khoảng đủ để đặt vừa chồi mắt ghép
+ Chọn một chồi mắt mới nhú trên cành ghép, dùng dao cắt chồi mắt
+ Đặt chồi mắt vào chỗ hình chữ T sao cho lớp vỏ của mắt ghép và gốc ghép sát nhau, buộc chồi ghép với gốc ghép áp sát nhau để lộ mắt ghép
3. Kết quả sản phẩm nhân giống
- Nhân nhanh giống cây trồng.
- Giữ nguyên được tính trạng tốt mong muốn.
- Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn