Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An - Lần 1 Đề thi thử môn Sinh năm 2018
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An - Lần 1 là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Sinh học chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tại Download.vn để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học
SỞ GDDT NGHỆ AN | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC (Thời gian làm bài: 50 phút; 40 câu trắc nghiệm) |
I. Nhận biết
Câu 1: Pha tối của quá trình quang hợp diễn ra ở vị trí nào sau đây?
A. ở mảng tilacoit. B. ở chất nền của lục lạp.
C. ở tế bào chất của tế bào rễ. D. ở xoang tilacoit.
Câu 2: Khi nói về axit nucleic ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chỉ có ARN mới có khả năng đột biến.
B. Tất cả các loại axit nucleic đều có liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung.
C. Axit nucleic có thể được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
D. Axit nucleic chỉ có trong nhân tế bào.
Câu 3: Vi khuẩn phân nitrat hóa có thể thực hiện giai đoạn nào sau đây?
A. Chuyển N2 thành NH3. B. Chuyển từ NH4+ thành NO3-
C. Từ nitrat thành N2. D. Chuyển chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
Câu 4: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thêm một cặp nucleotit không làm thay đổi tổng số liên kết hidro của gen.
B. Đột biến mất một cặp nucleotit không ảnh hưởng đến cấu trúc của gen.
C. Thay thế một cặp nucleotit có thể không làm thay đổi cấu trúc protein tương ứng.
D. Người ta thường sử dụng cosixin để gây đột biến gen.
Câu 5: Thể vàng sinh sản ra hoocmon?
A. Progesteron. B. LH. C. FSH. D. HCG.
Câu 6: Vai trò của ostrogen và progesteron trong chu kì rụng trứng là
A. Duy trì sự phát triển của thể vàng. B. Kích thích trứng phát triển và rụng.
C. Ức chế sự tiết HCG. D. Làm niêm mạc tử cung dày lên và phát triển.
Câu 7: Cặp cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
A. cánh dơi và cánh bướm.
C. chân chuột chũi và chân dế đũi.
B. mang cá và mang tôm.
D. cánh chim và chi trước của mèo.
Câu 8: LH được sinh ra ở:
A. Tuyến giáp. B. Tuyến yên. C. Buồn trứng. D. Tinh hoàn.
Câu 9: Trong hệ mạch máu của người, loại mạch nào sau đây có tổng tiết diện lớn nhất?
A. Động mạch. B. Mạch bạch huyết. C. Tĩnh mạch. D. Mao mạch.
Câu 10: Ở một quần thể hươu, do tác động của một cơn lũ quét đã làm cho đa số cá thể khỏe mạnh bị chết. Số ít cá thể còn lại có sức khỏe kém hơn sống sót, tồn tại và phát triển thành một quần thể mới có thành phần kiểu gen và tần số alen khác hẳn so với quần thể gốc. Đây là một ví dụ cho tác động của
A. các yếu tố ngẫu nhiên. B. di nhập gen.
C. chọn lọc tự nhiên. D. đột biến.
Câu 11: Khi nói về chọn lọc tự nhiên, theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. tác động trực tiếp lên kiểu gen. B. tạo ra các alen mới.
C. định hướng quá trình tiến hóa. D. tạo ra các kiểu gen thích nghi.
Câu 12: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Biến dị di truyền là nguyên liệu của tiến hóa.
B. Các biến dị đều ngẫu nhiên, không theo hướng xác định.
C. Các biến dị đều di truyền được.
D. Đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường sống.
Câu 13: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Di nhập gen . D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.