Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương - Lần 1 (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học
Để hỗ trợ các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 sắp tới. Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương - Lần 1. Mời các bạn cùng tải về đề thi để tham khảo và luyện tập. Chúc các bạn ôn tập tốt và thi đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học
SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG | ĐỀ KHẢO SÁT LẦN 1, NĂM HỌC 2017-2018 Môn: HOÁ HỌC 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề) Số câu của đề thi: 50 câu – Số trang: 04 trang |
Mã đề 132 |
Cho nguyên tử khối cuả một số nguyên tố: H =1; He =4; C =12; N =14; O =16; S =32; Cl =35,5; Na =23; K = 39; Ca = 40; Ba = 137; Al =27; Fe =56; Cu =64; Zn =65; Ag =108.
Câu 1: Xà phòng hóa hoàn toàn 265,2 gam chất béo (X) bằng dung dịch KOH thu được 288 gam một muối kali duy nhất. Tên gọi của X là
A. tripanmitoyl glixerol (hay tripanmitin). B. trilinoleoyl glixerol (hay trilinolein).
C. tristearoyl glixerol (hay tristearin). D. trioleoyl glixerol (hay triolein).
Câu 2: Nhiều vụ ngộ độc rượu do trong rượu có chứa metanol. Công thức của metanol là
A. C2H5OH B. H-CHO C. CH3COOH D. CH3OH
Câu 3: X là sản phẩm sinh ra khi cho fructozơ tác dụng với H2. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Y gồm: ancol metylic, glixerol và X thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Cũng m gam Y trên cho tác dụng với Na dư thu được tối đa V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48. B. 2,80. C. 3,36. D. 5,60.
Câu 4: Khi thuỷ phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ ta thu được sản phẩm là
A. fructozơ B. glucozơ C. saccarozơ D. axit gluconic
Câu 5: Đun nóng 7,8 gam hỗn hợp X gồm: Y, Z (hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, MY < MZ) với H2SO4 đặc ở 1400 c đến phản ứng hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của Z là
A. C2H5OH. B. C3H5OH C. C3H7OH. D. CH3OH
Câu 6: X, Y, Z là một trong các chất sau: C2H4; C2H5OH; CH3CHO. Tổng số sơ đồ dạng X Y Z (mỗi mũi tên là 1 phản ứng) nhiều nhất thể hiện mối quan hệ giữa các chất trên là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 7: Cho 6,6 gam một andehit đơn chức (X) vào AgNO3/NH3 (dư) đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được 32,4 gam Ag. Tên của X là
A. andehit axetic. B. andehit fomic. C. andehit acrylic. D. propanal.
Câu 8: Cho phenol vào dung dịch Br2 vừa đủ thu được chất rắn X. Phân tử khối của X là
A. 333 B. 173 C. 329 D. 331
Câu 9: Sắp xếp các chất sau theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi:
(1) C3H7COOH (2) CH3COOC2H5 (3) C2H5CH2CH2OH
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (1). C. (1), (3), (2). D. (3), (2), (1).
Câu 10: Hỗn hợp Y gồm: metyl axetat, metyl fomat, axit axetic, đimetyl oxalat. m gam Y phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam Y cần dùng V lít oxi (đktc), thu được 26,88 lít CO2 (ở đktc) và 21,6 gam H2O. Giá trị của V là
A. 33,6. B. 30,24. C. 60,48. D. 43,68
Câu 11: Đồng phân của fructozơ là
A. xenlulozơ B. glucozơ C. Amilozơ D. saccarozơ
Câu 12: Tỉ khối hơi của este no, đơn chức, mạch hở X so với không khí bằng 2,5517. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2 . B. CH2O2. C. C3H6O2 . D. C4H8O2.
Câu 13: Tách nước từ 1 phân tử butan-2-ol thu được sản phẩm phụ là
A. đibutyl ete B. butan C. but-2-en D. but-1-en
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam 1 este G thu được hỗn hợp X. Cho X lội từ từ qua nước vôi trong dư thu được 40 gam kết tủa đồng thời khối lượng dung dịch giảm đi 17 gam. Mặt khác, lấy 8,6 gam G cho vào 250 ml KOH 1M đun nóng đến pư hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 19,4 gam chất rắn khan. Tên của G là
A.metyl acrylat B. etyl axetat C. metyl metacrylat D. đimetyl oxalat
Câu 15: Trong các phát biểu sau:
(a) Phenol vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.
