GDCD 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em Giáo dục công dân lớp 6 trang 55 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Giáo dục công dân 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 55, 56, 57, 58.
Với lời giải GDCD 6 Bài 12 chi tiết, trình bày khoa học, còn giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án Giáo dục công dân 6 Bài 12 KNTT theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giáo dục công dân lớp 6 bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
I. Khởi động GDCD 6 bài 12
❓Cùng nghe bài hát “Dấu chấm hỏi” (sáng tác: Thế Hiển).
Bạn nhỏ trong bài hát không được hưởng những quyền nào của trẻ em? Theo em, ai sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em của bạn nhỏ này?
Theo em, ai sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em của bạn nhỏ này?
Gợi ý trả lời
- Khi nghe bài hát “Dấu chấm hỏi” (sáng tác: Thế Hiển). Em thấy bạn nhỏ mồ côi trong bài hát không được hưởng đầy đủ quyền mà đáng lẽ trẻ em đáng được hưởng như:
- Quyền nuôi dưỡng
- Quyền chăm sóc, bảo vệ
- Quyền học tập
- Quyền được vui chơi
- Theo em, để chịu trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em của bạn nhỏ này gồm có:
- Bố mẹ
- Gia đình hai bên nội ngoại
- Nhà trường
- Xã hội….
II. Khám phá GDCD 6 bài 12
Khám phá 1
❓Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
1. Đã vài lần Long trông thấy chú Hưng hàng xóm đánh đập con trai. Long rất thương em nên đã kể lại chuyện này với bố và nhờ bố tìm cách để giúp đỡ em.
2. Lên lớp 6, Lan đòi bố mua xe máy điện để đi học nhưng bố không đồng ý vì Lan chưa đủ tuổi sử dụng. Lan nghĩ bố không thương mình nên giận dỗi nhịn ăn.
3. Do phải ngồi xe lăn tự nhỏ nên Hoàng tự ti, ngại giao tiếp. Nhà trường tổ chức cuộc thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt nam, biết Hoàng có giọng hát hay, các bạn trong lớp đã động viên, khích lệ, chuẩn bị cả trang phục để Hoàng tham gia thi khiến bạn rất cảm động.
a) Em hãy cho biết, trong các tình huống trên, bạn nào đã thực hiện đúng, bạn nào thực hiện chưa đúng quyền và bổn phận của trẻ em? Vì sao?
b) Theo em, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em?
Gợi ý trả lời
a, Tình huống 1: Trong tình huống trên, bạn Long đã thực hiện đúng quyền và bổn phận của trẻ em. Vì:
- Long biết chú Hưng hàng xóm đánh đập con trai mình là sai
- Long rất thương em nên tìm cách để giúp đỡ em
- Long còn nhỏ nên không thể can thiệp trực tiếp đã kể với bố và nhờ bố giúp đỡ em.
- Tình huống 2: Trong tình huống trên, bạn Lan đã thực hiện đúng quyền và bổn phận của trẻ em. Vì:
- Lan đòi bố mua xe máy điện để đi học trong khi chưa đủ tuổi sử dụng.
- Lan làm sai lại còn giận dỗi, nhịn ăn
- Tình huống 3: Trong tình huống trên, các bạn trong lớp đã thực hiện đúng quyền và bổn phận của trẻ em. Vì:
- Các bạn đã biết động viên quan tâm giúp đỡ Hoàng
- Các bạn đã biết năng khiếu của Hoàng và động viên Hoàng tham gia, chuẩn bị cả trang phục thi cho bạn
b, Theo em, học sinh có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em như:
- Tích cực chủ động thực hiện các quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ phát triển bản thân một cách toàn diện
- Đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em và lên án, phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
Khám phá 2
❓Em hãy đọc thông tin, tình huống sau và trả lời câu hỏi:
1. Nghỉ hè về thăm quê, An được ông bà dẫn đi thăm quan và kể cho nghe nhiều câu chuyện thú vị về các di tích lịch sử ở địa phương. Ông bà còn dạy An cách trồng rau và chăm sóc vật nuôi trong nhà. Đây thật là kì nghỉ thú vị và bổ ích.
2. Trường học của Lâm có kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Để tổ chức các hoạt động phù hợp với học sinh, nhà trường đã đưa ra một số nội dung hoạt động ngoại khóa để đóng góp ý kiến và lựa chọn nội dung mà các em thấy hứng thú nhất.
3. Chính quyền xã K đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu về pháp luật giao thông nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh. Cùng với những phần quà ý nghĩa, Ban tổ chức còn tuyên truyền đến từng thôn xóm để các gia đình động viên con em mình tham gia cuộc thi.
4. Nhận được thông tin báo của anh Hải, cơ quan công an đã điều tra, bắt giữ vợ chồng ông Nam về hành vi thường xuyên đánh đập con nuôi là bé Tùng. Tòa án xét xử và tuyên phạt tù vợ chồng ông Nam về hành vi hành hạ người khác và hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
a) Theo em, gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?
b) Theo em, những hành vi xâm phạm quyền trẻ em sẽ bị xử lí như thế nào?
Gợi ý trả lời
a. Theo em, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em là: tiến hành khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em, tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu phù hợp; quản lý và bảo vệ quyền trẻ em khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng bị mua bán, đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em, xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ.
b. Theo em, những hành vi xâm phạm quyền trẻ em sẽ bị xử lý như sau: tùy theo mức độ vi phạm của hành vi sẽ bị xử lý dưới nhiều hình thức khác nhau (xử lý hành chính, dân sự, hình sự,…).
III. Luyện tập GDCD 6 bài 12
Luyện tập 1
❓Em hãy nêu một số biểu hiện thực hiện tốt và chưa tốt quyền trẻ em ở gia đình, trường học, địa phương em?
Gợi ý trả lời
Một số biểu hiện thực hiện tốt và chưa tốt quyền trẻ em ở gia đình, trường học, địa phương em, em trình bày theo bảng sau:
Địa điểm | Biểu hiện thực hiện tốt quyền trẻ em | Biểu hiện thực hiện chưa tốt quyền trẻ em |
Gia đình | - Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em - Tạo điều kiện cho trẻ phát triển năng khiếu -… | - Bố mẹ không muốn cho con tham gia một số hoạt động tập thể sợ ảnh hưởng đến học hành - Trẻ em giẫn dỗi bố mẹ, nhịn ăn, bỏ học… |
Trường học | - Đảm bảo quyền học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu…của trẻ -… | - Học sinh đánh bạn - Học sinh trốn học -… |
Địa phương | - Cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ. -…. | - Vẫn còn trẻ em lang thang cơ nhỡ, khó khăn… |
Luyện tập 2
❓Em tán thành hoặc không tán thành ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, không cần làm gì.
b. Trẻ em khuyết tật cũng được hưởng các quyền như những trẻ em khác.
C. Cha mẹ có quyền ưu tiên, chiều chuộng con trai hơn con gái.
d. Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút là sai trái.
e. Cho con đi học hay không là quyền của cha mẹ.
Gợi ý trả lời
Em tán thành với những ý kiến sau: Ý kiến a và ý kiến b vì thực hiện đúng quyền trẻ em.
Em không tán thành với ý kiến: ý kiến c, ý kiến d, ý kiến e vì thực hiện chưa đúng quyền trẻ em.
Luyện tập 3
❓Xử lý tình huống:
1. Giờ ra chơi, Quân và các bạn ra sân trường đá cầu. Trong lúc đỡ cầu, Quân Vô tình giẫm phải chân của Hưng. Mặc dù Quân đã xin lỗi nhưng Hưng vẫn tỏ thái độ khó chịu và mắng chửi Quân bằng những lời lẽ rất khó nghe, thậm chí Hưng còn đe dọa Quân.
Nếu em là Quân, em sẽ làm gì?
2. Trường Lan tổ chức cho học sinh đi tham quan di tích lịch sử. Tuy nhiên, bố của Lan không muốn cho Lan đi vì địa điểm tham quan ở xa. Lan rất buồn và không biết phải làm gì để bố đồng ý cho mình đi.
Nếu là Lan, em sẽ làm gì để bố đồng ý cho mình đi tham quan cùng các bạn?
Gợi ý trả lời
Tình huống 1: Nếu là Quân em sẽ xử lý như sau: trước những thái độ của Hưng như vậy Quân không được tức giận và nổi nóng, phải tự kiềm chế cảm xúc của mình; sau đó Quân nên xin lỗi một lần nữa tỏ sự thành ý; Nếu Hưng vẫn tiếp tục có thái độ dọa nạt, xúc phạm Quân bạn hãy nhờ sự can thiệp của các bạn, thầy cô giáo hoặc bác bảo vệ để hai bên không có sự xô xát lẫn nhau.
Tình huống 2: Nếu là Lan em sẽ xử lý như sau: Lan hãy chia sẻ với bố mẹ về mong muốn của bản thân, giải thích cho bố mẹ biết những lợi ích của chuyến đi - đi để học hỏi thêm kinh nghiệm bên ngoài và muốn trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, con cũng có quyền được vui chơi. Đảm bảo với bố mẹ về sự an toàn của chuyến đi để bố mẹ yên tâm và không có sự lo lắng.
IV. Vận dụng GDCD 6 bài 12
Vận dụng 1
❓Em hãy tìm hiểu và trang bị cho bản thân các kiến thức và kĩ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Ghi lại những việc trẻ em nên làm và không nên làm để phòng chống nguy cơ xâm hại trẻ em theo bảng sau:
Việc trẻ em nên làm để phòng chống nguy cơ xâm hại trẻ em | Việc trẻ em không nên làm để phòng chống nguy cơ xâm hại trẻ em |
Gợi ý trả lời
Em đã tìm hiểu và trang bị cho bản thân các kiến thức và kĩ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Ghi lại những việc trẻ em nên làm và không nên làm để phòng chống nguy cơ xâm hại trẻ em theo bảng sau:
Việc trẻ em nên làm để phòng chống nguy cơ xâm hại trẻ em | Việc trẻ em không nên làm để phòng chống nguy cơ xâm hại trẻ em |
- Ra khỏi nhà cần xin phép người lớn. - Cha mẹ nhờ ai đón hộ nên có “mật mã” để trao đổi với trẻ, tránh bắt cóc. - Nếu ai ngỏ ý nhờ giúp đỡ, phải chạy đi báo người lớn, công an, cảnh sát vì bản thân không đủ khả năng làm việc này. - Thuộc số điện thoại của người thân; - Khi thấy ai đó khả nghi đi theo thì hét “cứu con với” sau đó vùng bỏ chạy. -…. | - Không tiếp xúc với người lạ - Tuyệt đối không nhận quà của người lạ. - Không nên tò mò tụ tập tại những nơi công cộng; - Không đi một mình khi trời tối... - Không cho ai động vào phần kín của mình. -…. |
Vận dụng 2
❓Em hãy tự nhận xét việc thực hiện bổn phận của mình đối với gia đình, thầy cô giáo. Điều gì em đã thực hiện tốt và đều gì em chưa thực hiện tốt? Hãy xây dựng kế hoạch rèn luyện để khắc phục những điều chưa tốt theo bảng mẫu?
Đối tượng | Việc đã thực hiện tốt | Việc chưa thực hiện tốt | Kế hoạch rèn luyện |
Gia đình | |||
Thầy, cô giáo |
Gợi ý trả lời
Em tự nhận xét việc thực hiện bổn phận của mình đối với gia đình, thầy cô giáo. Điều em đã thực hiện tốt và đều em chưa thực hiện tốt. Em đã xây dựng kế hoạch rèn luyện để khắc phục những điều chưa tốt theo bảng mẫu sau:
Đối tượng | Việc đã thực hiện tốt | Việc chưa thực hiện tốt | Kế hoạch rèn luyện |
Gia đình | - Biết vâng lời ông bà, cha mẹ - Biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc phù hợp với lứa tuổi. -… | - Chưa biết tiết kiệm tiền cho bố mẹ vì dùng tiền chơi điện tử. - Còn hay la mắng em, khi em khóc -… | - Tập trung học tập, không la cà tụ tập bạn bè chơi điện tử - Yêu thương em hơn -… |
Thầy, cô giáo | - Chăm ngoan, học giỏi - Tích cực xây dựng bài trong lớp -… | - Chưa mạnh dạn góp ý với thầy cô giáo… | - Lễ phép, kính trọng nhưng gần gũi thầy cô, mạnh dạn nói suy nghĩ của mình… |
Lý thuyết Thực hiện quyền trẻ em
1. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
- Tích cực chủ động thực hiện các quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ phát triển bản thân một cách toàn diện
- Đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em và lên án, phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
2. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em
a. Trách nhiệm của gia đình
- Tiến hành khai sinh cho trẻ.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.
- Tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động trường, xã hội.
- Tạo điều kiện cho trẻ học tập.
- Tạo điều kiện cho trẻ vui chơi, giải trí.
- Tạo điều kiện cho trẻ phát triển năng khiếu.
- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho trẻ, tránh khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng bị mua bán.
b. Trách nhiệm của nhà trường
- Đảm bảo quyền học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu…của trẻ.
- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe , nhân phẩm, danh dự cho trẻ, bí mật về đời sống riêng tư cho trẻ.
- Quản lí trẻ em và giáo dục để trẻ thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
c. Trách nhiệm của xã hội
- Đảm bảo tất cả trẻ em được hưởng và thực hiện quyền trẻ em.
- Xây dựng, ban hành, thực hiện các chủ trương, các chính sách… về quyền trẻ em.
- Cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ.
- Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí nghiệm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Câu 1: Thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của
A. cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.
B. cá nhân đó và toàn thể gia đình dòng họ.
C. tất cả các gia đình, nhà trường và xã hội.
D. tất cả các gia đình và tổ chức trong xã hội.
Lời giải
Thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.
=> Chọn đáp án A
Câu 2: Trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em là
A. tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.
B. ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.
C. phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
D. tất cả ý trên đều đúng.
Lời giải:
Trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em là: tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em, phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em…
=> Chọn đáp án D
Câu 3: Khi thực hiện quyền trẻ em mỗi gia đình cần phải có trách nhiệm nào dưới đây?
A. Tiến hành khai sinh cho trẻ.
B. Chăm sóc, giáo dục trẻ em.
C. Tạo điều kiện, cho trẻ học tập.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Lời giải:
Khi thực hiện quyền trẻ em mỗi gia đình cần phải có trách nhiệm như: Tiến hành khai sinh cho trẻ, chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo điều kiện, cho trẻ học tập..
=> Chọn đáp án D