Văn mẫu lớp 6: Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của em (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6
Sự tích hồ Gươm là truyền thuyết sẽ được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 6.
Download.vn mời bạn đọc tham khảo Bài văn mẫu lớp 6: Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của em, bao gồm 4 bài văn mẫu.
Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của em
Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của em - Mẫu 1
Bấy giờ, giặc Minh xâm lược nước ta, coi nhân dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược. Ở vùng núi Lam Sơn, có nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Buổi đầu, lực lượng còn mỏng nên nhiều lần thất bại. Thấy vậy, đức Long Quân liền cho mượn gươm thần để đánh giặc.
Ở Thanh Hóa, có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên thấy nằng nặng, nghĩ rằng sẽ kéo được mẻ cá to. Ai ngờ lúc thò tay vào bắt cá thì chỉ thấy một thanh sắt. Thận liền vứt xuống sông, rồi lại thả lưới ở chỗ khác. Nhưng liên tiếp ba lần đều vớt được thanh sắt cũ. Thận thấy lạ, liền đưa thanh sắt lại mồi lửa thì phát hiện ra đó là một thanh gươm, bèn mang về cất.
Sau này, Lê Thận gia nhập vào nghĩa quân Lam Sơn. Một lần, chủ tướng Lê Lợi cùng tùy tùng đến thăm nhà Thận. Thấy phía góc nhà lóe sáng, Lê Lợi tiến đến gần xem là cầm lên xem là vật thì gì thì thấy hai chữ “Thuận Thiên”, nhưng không nghĩ ngợi nhiều.
Trong một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút mỗi người một ngả. Lúc đi ngang qua một khu rừng, Lê Lợi thấy có ánh sáng trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc quý giá. Ông nhớ đến thanh sắt ở nhà Lê Thận, liền mang chuôi về tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.
Nhờ có gươm thần giúp sức, nghĩa quân chiến thắng vang dội. Quân Minh được dẹp tan. Lê Lợi lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ. Vua cho cưỡi thuyền trên hồ Tả Vọng thì thấy Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần:
- Việc lớn đã thành. Xin bệ hạ trả lại gươm báu cho đức Long Quân.
Vua Lê liền trả lại gươm quý:
- Xin cảm tạ ngài cùng đức Long Quân đã cho mượn gươm báu để đánh tan quân giặc, bảo vệ nước nhà.
Rùa Vàng gật đầu rồi lặn xuống hồ. Kể từ đó, hồ Tả Vọng có tên là hô Gươm (hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm) như bây giờ.
Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của em - Mẫu 2
Giặc Minh sang xâm lược nước ta. Chúng làm nhiều điều tàn ác, coi nhân dân như cỏ rác. Bấy giờ, ở vùng đất Lam Sơn có nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu lực lượng còn yếu, thiếu thốn đủ bề nên phải nhận thất bại.
Thấy vậy, đức Long Quân mới cho mượn gươm thần để đánh giặc. Ở Thanh Hoá, có người làm nghề đánh cá là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận đi thả lưới nhưng ba lần đều kéo được một thanh sắt. Khi đưa thanh sắt lại mồi lửa thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm.
Về sau, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tùng đến thăm nhà Thận, thấy ở góc nhà phát sáng. Lê Lợi đến gần thì thấy trên lưỡi gươm có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không mấy để tâm. Đến một lần nọ, bị giặc phục kích, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, ông bỗng thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Lê Lợi trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Ông đem chuôi gươm tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.
Kể từ khi có thanh gươm quý, nhuệ khí của nghĩa quân mỗi lúc một tăng, đánh đâu thắng đó khiến cho quân Minh kinh hồn bạt vía. Quân Minh bại trận, phải tháo chạy về nước. Chủ tướng Lê Lợi lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ.
Một năm sau, nhà vua cho cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Đức Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm báu. Kể từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của em - Mẫu 3
Vào thời giặc Minh xâm lược nước ta, chúng coi nhân dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược. Bấy giờ ở vùng núi Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần thất bại. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc.
Hồi ấy, ở Thanh Hóa, có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Đến khi kéo lưới lên thấy nằng nặng, nghĩ rằng sẽ kéo được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá thì chỉ thấy một thanh sắt. Chàng vứt xuống sông, rồi lại thả lưới ở chỗ khác. Kì lạ thay, liên tiếp ba lần đều vớt được thanh sắt nọ. Thận liền đưa thanh sắt lại mồi lửa thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm.
Về sau, Thận gia nhập vào nghĩa quân Lam Sơn. Một lần nọ, chủ tướng Lê Lợi cùng tùy tùng đến thăm nhà Thận. Bỗng nhiên thấy phía góc nhà lóe sáng, Lê Lợi tiến đến gần xem là cầm lên xem là vật thì gì thì thấy hai chữ “Thuận Thiên”. Song lại không ai nghĩ đó là lưỡi gươm thần.
Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút mỗi người một ngả. Lúc đi ngang qua một khu rừng, Lê Lợi thấy có ánh sáng trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc quý giá. Bỗng nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, ông mang chuôi về tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.
Một năm trôi qua, nhờ có gươm thần giúp sức, nghĩa quân của Lê Lợi đánh đến đâu thắng đến đó. Thanh thế ngày một vang xa. Quân Minh được dẹp tan. Lê Lợi lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ. Vua cho cưỡi thuyền trên hồ Tả Vọng thì thấy Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần:
- Việc lớn đã thành. Xin bệ hạ trả lại gươm báu cho đức Long Quân.
Sau khi nghe Rùa Vàng nói, Lê Lợi bèn đem gươm báu trả lại rồi nói:
- Xin cảm tạ ngài cùng đức Long Quân đã cho mượn gươm báu để đánh tan quân giặc, bảo vệ nước nhà.
Nghe xong, Rùa Vàng gật đầu rồi lặn xuống hồ. Từ đó, người dân đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.
Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của em - Mẫu 4
Bấy giờ, giặc Minh đô hộ nước ta. Chúng coi nhân dân như cỏ rác, bọc lột đến tận xương tủy. Thiên hạ đều căm hận. Ở vùng Lam Sơn, có nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu lực lượng còn yếu, thiếu thốn đủ bề nên phải nhận thất bại. Thấy vậy, đức Long Quân mới cho mượn gươm thần để họ đánh giặc.
Ở Thanh Hoá, có người làm nghề đánh cá. Tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận đi thả lưới như thường lệ. Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Thận nghĩ rằng đánh được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.
Đến lần thứ hai cũng thấy nặng tay, Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Thấy lạ, Thận đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xem. Chàng reo lên:
- Thì ra là một lưỡi gươm!
Sau này, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tùng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Nhưng vẫn không ai không hay biết gì.
Đến một lần nọ, bị giặc phục kích, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, ông bỗng thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. lê Lợi trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, ông rút lấy chuôi giắt vào lưng.
Mấy ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người, trong đó có Lê Thận. Lê Lợi đem chuyện chuôi gươm kể cho họ nghe. Rồi đem chuôi gươm tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.
Lê Thận quỳ xuống, nâng gươm lên rồi nói:
- Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đi theo minh công, cùng với thanh gươm đền báo Tổ quốc.
Kể từ khi có thanh gươm quý, nhuệ khí của nghĩa quân mỗi lúc một tăng. Quân Minh bại trận liên tiếp. Đất nước được độc lập. Chủ tướng Lê Lợi lên ngôi vua.
Một năm sau, nhà vua cho cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó, đức Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm báu. Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.
Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Rùa liền há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Kể từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.