Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Vật lý Sở GD&ĐT Quảng Bình Đề thi tham khảo THPT quốc gia 2018 môn Vật lý
Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Vật lý Sở GD&ĐT Quảng Bình có đáp án kèm theo được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Vật lý Sở GD&ĐT Quảng Bình là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Vật lý chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.
Đề thi tham khảo THPT quốc gia 2018 môn Vật lý
Câu 1: Cường độ dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch có phương trình i = I0cos(ωt + φ). Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện này là
Câu 2: Một con lắc lò xo khối lượng m và độ cứng k, đang dao động điều hòa. Tại một thời điểm nào đó chất điểm có gia tốc a, vận tốc v, li độ x và giá trị của lực hồi phục là
Câu 3: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Vận tốc tức thời của chất điểm có biểu thức là
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng về sóng âm tần và sóng cao tần trong quá trình phát sóng vô tuyến?
A. Âm tần và cao tần cùng là sóng điện từ nhưng tần số âm tần nhỏ hơn tần số cao tần.
B. Âm tần là sóng âm còn cao tần là sóng điện từ nhưng tần số của chúng bằng nhau.
C. Âm tần là sóng âm còn cao tần là sóng điện từ và tần số âm tần nhỏ hơn tần số cao tần.
D. Âm tần và cao tần cùng là sóng âm nhưng tần số âm tần nhỏ hơn tần số cao tần.
Câu 5: Các đồng vị là các hạt nhân khác nhau nhưng có cùng
A. số khối. B. số prôtôn. C. số nơtrôn. D. khối lượng nghỉ.
Câu 6: Phản ứng hạt nhân có phương trình nào sau đây là phản ứng thu năng lượng?
Câu 7: Đại lượng nào sau đây không thay đổi khi sóng cơ truyền từ môi trường đàn hồi này sang môi trường đàn hồi khác?
A. Tần số của sóng . B. Bước sóng và tốc độ truyền sóng.
C. Tốc độ truyền sóng . D. Bước sóng và tần số của sóng.
Câu 8: Pin quang điện hiện nay được chế tạo dựa trên hiện tượng vật lí nào sau đây?
A. Quang điện ngoài. B. Lân quang. C. Quang điện trong. D. Huỳnh quang.
Câu 9: Khi đi từ chân không vào một môi trường trong suốt nào đó, bước sóng của tia đỏ, tia tím, tia γ, tia hồng ngoại giảm đi lần lượt n1, n2, n3, n4 lần. Trong bốn giá trị n1, n2, n3, n4, giá trị lớn nhất là
A. n1. B. n2. C. n4. D. n3.
Câu 10: Trên một sợi dây có sóng dừng, hai điểm M và N là hai nút sóng gần nhau nhất. Hai điểm P và Q trên sợi dây, trong khoảng giữa M và N. Các phần tử vật chất tại P và Q dao động điều hòa
A. cùng pha nhau. B. lệch pha nhau π/2.
C. ngược pha nhau. D. lệch pha nhau π/4.
Câu 11: Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Chu kì của lực cưỡng bức. B . Biên độ của lực cưỡng bức.
C. Pha ban đầu của lực cưỡng bức. D. Lực cản của môi trường.
Câu 12: Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng trong khoảng
A. 0,1 m đến 100 m. B. từ 0,10 μm đến 0,38 μm.
C. từ 0,76 μm đến 1,12 μm. D. từ 0,38 μm đến 0,76 μm.
Câu 13: Tia nào sau đây không được tạo thành bởi các phôtôn?
A. Tia γ. B. Tia laze. C. Tia hồng ngoại. D. Tia α.
Câu 14: Đặt vào hai đầu một cuộn dây cảm thuần điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn dây đó là I. Cảm kháng của cuộn dây này là
A. UI/2. B. UI. C. U/I. D. I/U.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI
1-B | 2-C | 3-A | 4-A | 5-B | 6-B | 7-A | 8-C | 9-D | 10-A |
11-C | 12-D | 13-D | 14-C | 15-B | 16-C | 17-C | 18-A | 19-D | 20-D |
21-D | 22-D | 23-B | 24-A | 25-A | 26-B | 27-B | 28-C | 29-C | 30-B |
31-C | 32-C | 33-A | 34-B | 35-B | 36-A | 37-A | 38-D | 39-A | 40-D |