(b) Phenol tạo phức với Cu(OH)2 thành dung dịch có màu xanh lam
(c) Phenol có thể làm mất màu dung dịch Brom.
(d) Phenol là một ancol thơm.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16: Sắp xếp các chất sau theo thứ tự tăng dần của lực axit:
(1) CH3COOH (2) C2H3-COOH (3) H2O (4) Phenol
A. (1) < (2) < (3) < (4). B. (4) < (3) < (2) < (1).
C (3) < (4) < (1) < (2). D. (1) < (2) < (4) < (3).
Câu 17: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Chất béo là trieste của xenlulozơ với axit béo
B. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
C. Chất béo là este của glixerol với axit béo.
D. Lipit là chất béo.
Câu 18: Oxi hóa 4,6 gam ancol etylic bằng O2 ở điều kiện thích hợp thu được 6,6 gam hỗn hợp X gồm: anđehit, axit, ancol dư và nước. Hỗn hợp X tác dụng với natri dư sinh ra 1,68 lít H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng chuyển hóa ancol thành anđehit là
A. 25%. B. 75%. C. 50%. D. 33%.
Câu 19: Một chất X có công thức phân tử C4H10O. Cho CuO nung nóng vào dung dịch của X thấy chất rắn màu đen chuyển thành màu đỏ. X không thể là chất nào sau đây?
A. butan-2-ol B. metylproppan-1-ol C. metylproppan-2-ol D. ancol butylic
Câu 20: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử là
A. CnH2n+2O , n ≥2. B. CnH2nO2 , n ≥ 2. C. CnH2nO2, n ≥ 1 . D. CnH2nO , n ≥ 2.
Câu 21: m gam axit gluconic hòa tan tối đa 5,88 gam Cu(OH)2. Giá trị của m là
A. 21,6 B. 11,76. C. 5,88 D. 23,52.
Câu 22: Chất X đơn chức có công thức phân tử C3H6O2. Cho 7,4 gam X vào dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 6,8 gam chất rắn khan. Công thức của X là
A. HCOOC2H5. B. CH3CH2COOH. C. CH3COOCH3. D. HOC2H4CHO
Câu 23: Thuốc thử phân biệt hai dung dịch mất nhãn đựng một trong các chất glucozơ, fructozơ là
A. nước Br2. B. Cu(OH)2.
C. CuO. D. AgNO3/NH3(hay [Ag(NH3)2]OH).
Câu 24: Phenol là chất rắn, không màu, ít tan trong nước lạnh. Khi để lâu ngoài không khí nó bị oxi hóa thành màu hồng. Một trong các ứng dụng của phenol là sản xuất dược phẩm và phẩm nhuộm. Công thức của phenol là
A. C2H5OH B. C6H5CH2OH C. C6H5OH D. C3H5(OH)3
Câu 25: Cho 17,8 gam tristearin vào dung dịch NaOH dư, đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được a gam xà phòng khan. Giá trị của a là
A. 19,18. B. 6,12 C. 1,84. D. 18,36.
Câu 26: Trong các chất sau: (1) ancol etylic; (2) etanal; (3) axit fomic; (4) ancol metylic; (5) axeton
Số chất bằng một phản ứng điều chế trực tiếp ra axit axetic là
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 27: Số este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 6. B. 3. C. 2 D. 4.
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 1,32 gam một este X thu được 1,344 lít CO2 (ở đktc) và 1,08 gam nước. Khi đun nóng m gam X với dung dịch NaOH dư đến phản ứng hoàn toàn thu được 41m/44 gam muối. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COO-CH3 B. H-COO-CH2C2H5 C. CH3COO-C2H5 D. C2H5COO-CH3
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol no, mạch hở (X) cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, X hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam. Tên của X là
A. glixerol. B. ancol isopropylic. C. propan-1,2-điol. D. propan-1,3-điol.
Câu 30: Foocmon (hay còn gọi là fomalin) là dung dịch đậm đặc (37- 40%) của anđehit fomic. Nó được dùng để ngâm xác động thực vật do tiêu diệt vi khuẩn gây thối rữa. Anđehit fomic cũng được sinh ra khi đốt nhiên liệu hóa thạch như rơm, dạ, … nên ngày xưa người ta thường treo hành, tỏi, các đồ tre nứa, … trên mái bếp. Công thức của anđehit fomic là
A. C2H5OH B. CH3COOH C. H-CHO D. CH3OH
Câu 31: X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit đơn chức, mạch hở có một liên kết đôi trong gốc hidrocacbon (MX < MY). Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X. T là este hai chức tạo bởi cả X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm: X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 5,58 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,02 mol Br2. Cho 11,16 gam E phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH dư thu được a gam muối. Giá trị của a là
A. 4,68 gam B. 5,44 gam C. 5,04 gam D. 5,80 gam
Câu 32: Metyl axetat là tên gọi của chất có công thức cấu tạo là
A. C2H5COOCH3 B. CH3COOCH3 C. HCOOCH3. D. HCOO C2H5
Câu 33: Mô tả nào dưới đây không đúng về glucozơ?
A. Chất rắn, không màu, tan trong nước và có vị ngọt.
B. Là hợp chất tạp chức.
C. Còn có tên gọi là đường mật ong.
D.Có 0,1% về khối lượng trong máu người.
Câu 34: Để nấu rượu, người ta lên men từ tinh bột. Một cơ sở sản xuất như sau:
Lên men 75,6 gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất H%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch NaOH 1M vào X đến khi thu được kết tủa cực đại hết 100 ml.
Giá trị của H gần nhất với
A. 46,7%. B. 53,5%. C. 64,2%. D. 73,5%.
Câu 35: Giấm ăn là dung dịch chứa từ 3-5% khối lượng của chất X có công thức CH3COOH. Tên của X là
A. etanol B. axit lactic C. axit axetic D. andehit axetic
Câu 36: Lên men rượu glucozơ tạo thành ancol X và khí Y. Dẫn toàn bộ Y lội từ từ qua nước vôi trong dư, thu được 30 gam kết tủa. Biết hiệu suất lên men là 60%, khối lượng của X thu được là
A. 13,8 gam. B. 23,0 gam. C. 8,28 gam. D. 45,0 gam.
Câu 37: Từ 32,4 tấn mùn cưa (chứa 50% xenlulozơ) người ta sản xuất được m tấn thuốc nổ không khói (xenlulozơ trinitrat) với hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%. Giá trị của m là
A. 33,00. B. 29,70. C. 25,46 D. 26,73.
Câu 38: Trong các phát biểu sau:
(1) Saccarozơ tham gia phản ứng tráng bạc.
(2) Hiđro hóa hoàn toàn fructozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.
(3) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn, vị ngọt, dễ tan trong nước.
(4) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì có cùng công thức (C6H10O5)n .
(5) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được dung dịch chứa một dạng vòng duy nhất là α-glucozơ
Số phát biểu không đúng là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 39: Chia hỗn hợp X gồm: ancol etylic và axit axetic (số mol ancol nhiều hơn số mol axit) thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: cho tác dụng hết với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc).
Phần 2: đun nóng với H2SO4 đặc (Hiệu suất phản ứng este hóa là 50%), thu được 4,4 gam este.
Số mol ancol và axit trong hỗn hợp X lần lượt là
A. 0,4 và 0,1. B. 0,5 và 0,2. C. 0,5 và 0,1. D. 0,8 và 0,2.
Câu 40: Thủy phân m gam Saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 80% thu được dung dịch X. Trung hòa X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Y hòa tan tối đa 17,64 gam Cu(OH)2. Giá trị của m gần nhất với
A. 76,95. B. 61,46. C. 49,24. D. 68,54.
Câu 41: Cho 3,84 gam một ancol đơn chức vào bình chứa Na dư thu được 6,48 gam muối và V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,688. B. 3,36. C. 1,344. D. 2,24.
Câu 42: Chia 29,2 gam hỗn hợp G gồm 2 anđehit đơn chức (trong cùng dãy đồng đẳng, hơn kém nhau 2 nguyên tử C trong phân tử) thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Cho vào dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đun nóng, thu được 86,4 gam Ag.
Phần 2: Cho vào nước brom vừa đủ thu được dung dịch X. Trung hòa X bằng KOH thu được dung dịch chứa a gam muối khan.
Giá trị của a là
A. 102,2 B. 22,4 C. 117,6 D. 30,8
Câu 43: Este no, đơn chức, mạch hở (X) có %mC bằng 54,545%. Công thức phân tử của X là
A. C3H6O2. B. C4H8O2. C. C5H10O2. D. C2H4O2..
Câu 44: Thủy phân hỗn hợp G gồm 3 este đơn chức mạch hở thu được hỗn hợp X gồm 3 axit cacboxylic (1 axit no và 2 axit không no đều có 2 liên kết pi trong phân tử). Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M,thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi dư và hấp thụ từ từ hỗn hợp sau phản ứng vào dung dịch NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng lên 40,08 gam so với dung dịch NaOH ban đầu. Tổng khối lượng của hai axit cacboxylic không no trong m gam X là
A. 18,96 gam. B. 12,06 gam. C. 15,36 gam D. 9,96 gam.
Câu 45: X là hỗn hợp gồm: H2 và hơi của hai anđehit (no, đơn chức, mạch hở, phân tử đều có số nguyên tử C nhỏ hơn 4). Tỉ khối của X so với H2 là 9,4. Đun nóng 2 mol X (xúc tác Ni) sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với heli là 9,4. Lấy toàn bộ ancol trong Y cho tác dụng với Na (dư) thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 11,2. B. 13,44. C. 5,6. D. 22,4.
Câu 46: Thủy phân một triglixerit (X) chỉ thu được hỗn hợp Y gồm: X, glixerol và hỗn hợp 2 axit béo (axit oleic và một axit no (Z)). Mặt khác, 26,58 gam X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 9,6 gam Br2. Tên của Z là
A. axit linolenic. B. axit linoleic. C. axit stearic. D. axit panmitic.
Câu 47: Trong các chất sau:
(1) Sobitol (2) glucozơ (3) fructozơ (4) metyl metacrylat
(5) tripanmitin (6) triolein (7) phenol
Số chất có thể làm mất màu nước brom là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 48: Thủy phân este trong môi trường kiềm, đun nóng gọi là
A. xà phòng hóa B. hidro hóa C. tráng bạc. D. hiđrat hoá
Câu 49: Cho 2,22 gam một axit đơn chức (X) vào dung dịch NaHCO3 dư thu được 0,672 lít khí (ở đktc). Công thức của X là
A. C2H3COOH. B. HCOOH. C. C2H5COOH . D. CH3COOH.
Câu 50: Cho 13,8 gam chất hữu cơ X (gồm C, H, O; tỉ khối hơi của X so với O2 <5 ) vào dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng, sau đó chưng khô. Phần hơi bay ra chỉ có nước, phần rắn khan Y còn lại có khối lượng 22,2 gam. Đốt cháy toàn bộ Y trong oxi dư tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được 15,9 gam Na2CO3 và hỗn hợp khí và hơi Z. Cho Z hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong thu được 25 gam kết tủa và dung dịch T có khối lượng tăng lên so với ban đầu là 3,7 gam. Đun nóng T lại có 15 gam kết tủa nữa. Cho X vào nước brom vừa đủ thu được sản phẩm hữu cơ có 51,282% Br về khối lượng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
----------HẾT----------
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học
1D 2D 3B 4B 5A 6D 7A 8D 9B 10B | 11B 12C 13D 14A 15B 16C 17B 18A 19C 20B | 21B 22A 23A 24C 25D 26A 27D 28C 29C 30C | 31A 32B 33C 34C 35C 36A 37D 38A 39D 40D | 41C 42C 43B 44B 45A 46C 47D 48A 49C 50C |