Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Cách phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Thành ngữ và Tục ngữ là hai khái niệm dễ nhầm lẫm. Chính vì vậy, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ.

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Cách phân biệt trên chỉ mang tính chất tương đối, bạn đọc có thể tham khảo để phân biệt được thành ngữ và tục ngữ. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

I. Thành ngữ là gì?

- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…

- Ví dụ:

  • sơn hào hải vị: những món ăn ngon, quý hiếm
  • bách chiến bách thắng: trăm trận, trăm thắng

II. Tục ngữ là gì?

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ lời ăn tiếng nói hằng ngày.

- Ví dụ:

  • Tấc đất, tấc vàng: Đất đai cũng quý giá như vàng
  • Thương người như thể thương thân: Con người cần biết yêu thương mọi người như yêu thương chính bản thân mình.

III. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Phương diện phân biệt

Thành ngữ

Tục ngữ

Nội dung

- Bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó.

- Thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…

- Chưa có nghĩa trọn vẹn, mà chỉ đang thể hiện một khái niệm. (Ví dụ: sơn hào hải vị là những món ăn ngon, quý hiếm)

- Có tính đa nghĩa


- Thường có hai nét nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng.

- Diễn đạt ý nghĩa trọn vẹn, thường là những phán đoán, kinh nghiệm về các vấn đề trong đời sống. (Tấc đấc tấc vàng: Đất đai quý giá như vàng bạc)

Hình thức

Cụm từ cố định, không thể thay đổi trật tự các từ.

Một câu ngắn gọn và hoàn chỉnh về cấu tạo ngữ pháp.

IV. Ví dụ

Các câu sau là thành ngữ hay tục ngữ?

a. Nghèo rớt mồng tơi

b. Lá lành đùm lá rách

c. Uống nước nhớ nguồn

d. Nói nhăng nói cuội

Giải thích:

* Xét về nội dung:

a. Nghèo rớt mồng tơi: nghèo khó, không có của cải gì đáng giá.

b. Lá lành đùm lá rách: Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ gợi ra hình ảnh dễ dàng được bắt gặp hình các bà, các mẹ khi gói bánh hay đồ ăn, sẽ thường bọc nhiều lớp lá lên nhau, lá rách xếp trước, lá lành xếp sau. Xét về nghĩa bóng, “lá lành” chỉ những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” chỉ những con người có cuộc sống khốn khổ, vất vả. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tình yêu thương, biết đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

c. Uống nước nhớ nguồn: Với nghĩa đen, “uống nước” là thưởng thức dòng nước mát. Còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. “Uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Với nghĩa bóng “uống nước” được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn con người cần phải có lòng biết ơn trong cuộc sống.

d. Nói nhăng nói cuội: ăn nói linh tinh, sai sự thật.

* Về mặt hình thức:

- Các câu a, d là một cụm từ cố định, nếu thay đổi trật tự từ trong sẽ làm mất đi ý nghĩa.

- Các câu b, c là một câu hoàn chỉnh (Lá lành/đùm lá rách; Một mặt người/bằng mười mặt của)

=> Các câu a, d là thành ngữ; Các câu b, c là tục ngữ

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 148
  • Lượt xem: 2.266
  • Dung lượng: 128,7 KB
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan