Nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 22 KNTT
Nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ là Câu hỏi 3 trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2.
Các lời giải dưới đây giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 22 thuộc sách Kết nối tri thức, tập 2.
Đề bài: Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này.
Nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ
Điều tốt đẹp tiếp nhận được - Mẫu 1
Truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ là những thể loại văn học dân gian giàu giá trị. Ở mỗi thể loại, các tác giả dân gian lại gửi gắm những bài học khác nhau. Nếu truyện ngụ ngôn gửi gắm những bài học, kinh nghiệm sống. Ví dụ như Ếch ngồi đáy giếng phê phán người kiêu ngạo, có tầm nhìn hạn hẹp. Đến các câu tục ngữ lại đưa ra những nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức, ứng xử. Câu “Lá lành đùm lá rách” khuyên răn con người sống phải có lòng yêu thương, chia sẻ. Còn ý nghĩa của thành ngữ được đúc kết từ nghĩa của từng thành tố. Câu “Xấu người đẹp nết” có nghĩa dù ngoại hình xấu xí, nhưng tính cách và tâm hồn đẹp vẫn hơn. Như vậy, những bài học này sẽ giúp mỗi học sinh nhận thức, hoàn thiện bản thân cũng như có thêm kiến thức thực tiễn trong cuộc sống.
Điều tốt đẹp tiếp nhận được - Mẫu 2
Truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ là những thể loại văn học dân gian đã đúc kết được kinh nghiệm quý báu từ đời sống. Mỗi thể loại trên đều có những đặc trưng riêng, làm nên giá trị của thể loại đó. Truyện ngụ ngôn gửi gắm những bài học, kinh nghiệm sống. Ví dụ truyện “Ếch ngồi đáy giếng” phê phán người kiêu ngạo, có tầm nhìn hạn hẹp. Hay truyện “Thầy bói xem voi” phê phán người có cái nhìn phiến diện, bảo thủ. Các câu tục ngữ lại đưa ra những nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức, ứng xử. Câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” muốn khuyên nhủ con người sống phải có lòng biết ơn, trọng tình nghĩa. Câu “Tấc đất, tấc vàng” đề cao giá trị của đất đai với con người. Đến thành ngữ lại gửi gắm những đánh giá, nhận định về cuộc sống. Câu “Khỏe như voi” muốn nói về người có sức khỏe. Hoặc câu “Xấu người đẹp nết” muốn đề cao vẻ đẹp tâm hồn, tính cách hơn với vẻ đẹp ngoại hình. Mỗi bài học đến từ truyện ngụ ngôn, tục ngữ hay thành ngữ sẽ giúp chúng ta học được nhiều điều bổ ích, hoàn thiện bản thân trở nên tốt đẹp hơn.