-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Sinh học 11 Bài 18: Tập tính ở động vật Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo trang 116, 117, 118, ..., 125
Giải Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 116→125.
Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo Bài 18 được biên soạn đầy đủ, chi tiết giúp các bạn hiểu được kiến thức về các dạng tập tính phổ biến ở động vật, các hình thức học tập. Đồng thời nhanh chóng trả lời các câu hỏi nội dung bài học, so sánh với kết quả mình đã làm thuận tiện hơn.
Sinh học 11 Bài 18: Tập tính ở động vật
Hoạt động hình thành kiến thức mới Sinh 11 Bài 18
Câu hỏi 1: Thế nào là tập tính? Cho ví dụ. Tập tính có vai trò gì đối với động vật?
Gợi ý đáp án
- Tập tính là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
- Ví dụ: Các loài gia cầm (gà, vịt, ngan,...) đi theo vật chuyển động chúng nhìn thấy đầu tiên.
- Tập tính có vai trò quan trọng đối với đời sống động vật. Tập tính giúp động vật thích ứng với môi trường, đảm bảo cho chúng tồn tại và phát triển.
Câu hỏi 2: Lập bảng phân biệt tính bẩm sinh và tập tính học được.
Gợi ý đáp án
Tiêu chí |
Tập tính bẩm sinh |
Tập tính học được |
Tính di truyền |
Có |
Không |
Tính ổn định |
Ổn định |
Không ổn định |
Tính cá thể |
Không |
Có |
Cơ chế phản xạ |
Phản xạ không điều kiện |
Phản xạ có điều kiện |
Câu hỏi 3: Ở động vật có những dạng tập tính nào? Nêu vai trò của mỗi dạng tập tính đó
Gợi ý đáp án
- Tập tính kiếm ăn: Đảm bảo cho sự sinh tồn của động vật
- Tập tính bảo vệ lãnh thổ: Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản
- Tập tính di cư: Tránh điều kiện môi trường không thuận lợi
- Tập tính sinh sản: Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài
- Tập tính xã hội: Đảm bảo trật tự trong bầy đàn cũng như hỗ trợ nhau trong kiếm ăn, săn mồi, chống lại kẻ thù
Câu hỏi 4: Cho ví dụ chứng minh tập tính kiếm ăn khác nhau tùy từng loài động vật
Gợi ý đáp án
- Cua, tôm dùng càng để bắt mồi, kiếm ăn lúc chiều muộn
- Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá.
Câu hỏi 5: Đông vật có thể bảo vệ lãnh thổ của mình bằng những cách nào?
Gợi ý đáp án
- Đánh dấu bằng nước tiểu: báo đốm đen, sơn dương
- Bằng dịch tiết có mùi đặc biệt: hươu, chồn
- Chiến đấu để đánh đuổi các con đực lạ ra khỏi lãnh thổ: Sư tử đực, tinh tinh đực
Giải Luyện tập Sinh 11 Bài 18
Tại sao hiện tượng di cư cũng được xem là một loại tập tính xã hội? Cho ví dụ.
Gợi ý đáp án
- Hiện tượng di cư cũng được xem là một loại tập tính xã hội vì tập tính di cư xảy ra ở các loài động vật sống theo bầy đàn.
- Ví dụ: Mỗi năm, quần thể linh dương đầu bò xanh tại Đông Phi đều di cư, chúng tìm đến nơi có nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tiết sữa và nuôi con non phát triển.
Giải Vận dụng Sinh 11 Bài 18
Tại sao nên giáo dục cho trẻ từ khi còn nhỏ?
Gợi ý đáp án
Nên giáo dục cho trẻ từ khi còn nhỏ vì giai đoạn khi trẻ còn nhỏ là giai đoạn não bộ và các giác quan phát triển mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các thói quen, khả năng nhận thức và tư duy. Giáo dục từ sớm giúp hình thành và củng cố các phản xạ có điều kiện, dựa trên sự quan sát của trẻ. Giúp trẻ em hình thành và phát triển được các kĩ năng, thái độ, hành vi,… đúng đắn, xây dựng các thói quen tích cực, giúp trẻ phát triển một cánh lành mạnh và toàn diện hơn.

Chọn file cần tải:
-
Sinh học 11 Bài 18: Tập tính ở động vật Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 11 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Điều lệ trường Trung học cơ sở, phổ thông
10.000+ -
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 27
10.000+ -
Công thức tính độ tự cảm của cuộn dây
10.000+ -
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ 7 -
Bài tập so sánh hơn và so sánh nhất
10.000+ -
Tổng hợp kiến thức phần đọc hiểu thi THPT Quốc gia 2024
10.000+ -
Văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng
50.000+ -
Tìm ý đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở
10.000+ -
Tập làm văn lớp 5: Tả một người ở địa phương em sinh sống (Dàn ý + 9 mẫu)
50.000+ 2 -
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh biển Vũng Tàu
100.000+ 10
Mới nhất trong tuần
-
Chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
- Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
- Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
- Bài 3: Thực hành Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật và trồng cây bằng thủy canh, khí canh
- Bài 4: Quang hợp ở thực vật
- Bài 5: Thực hành Quan sát lục lạp và tách chiết sắc tố; chứng minh sự hình thành sản phẩm quang hợp
- Bài 6: Hô hấp ở thực vật
- Bài 7: Thực hành Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật
- Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
- Bài 9: Hô hấp ở động vật
- Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
- Bài 11: Thực hành Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn
- Bài 12: Miễn dịch ở động vật và người
- Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi
- Ôn tập chương I
-
Chương 2: Cảm ứng ở sinh vật
-
Chương 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
-
Chương 4: Sinh sản ở sinh vật
-
Chương 5: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể và một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể
- Không tìm thấy