GDCD 9 Bài 5: Bảo vệ hoà bình Giáo dục công dân lớp 9 Chân trời sáng tạo trang 27, 28, 29, 30, 31, 32

Giải bài tập GDCD 9 Bài 5: Bảo vệ hoà bình giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo trang 27, 28, 29, 30, 31, 32.

Soạn Giáo dục công dân 9 Bài 5 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK giúp các em nắm vững kiến thức. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 5 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 5 - Luyện tập

Luyện tập 1

Em hãy đọc câu nói sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh và xây dựng bài thuyết trình về ý nghĩa của việc bảo vệ hoà bình.

Không có gì quý hơn độc lập, tự do.

Trả lời:

Như chúng ta đã biết chiến tranh thế giới đã đi qua từ rất lâu nhưng hậu quả của nó vẫn còn kéo dài, dai dẳng, nặng nề với bao đau thương, chết chóc, bệnh tật… Do đó nhân loại luôn muốn đặt ra mục tiêu ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình vì một cuộc sống yên bình và hạnh phúc của mọi người. Để giúp mọi người hiểu được chiến tranh và hòa bình. Và vì sao lại phải bảo vệ hòa bình, trách nhiệm và hành động của mỗi người, mỗi quốc gia phải như thế nào?

Chiến tranh là hiện tượng chính trị - xã hội có tính chất lịch sử, sự tiếp tục của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau. Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang có tổ chức, theo những quy tắc nhất định và thường kết hợp với các hình thức đấu tranh khác (chính trị, kinh tế, ngoại giao,...).
Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm khoảng 10 triệu người chết. Còn cuộc chiến tranh lần thứ 2 thảm họa hơn nhiều, có tới hơn 50 triệu người chết. Từ năm 1900 đến năm 2000, các cuộc chiến tranh và xung đột trên thế giới đã làm hơn 2 triệu trẻ em bị chết, hơn 6 triệu trẻ em bị thương tích, tàn phế, 20 triệu trẻ em phải bơ vơ do mất nhà cửa… Có thể thấy chiến tranh là thảm họa vô cùng tàn khốc gây ra cho con người bao nhiêu mất mát, chết chóc, nghèo nàn, bất hạnh…

Hòa bình là trạng thái xã hội không có chiến tranh, không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, các nhóm chính trị xã hội. Hòa bình đối ngược với chiến tranh. Trong xã hội có nhiều chính Đảng, hòa bình cũng được mô tả bởi mối quan hệ giữa các Đảng phái trong sự tôn trọng lẫn nhau và theo công lý. Nhìn chung hòa bình thường không liên tục, luôn bị gián đoạn bởi các cuộc chiến tranh.

Hòa bình chính là khát vọng của mỗi người trên thế giới, nó cho chúng ta một cuộc sống bình đẳng, tự do, hạnh phúc… Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trong, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại. Bảo vệ hòa bình là gìn giữ cuộc sống bình yên; dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia; không để xẩy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Ngày nay, các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới. Ý thức bảo về hòa bình, lòng yêu hòa bình cần được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong các mối quan hệ và giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người.

Ở Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ IX đã viết “… Trong một vài thập kỉ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn của các quốc gia, dân tộc…”

Trong Lời nói đầu Hiến chương Liên hợp quốc đã “…Bày tỏ lòng mong muốn cùng chung sống hòa bình trên tinh thần láng giềng thân thiện, cùng nhau góp sức để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thừa nhận những nguyên tắc và xác định những phương pháp bảo đảm không dùng vũ lực, sử dụng cơ chế Quốc tế để thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và xã hội của tất cả các dân tộc, …”

Việt Nam - Là một dân tộc yêu chuộng hòa bình và phải chịu đựng quá nhiều đau thương, mất mát của các cuộc chiến tranh gay go, ác liệt để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, nhân dân ta càng thấu hiểu giá trị của hòa bình. Chúng ta đã, đang và sẽ tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và công lí trên thế giới.

Để bảo vệ hòa bình cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người; thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Để bảo vệ hòa bình, các nhà lãnh đạo và nhân dân trên toàn thế giới đã tiến hành nhiều hoạt động như: mít tinh, biểu tình, tuần hành phản đối chiến tranh xâm lược,…

Tôi và các bạn đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải làm gì để bảo vệ hòa bình. Theo tôi, trước hết chúng ta phải biết lắng nghe người khác. Biết thừa nhận những điểm mạnh của họ, học hỏi những điều hay, tôn trọng các qui định của lớp mình, của lớp khác, của Đoàn, Đội và của nhà trường. Tuyệt đối không dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân; không bắt mọi người phải phục tùng mọi ý muốn của mình. Không phân biệt đối xử giữa các bạn nam nữ trong lớp, với các lớp khác và cả trường. Chúng ta cùng nhau làm được như thế thì chắc chắn ngôi trường …………… sẽ là nơi yên bình, vui tươi cho mỗi chúng ta học tập tốt hơn.

Luyện tập 2

Em hãy quan sát các hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu:

  • Em hãy nhận xét về những hành động, việc làm tham gia bảo vệ hoà bình của nhân vật trong các hình ảnh trên.
  • Em hãy xác định những việc làm tham gia bảo vệ hoà bình một cách phù hợp.

Bảo vệ hoà bình

Trả lời:

* Các bạn học sinh trong ảnh đã có hành động, việc làm tham gia bảo vệ hòa bình một cách phù hợp, cụ thể:

  • Tranh số 1: các bạn học sinh viết thư để cảm ơn các chiến sĩ đang đóng quân ở hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
  • Tranh số 2: các bạn học sinh tham gia buổi giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới
  • Tranh số 3: các bạn học sinh rèn luyện sức khỏe để sau này có thể tham gia vào quân đội, bảo vệ Tổ quốc.
  • Tranh số 4: thầy giáo đang giảng dạy cho các bạn học sinh về kĩ năng giải quyết xung đột.

* Một số việc học sinh có thể làm để góp phần bảo vệ hoà bình:

  • Tham gia các cuộc thi viết thư UPU Quốc tế để tuyên truyền về hoà bình và khát vọng hoà bình.
  • Nghiên cứu về lịch sử các cuộc chiến tranh và hậu quả năng nề của chúng để nỗ lực rèn luyện bản thân, sẵn sàng tham gia bảo vệ hoà bình khi đủ điều kiện.
  • Vận động gia đình, người thân, bạn bè sẵn sàng tham gia bảo vệ hoà bình.
  • Lên án, phê phán các cuộc chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc thông qua bài viết, bài thơ và tác phẩm hội hoạ,...

Luyện tập 3

Em hãy tìm hiểu về hậu quả của chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc để viết một đoạn văn ngắn thể hiện sự phê phán đối với tình trạng đó.

Trả lời:

Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn đầy máu và nước mắt. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến là những cuộc chiến tranh và hậu quả của nó. Chiến tranh là việc mỗi quốc gia chưa bằng lòng với lãnh thổ của mình mà đem quân đội đi đánh chiếm quốc gia khác nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ hoặc củng cố chính trị. Chiến tranh là một hoạt động sai trái và bất nhân mà công dân trên khắp thế giới cần đả đảo và ngăn cản. Trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho con người mà lịch sử đã ghi chép lại khiến chúng ta ám ảnh. Chiến tranh có sức tàn phá nặng nề, thiệt hại to lớn, mất mát, rạn nứt tình người, chính vì thế con người cần có nhận thức đúng đắn và ngăn chặn sớm mọi mầm mống của chiến tranh. Hậu quả của chiến tranh đầu tiên phải kể đến là thiệt hại về người, số người chết trong các cuộc chiến tranh khó có sử sách nào thống kê hết được, gia đình tan vỡ, cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề. Sức tàn phá của chiến tranh gây ra thiệt hại về tài sản, rất nhiều công trình, thành tựu văn minh bị chiến tranh làm hại mà mãi mãi không thể khôi phục được. Hậu quả chiến tranh để lại vô cùng to lớn, đó là sự ám ảnh trong tâm trí con người, bom đạn tàn dư của chiến tranh có thể phát nổ bất cứ lúc nào; con người phải mất nhiều năm mới có thể khôi phục lại nền kinh tế sau chiến tranh. Hiện nay, chúng ta sống trong thời bình nhưng cũng không nên mất cảnh giác. Mỗi cá nhân cần có nhận thức, ý thức bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước mình, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, chúng ta cần có hành vi ngăn chặn, lên án những hành vi làm nhen nhóm lên cuộc chiến tranh, chủ trương sống vì hòa bình. Các bạn học sinh cần có ý thức học tập, trau dồi bản thân, trở thành một công dân có ích. Mỗi người một hành động nhỏ, một đóng góp nhỏ sẽ tạo thành khối sức mạnh dân tộc to lớn, hãy yêu quý nền hòa bình và bảo vệ nền hòa bình đáng quý của toàn nhân loại.

>> Tham khảo: Viết đoạn văn thể hiện sự phê phán đối với chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc

Giải GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 5 - Vận dụng

Em hãy thiết kế một sản phẩm để khuyến khích, thúc đẩy các bạn học sinh tham gia bảo vệ hoà bình.

Trả lời:

(*) Sản phẩm tham khảo 1: Tranh vẽ “Vì một thế giới hòa bình”

Bảo vệ hoà bình

(*) Sản phẩm tham khảo 2: Tranh vẽ “Khát khao hòa bình”

Bảo vệ hoà bình

(*) Sản phẩm tham khảo 3: Tranh vẽ “Bảo vệ một thành phố hòa bình”

Bảo vệ hoà bình

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 03
  • Dung lượng: 443,9 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo