-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Lịch sử 7 Bài 7: Vương quốc Lào Soạn Sử 7 trang 39 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập SGK Lịch sử 7 trang 39, 40, 41 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 7: Vương quốc Lào của Chương 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 7 chương 3 trong sách giáo khoa Lịch sử 7 Kết nối tri thức với cuộc sống theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Soạn Sử 7 Bài 7: Vương quốc Lào
Giải câu hỏi giữa bài Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 7
1. Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc
Hãy trình bày quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào.
Trả lời:
Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào.
- Đầu thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đất Lào => Lào Lùm. Họ sinh sống hòa hợp với người Lào Thơng hợp chung lại là người Lào.
- Năm 1353: Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các mường Lào và lên ngôi vua. Đặt tên nước là Lan Xang (Triệu Voi).
- Vương quốc Lào từng bước phát triển và đạt tới sự thịnh vượng trong các thế kỉ XV – XVII.
2. Vương quốc Lào thời Lan Xang
Câu 1: |Khai thác tư liệu trên cho em biết điều gì về kinh tế của Vương quốc Lan Xang.
Trả lời:
Từ thế kỉ XV đến XVII là thời kì phát triển thịnh vượng của vương quốc Lan Xang về mặt kinh tế:
- Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi gia súc khá phát triển. Việc khai thác các sản vật quý được chú trọng.
- Những sản vật quý của vùng này thường được trao đổi ra bên ngoài có thể kể đến như: tê, voi sáp trắng, vải bông, chiêng đồng.
- Nhiều người châu Âu đến buôn bán thời kì này đã miêu tả cuộc sống thanh bình, trù phú của người Lào
=> Kinh tế phát triển thịnh đạt, xã hội ổn định, văn hóa phát triển.
Câu 2: Hãy nêu và đánh giá về sự phát triển của vương quốc Lan Xang.
Trả lời:
a. Sự phát triển của Lan Xang trong các thế kỉ XV - XVII
- Về tổ chức nhà nước:
- Vương quốc được chia thành 7 mường (tỉnh)
- Đứng đầu nhà nước là Vua, dưới vua là một phó vương và 7 quan đại thần kiêm tổng đốc tỉnh.
- Quân đội bao gồm quân thường trực của nhà vua và quân địa phương.
- Về kinh tế:
- Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi gia súc, khai thác lâm sản khá phát triển.
- Cư dân Lan Xang đã có sự trao đổi, buôn bán với nước ngoài.
- Cuộc sống của cư dân thanh bình, sung túc.
- Về ngoại giao: Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với các quốc gia láng giềng nhưng luôn kiên quyết chống quân xâm lược để bảo vệ nền độc lập.
b. Đánh giá: Dưới thời Lang Xang, Lào là một vương quốc thịnh trị, đời sống nhân dân thanh bình, ấm no, sung túc.
3. Một số nét tiêu biểu về văn hóa
Hãy nêu một số nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Lào.
Trả lời:
Những thành tựu văn hóa nổi bật:
- Chữ viết: Từ học chữ Phạn sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình trên cơ sở chữ viết của Campuchia và Mi-an-ma.
- Văn học: Văn học dân gian, Văn học viết
- Đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú và hồn nhiên (tiêu biểu là điệu múa Lăm vông).
- Tôn giáo: đạo Hindu và đạo Phật.
- Kiến trúc: xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là tháp Thạt Luổng ở Viêng Chăn.
Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 7
Luyện tập
Lập trục thời gian và điền các thông tin về sự hình thành, phát triển của Vương quốc Lào
Trả lời:
Trục thời gian và các thông tin về sự hình thành, phát triển của Vương quốc Lào:
Vận dụng
Tìm hiểu thêm từ sách, báo và internet về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của đất nước Lào. Em ấn tượng về thành tựu nào? Vì sao?
Trả lời:
Gợi ý: Em ấn tượng nhất về Lăm Vông - điệu nhảy truyền thống của Lào.
Đây là điệu nhảy dân gian của Lào, thường được biểu diễn trong các lễ hội, đám cưới, tiệc tùng,... Lăm Vông là nhạc 4/4. Trước khi nhảy hai người chào nhau theo kiểu Lào bằng cách chắp tay trước ngực, chân hơi chùng xuống, đầu hơi cúi - đây cũng là kiểu chào của người Thái. Khi nhảy, những người tham gia đứng theo hai vòng tròn, nữ ở vòng tròn trong và di chuyển ngược chiều kim đồng hồ. Lăm Vông là minh chứng rõ nét cho một đời sống văn hóa rất phong phú, vui vẻ và hồn nhiên của người Lào.

Chọn file cần tải:
-
Lịch sử 7 Bài 7: Vương quốc Lào Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 7 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22
10.000+ -
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Rút trong tập Giữa trong xanh (1972), Nguyễn Thành Long
100.000+ 1 -
Đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 môn Tiếng Việt Tiểu học
10.000+ -
Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh về lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương (3 Dàn ý + 12 Mẫu)
100.000+ -
Đề thi TOEIC tháng 09-10 năm 2008 - Đề thi TOEIC
10.000+ -
Viết đoạn mở bài trực tiếp và gián tiếp Tả người thân trong gia đình em (24 mẫu)
10.000+ 2 -
Toán rời rạc - Nhập môn Toán rời rạc
10.000+ -
Soạn bài Con hổ có nghĩa - Kết nối tri thức 7
10.000+ 2 -
Ma trận đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo
50.000+ -
Chứng minh câu Không thể sống thiếu tình bạn
50.000+ 2
Mới nhất trong tuần
-
Phần Lịch sử
- Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI
- Chương 2: Trung Quốc và Ấn Độ thời trung đại
- Chương 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
- Chương 4: Đất nước dưới thời các vương triều Ngô - Đinh - Tiền Lê (939 - 1009)
- Chương 5: Đại Việt thời Lý - Trần - Hồ (1009 - 1407)
- Chương 6: Khởi nghĩa Lam Sơn và Đại Việt thời Lê sơ (1418 - 1527)
- Chương 7: Vùng đất phía Nam Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
-
Phần Địa lí
- Chương 1: Châu Âu
- Chương 2: Châu Á
- Chương 3: Châu Phi
-
Chương 4: Châu Mỹ
- Bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. Sự phát kiến ra châu Mỹ
- Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ
- Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ
- Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ
- Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn
- Chương 5: Châu Đại Dương và châu Nam Cực
- Không tìm thấy