Quyết định 747/QĐ-TCT Quy trình quản lý ấn chỉ

Nhằm làm tăng cường tính hiệu quả đối với công tác quản lý ấn chỉ, góp phần đề cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về thuế và chế độ kế toán của các tổ chức, cá nhân khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ. Ngày 20/04/2015, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 747/QĐ-TCT về Quy trình quản lý ấn chỉ. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 747/QĐ-TCT

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH QUẢN LÝ ẤN CHỈ

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ

Căn cứ Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ Quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 về sửa đổi bổ sung một số Điều Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ Quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hoá đơn;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 115/2009/QĐ-TTG ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 14/2010/QĐ-TTg ngày 12/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

Căn cứ Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/1/2013, Thông tư 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách hành chính, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế;

Căn cứ Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

Căn cứ Thông tư số 191/2010/TT-BTC ngày 01/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải hành khách bằng xe ô tô;

Căn cứ Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh;

Căn cứ Thông tư số 16/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính quy định in, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn bán hàng Dự trữ quốc gia;

Căn cứ Thông tư số 37/2010/TT-BTC ngày 18/3/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in trên máy tính;

Căn cứ Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17/9/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thu nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ NSNN bảo đẩm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính;

Căn cứ Thông tư số 160/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành quản lý và sử dụng tem đối với sản phẩm rượu nhập khẩu và rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước;

Căn cứ Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện;

Căn cứ Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế;

Căn cứ Quyết định số 30/2001/QĐ-BTC ngày 13/4/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế;

Căn cứ Quyết định số 106/2010/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ và Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế;

Căn cứ Quyết định số 108/2010/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế thuộc Tổng cục Thuế;

Căn cứ Quyết định số 566/QĐ-TCT ngày 05/4/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về thuế;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài vụ Quản trị, Tổng cục Thuế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình Quản lý ấn chỉ, thay thế Quy trình Quản lý ấn chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 1279/QĐ-TCT ngày 12/8/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Thủ trưởng các Vụ và đơn vị tương đương thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế; Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lãnh đạo Tổng cục Thuế;
- ĐD VP TCT tại tp HCM;
- Website Tổng cục Thuế;
- Lưu VT, TVQT(AC)

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Bùi Văn Nam

QUY TRÌNH
QUẢN LÝ ẤN CHỈ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 747/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế )

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

I. MỤC ĐÍCH

- Nâng cao chất lượng công tác quản lý ấn chỉ; ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về thuế; từng bước hiện đại hoá công tác quản lý ấn chỉ.

- Tăng cường tính hiệu quả đối với công tác quản lý ấn chỉ, góp phần đề cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về thuế và chế độ kế toán của các tổ chức, cá nhân khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ; tăng cường công tác quản lý, giám sát của cơ quan Thuế cấp trên đối với cấp dưới và cơ quan Thuế đối với các đơn vị, cá nhân liên quan trong việc in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ.

- Quy trình quản lý ấn chỉ áp dụng thống nhất trong toàn quốc, góp phần cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

II. YÊU CẦU

- Phân định rõ trách nhiệm quản lý, kiểm tra theo đúng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ quan Thuế đối với công tác quản lý ấn chỉ.

- Quy định các bước công việc cụ thể trong quy trình Quản lý ấn chỉ để cán bộ thuế thực hiện thống nhất, đúng trách nhiệm, quyền hạn.

III. PHẠM VI ÁP DỤNG

- Quy trình quản lý ấn chỉ được áp dụng thống nhất trong cơ quan Thuế các cấp (Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế).

- Các bộ phận trong cơ quan Thuế tham gia thực hiện Quy trình:

1. Phòng Quản lý ấn chỉ thuộc Vụ Tài vụ-Quản trị -Tổng cục Thuế, Bộ phận Ấn chỉ thuộc Đại diện Văn phòng Tổng cục Thuế tại thành phố Hồ Chí Minh; Phòng Quản lý ấn chỉ thuộc Cục Thuế thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Bộ phận Ấn chỉ thuộc Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ thuộc Cục Thuế; Bộ phận Ấn chỉ thuộc Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ thuộc Chi cục Thuế (Phòng/Bộ phận ấn chỉ).

2. Phòng Kế hoạch Tài chính, Phòng Tài sản thuộc Vụ Tài vụ Quản trị - Tổng cục Thuế, Bộ phận Hành chính - Quản trị thuộc Đại diện Văn phòng Tổng cục Thuế tại thành phố Hồ Chí Minh; Phòng Tài vụ thuộc Cục Thuế thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Bộ phận Tài vụ thuộc Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ thuộc Cục Thuế; Bộ phận Tài vụ thuộc Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ thuộc Chi cục Thuế (Phòng/Bộ phận).

3. Bộ phận Hành chính thuộc Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ thuộc Cục Thuế; Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ thuộc Chi cục Thuế.

4. Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế thuộc Cục Thuế; Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế thuộc Chi cục Thuế (Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ hành chính thuế).

5. Phòng Thanh tra Thuế, Phòng Kiểm tra Thuế, Phòng Kiểm tra nội bộ thuộc Cục Thuế; Đội Kiểm tra Thuế, Đội Kiểm tra nội bộ thuộc Chi cục Thuế (Phòng/Bộ phận Kiểm tra); Đội Thuế liên xã, phường, thị trấn.

6. Phòng Kê khai & kế toán thuế thuộc Cục Thuế; Đội kê khai & kế toán thuế thuộc Chi cục Thuế (Phòng/Bộ phận Kê khai & kế toán ).

7. Phòng Quản lý nợ thuộc Cục Thuế; Đội Quản lý nợ thuộc Chi cục Thuế (Phòng/Bộ phận Quản lý nợ).

8. Cục Công nghệ Thông tin thuộc Tổng cục Thuế; Phòng Tin học thuộc Cục Thuế; Đội Tin học thuộc Chi cục Thuế (Phòng/Bộ phận Tin học).

IV. CÁC NỘI DUNG CỦA QUY TRÌNH

1. Quản lý in, cấp, bán ấn chỉ do cơ quan Thuế phát hành.

2. Quản lý mẫu, đăng ký sử dụng, Thông báo phát hành, Thông báo (Báo cáo) phát hành ấn chỉ tự in, đặt in, điện tử của các tổ chức kinh doanh

3. Điều chỉnh, điều chuyển ấn chỉ.

4. Hủy ấn chỉ tại cơ quan Thuế.

5. Quản lý báo cáo sử dụng; mất, cháy, hỏng; vi phạm về quản lý ấn chỉ và kết quả xử lý.

6. Quản lý các loại ấn chỉ không còn giá trị sử dụng.

7. Quản lý báo cáo của tổ chức nhận in ấn chỉ; cung cấp phần mềm tự in ấn chỉ; cung cấp giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử.

8. Báo cáo ấn chỉ.

9. Xác minh, Thanh tra, kiểm tra ấn chỉ.

V. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Một số từ ngữ trong Quy trình này được hiểu như sau

1. Ấn chỉ thuế bao gồm: các loại hóa đơn, các loại biên lai thuế, các loại biên lai phí, lệ phí, các loại ấn chỉ khác.

1.1. Các loại hóa đơn: Hóa đơn giá trị gia tăng, Hóa đơn bán hàng (bao gồm cả Hóa đơn bán hàng dùng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan), Hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế GTGT, Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: 03XKNB, Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý: 04HGDL, được quản lý như hóa đơn, Các loại hóa đơn khác (tem, vé, thẻ, ...)

1.2. Biên lai thuế gồm: Biên lai thu thuế, biên lai thu tiền phạt (có mệnh giá, không có mệnh giá), chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân; biên lai thu tiền, Tem thuốc lá được quản lý như biên lai...

1.3. Biên lai phí, lệ phí gồm: Các loại biên lai phí, lệ phí không mệnh giá; các loại biên lai phí, lệ phí có mệnh giá; Tem rượu được quản lý trong chương trình Quản lý ấn chỉ như biên lai phí, lệ phí.

1.4. Ấn chỉ khác gồm: các loại tờ khai, sổ sách, báo cáo...

2. Cơ quan Thuế các cấp gồm: Tổng cục thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế.

3. Văn phòng cơ quan Thuế được hiểu là đơn vị thuộc cơ quan Thuế có liên quan đến công tác quản lý ấn chỉ.

4. Kho ấn chỉ bao gồm kho quản lý theo tính chất kho (trong chương trình Quản lý ấn chỉ) và kho quản lý ấn chỉ về mặt hiện vật.

5. Người sử dụng là người được giao nhiệm vụ làm từng phần việc trong Quy trình quản lý ấn chỉ trên mạng máy tính.

6. Danh mục là bảng kê tên các loại ấn chỉ, tên các tổ chức, cá nhân sử dụng ấn chỉ, tên các kho ấn chỉ...

7. Sử dụng ấn chỉ là việc lập hóa đơn để bán hàng, dịch vụ; lập biên lai thuế, biên lai phí, lệ phí để thu tiền thuế, tiền phí, lệ phí.

8. Nguồn gốc ấn chỉ được xác định do cơ quan Thuế, tổ chức đặt in, tự in đã phát hành.

9. Nội dung kinh tế của ấn chỉ là nội dung ghi trên hóa đơn; biên lai theo quy định.

10. Huỷ ấn chỉ là có tác động của con người làm cho ấn chỉ không thể in ra từ máy tính (đối với ấn chỉ tự in) hoặc không còn nguyên khuôn khổ, kích thước, nội dung theo mẫu đã gửi cơ quan Thuế khi thông báo phát hành (đối với ấn chỉ đặt in);

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải file để xem thêm nội dung chi tiết.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo