Hướng dẫn sử dụng Blending Mode trong Photoshop

Blend Layers Photoshop có thể được thực hiện dễ dàng qua chế độ hòa trộn. Dưới đây là mọi điều bạn cần biết về Blending Mode trong Photoshop.

Blending Mode trong Photoshop

Photoshop là một trong số phần mềm chỉnh sửa ảnh được ưa chuộng nhất hiện nay. Nó luôn là lựa chọn hàng đầu của các nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Tất cả nhờ bộ tính năng phong phú, đa dạng và hữu ích cho việc chỉnh sửa từng chi tiết trong ảnh hay bản thiết kế sản phẩm. Một trong số tính năng nổi bật nhất của Photoshop là Blending Mode.

Nếu muốn hòa trộn màu khi ghép ảnh hay hợp nhất hai bức hình thành một nhất định bạn phải dùng Blending Mode trong Photoshop. Do có khả năng tùy biến, chế độ hòa trộn này ban đầu hơi khó dùng với người mới. Nếu cũng là một trong số đó, hãy cùng Download.vn tìm hiểu cách sử dụng chế độ pha trộn Blending Mode trong Photoshop nhé!

Adobe Photoshop CC Adobe Photoshop CC cho Mac

Các chế độ hòa trộn trong Photoshop

Trong Photoshop, các chế độ hòa trộn được tìm thấy ở tab Layers. Chúng xác định cách một layer hòa trộn với lớp bên dưới. Dưới đây là ví dụ minh họa:

Như bạn thấy ở hình trên, Photoshop có tổng tất cả 27 chế độ hòa trộn trong 6 nhóm. Tên của từng nhóm cho biết ý nghĩa của chúng. Mặc dù tổng tất cả có 27 nhưng chỉ một vài trong số chúng hữu ích ở hầu hết trường hợp chỉnh sửa. Và bạn luôn có thể tự tay lựa chọn cách trộn màu trong Photoshop mong muốn qua các chế độ này.

Bước 1: Thiết lập file

Sử dụng chế độ hòa trộn trong Photoshop

Trước tiên, bạn cần tạo một file. Bài viết khuyến khích chọn kích thước mặc định của Adobe Photoshop.

Không gian làm việc trên Blending Mode của Photoshop

Khi tạo file mới, bạn sẽ thấy một cửa sổ tương tự như ảnh trên. Ở trung tâm không gian làm việc là một hình vuông màu trắng. Nếu di chuyển tới góc tay phải dưới màn hình, bạn sẽ thấy một hình vuông màu trắng, có kích thước nhỏ hơn. Đây là cách ảnh hiển thị trong bảng Layers ở trình xem trước.

Bảng Layer trong trình xem trước

Bảng Layer là công cụ chúng ta sẽ tập trung trong phần hướng dẫn còn lại.

Nếu phóng to, bạn có thể thấy ảnh nằm trên một layer bị khóa (có icon hình khóa bên cạnh). Ở phía trên bảng Layers, bạn sẽ thấy 3 tab: Layers, ChannelsPaths.

Layers là tab sử dụng chính ở chế độ Blending Mode. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tab Channels để kiểm tra các thuộc tính blend màu.

Chế độ hòa trộn trong Photoshop

Các chế độ hòa trộn trong Photoshop được chia thành 6 nhóm

  • Normal: Không có hòa trộn đặc biệt, chỉ có hiệu ứng mờ.
  • Darken: Làm ảnh sẫm màu hơn. Màu trắng hiện trên layer Blend.
  • Lighten: Làm sáng ảnh. Màu đen hiện trên layer Blend.
  • Contrast: Tăng độ tương phản. Màu xám 50% hiện trên layer Blend.
  • Comparative: So sánh sự khác biệt giữa các hình ảnh.
  • Color: Điều chỉnh các mức độ màu khác nhau cho ảnh.

Bước 2: Khám phá Channel

Khá phá các kênh màu trong Photoshop

Đầu tiên, tô một chút màu vào ảnh. Hướng dẫn này áp dụng gradient đơn giản để thấy cách Blending Mode ảnh hưởng tới một layer như thế nào qua phổ màu từ xanh tới đỏ.

Các kênh màu trong Photoshop

Tiếp theo, tới bảng Layers và click Channels. Đây là nơi Photoshop lưu toàn bộ thông tin màu trong ảnh của bạn. Bật icon con mắt bên cạnh mỗi kênh để hiện những màu này, bạn có thể thấy cách tương tác của từng màu trong một layer.

Tắt các kênh lớp trong Photoshop

Ví dụ, nếu tắt Red ở Channels, mọi thứ trong ảnh sẽ biến thành màu xanh. Để màu đỏ trở lại, hãy click vào box trống bên cạnh Red, icon con mắt sẽ xuất hiện.

Lưu ý: Tắt hiển thị một kênh màu không đồng nghĩa với việc xóa màu đó khỏi ảnh khi lưu.

Bước 3: Thêm nhân tố pha trộn

Công cụ Brush trong chế độ pha trộn

Tiếp theo, chúng ta sẽ thêm một nhân tố khác vào lớp thứ hai để xem cách hai layer hòa trộn với nhau.

Cách đơn giản nhất là tạo một lớp mới trong bảng Layers. Đảm bảo layer đó nằm trên gradient của bạn. Dùng cọ sơn thêm một chút sắc màu (click Brush tool, tìm màu ở thanh công cụ bên trái).

Công cụ Brush trong Photoshop

Tiếp theo, click vào icon Brush preset ở góc phía trên bên trái không gian làm việc. Để chọn cọ vẽ, hãy lướt qua các cài đặt trước cho tới khi bạn tìm thấy thư mục phụ General Brushes. Hãy mở nó.

Hướng dẫn này sử dụng brush Hard Round và tăng kích thước. Thao tác này cho phép người dùng tạo hình tròn lớn mà không cần phải sử dụng công cụ Ellipse.

Chế độ hòa trộn layer trong Adobe Photoshop

Sau khi tô màu cho layer mới, hãy đặt tên dễ nhớ cho nó, ví dụ “Blending Layer”.

Bước 4: Thử nghiệm với Blending Mode

Thử nghiệm với chế độ hòa trộn trong Photoshop

Giờ bạn đã có một layer pha trộn. Đây là lúc bạn thoải mái thử nghiệm, sáng tạo trong Blending Mode của Adobe Photoshop. Bạn sẽ làm việc với tùy chọn được khoanh màu đỏ ở menu thả xuống trong hình trên.

Như bạn thấy, chế độ hòa trộn hiện được thiết lập ở mức Normal, nghĩa là hình tròn màu cam nằm trên gradient và không tương tác với nó.

Hãy click vào “Blending Layer” để kích hoạt nó, rồi nhấp vào menu thả xuống để bắt đầu “chơi đùa” cùng nhiều hiệu ứng khác nhau. Bạn sẽ thấy có rất nhiều chế độ hòa trộn ở menu thả xuống.

Chế độ hòa trộn bình thường

Một điểm tuyệt vời ở Photoshop là thay vì phải click vào từng tùy chọn để xem cách nó hoạt động, Adobe tự động hiện cửa sổ xem trước khi người dùng trỏ chuột qua nó.

Bạn sẽ thấy có các đường màu xám mềm mại nằm giữa một số chế độ hòa trộn. Tại sao vậy? Bởi vì Adobe nhóm những chế độ này dựa trên loại ảnh hưởng chúng tạo ra.

Chế độ Multiply trong Adobe Photoshop

Nếu cuộn xuống và click vào một tùy chọn nào đó, ví dụ Multiply, hình tròn của bạn sẽ trở nên tối hơn. Không chỉ tối hơn mà Multiply còn áp dụng các giá trị gradient từ đậm tới nhạt.

Blending Mode có nhiều lựa chọn hòa trộn

Nếu muốn hình tròn sáng hơn, hãy di chuyển tới phần tiếp theo, click vào các chế độ như Screen hoặc Lighten.

Chế độ Overlay trong Photoshop

Bạn cũng có thể thử Overlay. Hiệu ứng trong phần này dù có nhiều khác biệt nhưng về cơ bản, chúng vẫn áp dụng các giá trị đậm, nhạt cho cả hai lớp, cộng thêm màu sắc và kết hợp cả ba để tạo hiệu ứng mới.

Adobe Photoshop có nhiều tùy chọn hòa trộn thú vị

Tiếp tục di chuyển xuống phía dưới menu thả xuống, bạn sẽ thấy một nhóm chế độ hòa trộn khác với các tùy chọn cho Difference, Exclusion, Subtract, Divide.

Chế độ hòa trộn màu trong Photoshop

Cuối cùng, bạn sẽ thấy các tùy chọn điều chỉnh Hue, Saturation, ColorLuminosity.

Bước 5: Thay đổi độ mờ

Thay đổi độ mờ của hình ảnh

Trên bảng Layer bên cạnh Blending Mode, bạn cũng có thể thay đổi Opacity của layer. Ở đây đang là màu đỏ.

Bằng cách trượt mũi tên sang trái hoặc phải trên thanh trượt Opacity, bạn có thể tạo các hiệu ứng bổ sung độc đáo.

Bước 6: Truy cập các tùy chọn pha trộn

Các tùy chọn pha trộn màu sắc trong Adobe Photoshop

Ngoài ra, bạn có thể tạo các hiệu ứng hòa trộn bằng cách click icon fx ở dưới bảng Layers. Khi làm việc này, hãy click Blending Options.

Bảng Layer Style trong Photoshop

Một cửa sổ mới tên Layer Style sẽ hiện ra. Tại đây, bạn có thể luân chuyển hàng loạt lựa chọn đáng kinh ngạc cho hình ảnh. Hãy tự tin thử một kiểu và xem nó thay đổi tác phẩm của bạn như thế nào nhé.

Bước 7: Khóa layer của bạn

Khóa layer trong Photoshop

Sau khi đã ưng ý với layer vừa tạo và không muốn thay đổi thêm, bạn có thể khóa lớp đó lại để ngăn chặn mọi chỉnh sửa vô tình xảy ra:

  1. Tới bảng Layers.
  2. Click vào layer muốn khóa.
  3. Click icon hình bàn cờ hoặc cái khóa.

Icon hình bàn cờ sẽ khóa các điểm trong suốt trên màn hình. Điều này đồng nghĩa bạn chỉ có thể vẽ bên trong hình tròn đã tạo, còn bên ngoài nó thì không thể.

Icon chiếc khóa sẽ khóa toàn bộ các điểm ảnh - Nghĩa là bạn không thể chỉnh sửa hay di chuyển xung quanh, bao gồm cả hình tròn.

Sau khi hoàn tất, hãy click File > Save As để lưu ảnh.

Chế độ pha trộn - Blending Mode của Adobe Photoshop là một công cụ tuyệt vời. Hiểu và biết cách sử dụng nó, bạn có thể tạo các hình ảnh đặc biệt hấp dẫn.

Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn!

  • 11.380 lượt xem
👨 Vy Vy Cập nhật: 08/04/2022
Xem thêm: adobe photoshop blending mode Chỉnh sửa ảnh Photoshop
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm