Giới hạn kiến thức có trong đề thi THPT quốc gia 2018 môn Vật lý Các dạng bài có trong cấu trúc đề thi Vật Lý 2018
Ngày 24/1, Bộ GD&ĐT công bố bộ đề tham khảo môn Vật lý thi THPT quốc gia 2018. Nhằm giúp sĩ tử có phương pháp, lộ trình ôn luyện THPT quốc gia 2018, Download.vn xin gửi đến các bạn tổng hợp ma trận và các dạng câu hỏi bài tập trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2018 môn Vật lý. Mời các bạn cùng tham khảo để định hướng ôn luyện cho bản thân một cách tốt nhất.
Các dạng bài có trong cấu trúc đề thi Vật Lý 2018
STT | Chuyên đề | Đơn vị kiến thức | Dạng bài | Mức độ câu hỏi | |||
1 (Nhận biết) | 2 (Thông hiểu) | 3 (Vận dụng) | 4 (Phân tích) | ||||
1 | 1. DAO ĐỘNG CƠ | 1. Đại cương về dao động điều hòa | 1.1. Phương trình dao động điều hòa và các đại lượng đặc trưng | ✓ | ✓ | ✓ | |
2 | 1.2. Bài toán thời gian, thời điểm trong dao động điều hòa | ✓ | ✓ | ✓ | |||
3 | 1.3. Bài toán quãng đường trong dao động điều hòa | ✓ | ✓ | ||||
4 | 1.4. Bài toán quãng đường max, min trong dao động điều hòa | ✓ | ✓ | ||||
5 | 1.5. Bài toán tốc độ trung bình trong dao động điều hòa | ✓ | ✓ | ✓ | |||
1.6. Bài toán số lần vật ở trạng thái cho trước | ✓ | ✓ | |||||
6 | 1.7. Mối quan hệ giữa các giá trị tức thời: x, v, a, F | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ||
7 | 2. Con lắc lò xo | 2.1. Cấu tạo và các đặc trưng (chu kì, tần số) của con lắc lò xo | ✓ | ✓ | ✓ | ||
8 | 2.2. Cắt ghép lò xo | ✓ | ✓ | ||||
9 | 2.3. Bài toán lò xo nén, dãn | ✓ | ✓ | ✓ | |||
10 | 2.4. Chiều dài lò xo - Lực đàn hồi, lực phục hồi | ✓ | ✓ | ✓ | |||
11 | 3. Con lắc đơn | 3.1. Cấu tạo và các đặc trưng (chu kì, tần số) của con lắc đơn | ✓ | ✓ | |||
12 | 3.2. Tốc độ, lực căng, gia tốc trong dao động điều hòa của con lắc đơn | ✓ | ✓ | ||||
13 | 3.3. Biến thiên chu kì con lắc đơn (thay đổi chiều dài, vị trí, nhiệt độ) | ✓ | ✓ | ||||
14 | 3.4. Con lắc đơn chịu tác dụng của ngoại lực | ✓ | ✓ | ✓ | |||
15 | 3.5. Sự nhanh chậm của đồng hồ quả lắc | ✓ | ✓ | ||||
16 | 4. Năng lượng trong dao động điều hòa | 4.1. Các đặc trưng năng lượng trong dao động điều hòa | ✓ | ✓ | |||
17 | 4.2. Cơ năng dao động điều hòa | ✓ | ✓ | ✓ | |||
18 | 4.3. Vị trí, vận tốc của vật khi biết quan hệ về năng lượng | ✓ | ✓ | ||||
19 | 5. Tổng hợp dao động | 5.1. Lí thuyết về tổng hợp dao động | ✓ | ✓ | |||
20 | 5.2. Tổng hợp 2 dao động khi biết các dao động thành phần | ✓ | ✓ | ||||
21 | 5.3. Tìm dao động thành phần khi biết dao động tổng hợp | ✓ | ✓ | ✓ | |||
22 | 5.4. Cực trị trong tổng hợp dao động, bài toán khoảng cách | ✓ | ✓ | ✓ |
23 | 6. Các vấn đề khác của dao động | 6.1. Dao động tắt dần, cưỡng bức, cộng hưởng ... | ✓ | ✓ | ✓ | ||
24 | 6.2. Bài toán va chạm, bài toán chặn | ✓ | ✓ | ||||
25 | 2. SÓNG CƠ HỌC | 1. Sóng cơ và sự truyền sóng | 1.1. Lí thuyết về sóng cơ, sự truyền sóng cơ và phương trình truyền sóng | ✓ | ✓ | ||
26 | 1.2. Tính toán các đại lượng đặc trưng của sóng cơ học | ✓ | ✓ | ||||
27 | 1.3. Li độ sóng và độ lệch pha dao động của sóng | ✓ | ✓ | ||||
28 | 2. Giao thoa sóng | 2.1. Phương trình giao thoa sóng | ✓ | ✓ | |||
29 | 2.2. Biên độ và pha dao động trong giao thoa sóng | ✓ | ✓ | ||||
30 | 2.3. Tìm số điểm (đường) cực đại giữa hai nguồn | ✓ | ✓ | ||||
31 | 2.4. Tìm số điểm (đường) cực đại trên các đường bất kì | ✓ | ✓ | ||||
32 | 2.5. Tìm khoảng cách gần nhất, xa nhất đến một cực đại hoặc cực tiểu | ✓ | ✓ | ||||
33 | 3. Sóng dừng | 3.1. Lí thuyết sóng dừng | ✓ | ||||
34 | 3.2. Điều kiện có sóng dừng trên dây | ✓ | ✓ | ||||
35 | 3.3. Các đặc trưng của sóng dừng | ✓ | ✓ | ||||
36 | 3.4. Vị trí, khoảng cách các nút/bụng khi có sóng dừng | ✓ | ✓ | ||||
37 | 3.5.Li độ, biên độ tại một điểm khi có sóng dừng | ✓ | ✓ | ||||
38 | 3.6. Tính số nút, số bụng khi có sóng dừng | ✓ | ✓ | ||||
39 | 4. Sóng âm | 4.1. Lí thuyết về sóng âm và các đặc trưng của sóng âm | ✓ | ✓ | |||
40 | 4.2. Đặc điểm của sóng âm khi truyền trong các môi trường | ✓ | ✓ | ||||
41 | 4.3. Cường độ âm và mức cường độ âm | ✓ | ✓ | ||||
42 | 1. Đại cương về dòng điện xoay chiều | 1.1. Lí thuyết về dòng điện xoay chiều và các tính chất cơ bản | ✓ | ✓ | |||
43 | 1.2. Tính các giá trị cực đại, hiệu dụng và tức thời | ✓ | ✓ | ✓ | |||
44 | 1.3. Thời gian đèn sáng, tắt | ✓ | |||||
45 | 2. Các đặc trưng mạch 1 phần tử | 2.1. Tính cản trở và quan hệ pha trong mạch 1 phần tử | ✓ | ✓ | ✓ | ||
46 | 2.2. Mối quan hệ giữa các giá trị tức thời trong mạch 1 phần tử | ✓ | ✓ | ||||
47 | 3.1. Các đặc trưng và quan hệ pha trong mạch RC | ✓ | ✓ | ✓ |
48 | 3. ĐIỆN XOAY CHIỀU | 3. Các đặc trưng mạch 2 phần tử | 3.2. Các đặc trưng và quan hệ pha trong mạch LC | ✓ | ✓ | ✓ | |
49 | 3.3. Các đặc trưng và quan hệ pha trong mạch RL cuộn dây thuần cảm | ✓ | ✓ | ✓ | |||
50 | 3.4. Các đặc trưng và quan hệ pha trong mạch RL cuộn dây không thuần cảm | ✓ | ✓ | ✓ | |||
51 | 4. Mạch RLC nối tiếp | 4.1. Các đặc trưng của mạch 3 phần tử | ✓ | ✓ | ✓ | ||
52 | 4.2. Mối quan hệ về pha giữa u và i trong mạch 3 pt có cuộn dây thuần cảm | ✓ | ✓ | ✓ | |||
53 | 4.3. Mối quan hệ về pha giữa u và I trong mạch 3 phần tử có cuộn dây không thuần cảm | ✓ | ✓ | ✓ | |||
54 | 4.4. Viết phương trình u, i | ✓ | ✓ | ✓ | |||
55 | 4.5. Bài toán hộp đen | ✓ | ✓ | ||||
56 | 5. Công suất - hệ số công suất | 5.1. Bài toán thuận: Tính công suất và hệ số công suất | ✓ | ✓ | |||
57 | 5.2. Bài toán ngược: Cho công suất hoặc hệ số công suất tính các đại lượng theo yêu cầu | ✓ | ✓ | ||||
58 | 5.3. Bài toán hai giá trị công suất | ✓ | ✓ | ||||
59 | 6. Bài toán cực trị | 6.1. Cộng hưởng điện | ✓ | ✓ | ✓ | ||
60 | 6.2. Cực trị công suất khi thay đổi R | ✓ | ✓ | ||||
61 | 6.3. Cực trị hiệu điện thế khi thay đổi L | ✓ | ✓ | ||||
62 | 6.4. Cực trị hiệu điện thế khi thay đổi C | ✓ | ✓ | ||||
63 | 6.5. Cực trị hiệu điện thế khi thay đổi R | ✓ | ✓ | ||||
64 | 6.6. Cực trị hiệu điện thế khi thay đổi ω, f | ✓ | ✓ | ||||
65 | 7. Các loại máy điện - Bài toán truyền tải điện năng | 7.1. Lí thuyết về các loại máy điện và truyền tải điện | ✓ | ✓ | |||
66 | 7.2. Các hệ thức cơ bản về máy biến áp | ✓ | ✓ | ✓ | |||
67 | 7.3. Bài toán thay đổi số vòng dây | ✓ | ✓ | ✓ | |||
68 | 7.4. Bài toán hiệu suất máy biến áp | ✓ | ✓ | ||||
69 | 7.5. Bài toán truyền tải điện | ✓ | ✓ | ||||
70 | 7.6. Bài tập về máy phát điện | ✓ | ✓ | ||||
71 | 7.7. Bài tập về động cơ điện | ✓ | ✓ | ||||
72 | 4. DAO ĐỘNG VÀ | 1. Đại cương về mạch dao động | 1.1. Cấu tạo và các phương trình của mạch dao động điện từ | ✓ | ✓ | ||
73 | 1.2. Tính toán các đại lượng đặc trưng của mạch dao động | ✓ | ✓ | ||||
74 | 1.3. Quan hệ giữa các giá trị tức thời trong mạch dao động | ✓ | ✓ | ||||
75 | 1.4. Bài toán thời gian trong mạch dao động điện từ | ✓ | ✓ |
76 | SÓNG ĐIỆN TỪ | 2. Năng lượng dao động điện từ | 2.1. Lí thuyết và các đặc điểm của năng lượng điện từ | ✓ | ✓ | ||
77 | 2.2. Vận dụng định luật bảo toàn năng lượng điện từ | ✓ | ✓ | ||||
78 | 2.3. Bài toán mạch dao động tắt dần | ✓ | ✓ | ||||
79 | 3. Sóng điện từ | 3.1. Lí thuyết về sóng điện từ và sự lan truyền của sóng điện từ | ✓ | ✓ | |||
80 | 3.2. Bài toán truyền thông bằng sóng điện từ | ✓ | ✓ | ||||
81 | 1. Tán sắc ánh sáng | 1.1. Lí thuyết về tán sắc ánh sáng | ✓ | ||||
82 | 1.2. Sự truyền ánh sáng trong các môi trường (lưỡng chất phẳng, thấu kính, lăng kính) | ✓ | ✓ | ||||
83 | 5. SÓNG ÁNH SÁNG | 2. Giao thoa ánh sáng đơn sắc | 2.1. Lí thuyết về giao thoa ánh sáng | ✓ | ✓ | ||
84 | 2.2. Tính toán các đại lượng trong giao thoa ánh sáng (i, a, D, λ) | ✓ | ✓ | ||||
85 | 2.3. Xác định vị trí và tính chất vân (vân tối/ vân sáng) | ✓ | ✓ | ||||
86 | 2.4. Tính số vân sáng, vân tối trong trường giao thoa | ✓ | ✓ | ||||
87 | 2.5. Bài toán dịch chuyển hệ vân giao thoa | ✓ | ✓ | ✓ | |||
88 | 3. Giao thoa ánh sáng đa sắc | 3.1. Số vân trùng, bậc vân trùng trong khoảng (đoạn) cho trước | ✓ | ✓ | |||
89 | 3.2. Vị trí vân trùng | ✓ | ✓ | ||||
90 | 4. Giao thoa ánh sáng trắng | 4.1. Xác định số vân trùng và bước sóng của các vân trùng tại vị trí cho trước | ✓ | ✓ | |||
91 | 4.2. Xác định bề rộng quang phổ | ✓ | |||||
92 | 5. Quang phổ và các loại tia | 5.1.Lí thuyết về máy quang phổ và các loại quang phổ | ✓ | ||||
93 | 5.2. Lí thuyết và công dụng của các loại tia; Hồng ngoại, tử ngoại, X | ✓ | |||||
94 | 6. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG | 1. Thuyết lượng tử ánh sáng | 1.1. Nội dung thuyết lượng tử ánh sáng | ✓ | ✓ | ||
