Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán Mẫu 09-LĐTL theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Mẫu 09-LĐTL: Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán được Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, nhằm xác nhận số lượng, chất lượng công việc và giá trị của hợp đồng đã thực hiện. Đây chính là căn cứ để hai bên thanh toán và chấm dứt hợp đồng.

Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của đại diện bên giao khoán, đại diện bên nhận khoán thực hiện hợp đồng. Chi tiết mẫu biên bản cũng như cách lập theo Thông tư 133, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Mẫu Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán

Đơn vị: …………………

Bộ phận: ………………

Mẫu số 09 - LĐTL
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

Số: ………….

BIÊN BẢN THANH LÝ (NGHIỆM THU) HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN

Ngày ... tháng ... năm ......

Họ và tên: ………… Chức vụ………… Đại diện………… Bên giao khoán

Họ và tên: ………… Chức vụ………… Đại diện………… Bên nhận khoán

Cùng thanh lý Hợp đồng số ... ngày... tháng ... năm ...

Nội dung công việc (ghi trong hợp đồng) đã được thực hiện:

Giá trị hợp đồng đã thực hiện:

Bên……. đã thanh toán cho bên……. số tiền là…….……. đồng (viết bằng chữ)

Số tiền bị phạt do bên……. vi phạm hợp đồng: …….……. đồng (viết bằng chữ)

Số tiền bên .... còn phải thanh toán cho bên……. là……… đồng (viết bằng chữ)

Kết luận:..............................................

Đại diện bên nhận khoán
(Ký, họ tên)

Đại diện bên giao khoán
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn lập Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán

  • Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận có bản thanh lý hợp đồng giao khoán.
  • Ghi rõ ngày, tháng, năm thanh lý hợp đồng, số hiệu bản thanh lý.
  • Ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được đại diện cho bên giao khoán và bên nhận khoán.
  • Ghi rõ số, ngày tháng của hợp đồng được thanh lý.
  • Ghi rõ nội dung công việc đã thực hiện và giá trị của hợp đồng đã thực hiện đến thời điểm thanh lý hợp đồng.
  • Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ mà bên giao khoán đã thanh toán cho bên nhận khoán từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh lý hợp đồng.
  • Ghi rõ nội dung của từng bên vi phạm hợp đồng (nếu có) và số tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng.
  • Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ bên giao khoán còn phải thanh toán cho bên nhận khoán (Theo tính toán trong hợp đồng, nghiệm thu công việc và số tiền đã thanh toán trước cho nhau) đến khi thanh lý hợp đồng hoặc ngược lại bên giao khoán đã thanh toán quá cho bên nhận khoán.

Sau khi kiểm tra thực tế việc thực hiện hợp đồng, kết quả thực hiện hợp đồng hai bên nhất trí đưa ra kết luận về từng nội dung cụ thể về khối lượng thực hiện, đánh giá chất lượng và kiến nghị, các việc cần làm (nếu có).

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 2.820
  • Lượt xem: 4.179
  • Phát hành:
  • Dung lượng: 91,4 KB
Sắp xếp theo