95 | 1.2. Công suất nguồn sáng | ✓ | ✓ | ||||
96 | 2. Hiện tượng quang điện ngoài | 2.1. Lí thuyết về các định luật quang điện | ✓ | ✓ | |||
97 | 2.2. Vận dụng các định luật quang điện tính bước sóng, công thoát, giới hạn quang điện | ✓ | ✓ | ||||
98 | 2.3. Động năng, vận tốc của các e quang điện | ✓ | ✓ | ||||
99 | 2.4. Ống Culitgiơ | ✓ | ✓ | ||||
100 | 3. Hiện tượng quang điện trong | 3.1. Hiện tượng quang điện trong và một số ứng dụng | ✓ | ✓ | |||
101 | 3.2. Hiện tượng quang phát quang | ✓ | ✓ | ||||
102 | 4.1. Lí thuyết về mẫu hành tinh Rotherpho và hai tiên đề Borh | ✓ | ✓ |
103 | 4. Mẫu Bo | 4.2. Tính bán kính và năng lượng và vận tốc của e trên các trạng thái dừng | ✓ | ✓ | |||
104 | 4.3. Sự hấp thụ và phát xạ của photon | ✓ | ✓ | ||||
105 | 1. Đại cương về hạt nhân nguyên tử | 1.1. Đặc điểm cấu tạo và tính chất của hạt nhân nguyên tử | ✓ | ✓ | |||
106 | 1.2. Khối lượng và năng lượng tương đối tính của hạt | ✓ | ✓ | ✓ | |||
107 | 1.3. Độ hụt khối, năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng | ✓ | ✓ | ||||
108 | 7. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ | 2. Phản ứng hạt nhân | 2.1. Viết phương trình phản ứng hạt nhân, xác định cấu trúc hạt tạo thành | ✓ | |||
109 | 2.2. Bài toán tính năng lượng tỏa ra, thu vào trong phản ứng hạt nhân | ✓ | ✓ | ||||
110 | 2.3. Tính động năng, vận tốc, hướng của hạt tạo thành trong phản ứng hạt nhân | ✓ | ✓ | ✓ | |||
111 | 2.4. Phản ứng phân hạch, nhiệt hạch | ✓ | ✓ | ||||
112 | 3. Phóng xạ | 3.1. Lí thuyết về hiện tượng phóng xạ và đặc điểm của các loại tia phóng xạ | ✓ | ✓ | |||
113 | 3.2.Vận dụng định luật phóng xạ tính chu kì bán rã, số hạt, khối lượng hạt trong phóng xạ | ✓ | ✓ | ||||
114 | 3.3. Bài toán tính niên đại cổ vật | ✓ | ✓ | ✓ | |||
115 | 8. Kiến thức thực tế, tổng hợp, tích hợp, liên chương | 1. Bài toán đồ thị | ✓ | ✓ | |||
116 | 2. Bài toán thực nghiệm | ✓ | ✓ | ✓ | |||
117 | 3. Bài toán tích hợp kiến thức Điện học | ✓ | ✓ | ✓ | |||
118 | 4. Bài toán tích hợp kiến thức Từ trường và cảm ứng điện từ | ✓ | ✓ | ✓ | |||
119 | 5. Bài toán tích hợp kiến thức Quang hình học | ✓ | ✓ | ✓ | |||
120 | 6. Bài toán vận dụng tổng hợp, kiến thức liên chương | ✓ | ✓ | ✓ | |||
MA TRẬN ĐỀ THI THPTQG 2018 – Môn Vật Lý
Mức độ | Dao động cơ | Sóng cơ học | Dòng điện xoay chiều | Dao động điện từ | Sóng ánh sáng | Lượng tử ánh sáng | Hạt nhân nguyên tử | Điện tích - điện trường | Dòng điện không đổi | Từ trường – Cảm ứng từ | Quang học |
Nhận biết | 2 | 1 | 2 | 1 | 2 | 1 | 1 | ||||
Thông hiểu | 1 | 1 | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | ||
Vận dụng | 2 | 2 | 2 | 1 | 2 | 2 | 1 | 1 | 1 | ||
Nâng cao | 1 | 1 | 2 | 1 | 1 | ||||||
Tổng | 6 | 5 | 8 | 2 | 4 | 4 | 5 | 2 | 2 | 1 | 1 |
Chú ý các dạng bài liên kết kiến thức 11 -12:
NỘI DUNG | 12 | 11 |
DAO ĐỘNG CƠ | Con lắc đơn. Con lắc lò xo | + Điện trường (Lực điện, cường độ điện trường) + Từ trường (Lực từ) |
ĐIỆN XOAY CHIỀU | + Suất điện động xoay chiều. + Các loại đoạn mạch: - chỉ chứa R. - chỉ chứa L. | + Dòng điện không đổi: + Các định luật: Ôm, Jun – Len xơ. + Từ thông, Suất điện động cảm ứng. + Tự cảm; Từ thông qua mạch kín; Hiện tượng tự cảm; Năng lượng từ trường trong ống dây. |
SÓNG ĐIỆN TỪ | + Chu kì,tần số, bước sóng + Năng lượng điện trường. | Năng lượng trong tụ điện, ghép tụ. |
SÓNG ÁNH SÁNG | + Tán sắc ánh sáng. | + Lăng kính; Khúc xạ ánh sáng; Phản xạ toàn phần; Thấu kính mỏng. |
LƯỢNG TỬ | + Hiện tượng quang điện ngoài. | + Khi electron quang điện bay trong từ trường, điện trường; Lực điện trường; Lực lorenxo. |
HẠT NHÂN | + Các tia phóng xạ. | + Chuyển động trong điện trường và từ trường |
NỘI DUNG VẬT LÝ 12 | NỘI DUNG KẾT HỢP VẬT LÝ 11 | |
DAO ĐỘNG CƠ | Con lắc đơn Con lắc lò xo | Lực điện, Điện trường, Điện trường đều. Lực từ |
ĐIỆN XOAY CHIỀU | Suất điện động xoay chiều. Các loại đoạn mạch: chỉ chứa R. chỉ chứa L. | |
MẠCH DAO ĐỘNG LC | Năng lượng điện trường. | Năng lượng trong tụ điện, ghép tụ. |
SÓNG ÁNH SÁNG | Tán sắc ánh sáng. | Lăng kính; Khúc xạ ánh sáng; Phản xạ toàn phần; Thấu kính mỏng. |
LƯỢNG TỬ | Hiện tượng quang điện ngoài. | Khi electron quang điện bay trong từ trường, điện trường; Lực điện trường; Lực lorenxo. |
HẠT NHÂN | Các tia phóng xạ. | Chuyển động trong điện trường và từ trường |
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ THI THPT QUỐC GIA 2018
1. Dễ + trung bình khá (35 câu). Chương dao động cơ học
- Đại cương dao động cơ (biên độ, tần số, vận tốc, gia tốc …)
- Con lắc lò xo (chu kì, tần số, năng lượng)
- Con lắc đơn (chu kì, tần số, vận tốc, năn lượng …)
- Bài toán thời gian, quãng đường, số lần, thời điểm, vận tốc trung bình.
- Các loại dao động (tắt dần, cưỡng bức)
- Tổng hợp dao động
Chương sóng cơ học
- Đại cương sóng (vận tốc, bước sóng, sóng dọc, sóng ngang …)
- Giao thoa sóng (điều kiện giao thoa, biên độ giao thoa, số CĐ, CT trên S 1S2)
- Sóng dừng (số bụng, số nút, tính tuần hoàn của sóng)
- Sóng âm (định nghĩa, vận tốc âm, các đặc trưng của âm, cường độ âm, mức cường độ âm)
Chương điện xoay chiều
- Đại cương điện xoay chiều (chu kì, tần số, các giá trị cực đại, giá trị hiệu dụng của dòng điện)
- Tính dung kháng, cảm kháng, tổng trở, độ lệch pha
- Điều kiện công hưởng điện
- Công suất, hệ số công suất.
- Tần số máy phát điện, cấu tạo và hoạt động của động cơ điện.
- Máy biến thế, công suất hao phí trong truyền tải điện năng.
Chương dao động điện từ
- Chu kì, tần số của mạch dao động.
- Năng lượng, các giá trị cực đại, tức thời của mạch dao động.
- Sóng điện từ.
- Truyền thông bằng sóng điện từ.
Chương sóng ánh sáng
- Tán sắc ánh sáng, ánh sáng trắng, ánh sáng đơn sắc.
- Màu sắc, bước sóng, chiết suất môi trường
- Giao thoa ánh sáng (khoảng vân, vị trí vân sáng, tối, số vân sáng tối)
- Các loại tia, quang phổ, thang sóng điện từ.
Chương lượng tử ánh sáng
- Ba định luật quang điện
- Giới hạn quang điện, công thoát, công thức anh xtanh.
- Hiệu suất lượng tử, số electron, số photon.
- Thuyết lượng tử ánh sáng của Anhxtanh. Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng.
- Hiện tượng quang điện trong, pin quang điện, quang điện trở.
- Bán kính quỹ đạo dừng, năng lượng các trạng thái dừng, năng lượng/ bước sóng của photon mà nguyên tử hấp thụ hay phát xạ. Số photon mà nguyên tử có thể phát xạ.
Chương hạt nhân nguyên tử
- Cấu tạo hạt nhân, lực hạt nhân, đồng vị, khối lượng nguyên tử.
- Độ hụt khối, năng lượng liên kết, tính bền vững của hạt nhân.
- Các tia phóng xạ. Chu kì phóng xạ
- Khối lượng (số phân tử) còn lại/ đã phóng xạ/ tạo thành.
- Độ phóng xạ.
- Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân.
- Độ hụt khối, năng lượng trong phản ứng hạt nhân
2. Khá, giỏi – nâng cao (15 câu) Chương dao động cơ học:
- Bài toán thời gian, quãng đường, số lần, thời điểm, vận tốc trung bình.
- Bài toán về lực đàn hồi, lực phục hồi.
- Con lắc đơn chịu tác dụng của ngoại lực.
- Cắt/ ghép lò xo.
- Áp dụng định lí hàm sin vào tổng hợp dao động.
- Bài tập dao động tắt dần/ dao động cưỡng bức/ cộng hưởng cơ.
- Bài toán kích thích dao động bằng va chạm.
- Con lắc chịu thêm lực không đổi (Xác định biên độ) …
Chương sóng cơ và sóng âm:
- Bài toán xác định số cực đại, cực tiểu trong các cạnh của các hình đặc biệt (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác hay hình tròn).
- Xác định khoảng cách max, min từ điểm khảo sát đến hai nguồn.
- Các điểm dao động cùng pha, ngược pha với hai nguồn.
- Tính tuần hoàn theo không gian/ thời gian của sóng cơ.
- Xác định biên độ, li độ của một hoặc nhiều phần tử sóng.
Chương dòng điện xoay chiều:
- Các bài toán về độ lệch pha.
- Bài toàn giản đồ pha.
- Bài toán hộp đen.
- Xoay quanh các bài toán liên quan đến cực trị.
- Các bài toán liên quan đến thực nghiệm/ đồ thị.
- Truyền tải điện năng (bài toán thay đổi hiệu suất truyền tải …)
Chương dao động và sóng điện từ:
- Bài toán tương tự điện cơ.
- Bài toán mạch dao động tắt dần.
- Bài toán ghép tụ, tụ xoay.
- Nạp năng lượng cho tụ/ cuộn cảm.
Chương sóng ánh sáng:
- Giao thoa với 2, 3 ánh sáng đơn sắc (khoảng vân trùng nhau, số vân trùng nhau, số vân trong khoảng giữa hai vân trùng nhau).
- Giao thoa với ánh sáng trắng (bề rộng vùng quang phổ, số bức xạ cho vân sáng tại một vị trí).
- Bài toán thay đổi D, a.
- Bài toán xác định độ dịch chuyển của hệ vân giao thoa khi trước hai nguồn đặt một bản mỏng.
Chương lượng tử ánh sáng
- Bài toán electron chuyển động trong điện trường và từ trường, xác định quãng đường và vận tốc của nó.
Chương vật lý hạt nhân:
- Thời gian phóng xạ/ chu kì phóng xạ/ tuổi mẫu đá, tuổi Trái Đất.
- Bài toán tỉ lệ số hạt của hai chất phóng xạ độc lập.
- Đo độ phóng xạ của mẫu tại các thời điêm khác nhau (bài toán đo độ phóng xạ với các bệnh nhân/ xác định thể tích máu …)
- Bài toán động năng, vận tốc của các hạt sau phản ứng.
- Góc hợp bởi vectơ vận tốc của các hạt sau phản ứng.