Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn GDCD 9 năm 2023 - 2024 Ôn tập giữa kì 2 Công dân 9

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn GDCD 9 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận giữa kì 2 và đề thi minh họa.

Đề cương ôn tập GDCD 9 giữa học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 9. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 GDCD 9 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi giữa kì 2 Toán 9, đề cương ôn tập giữa học kì 2 Ngữ văn 9, đề cương ôn tập giữa kì 2 Vật lí 9.

I. Kiến thức ôn thi giữa kì 2 Công dân 9

* Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

- Hôn nhân là gì?

- Nêu những quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân?

- Trách nhiệm của công dân trong hôn nhân?

*Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

- Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Cho ví dụ?

- Thuế là gì? Tác dụng của thuế?

- Trách nhiệm của công dân đối với quyền tự do kinh doanh?

* Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

- Khái niệm lao động?

- Tại sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân? Cho ví dụ?

- Thái độ ,trách nhiệm của công dân ,học sinh đối với lao động?

* Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

- Khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí? Các loại VPPL & TNPL? Cho ví dụ minh họa của từng loại VPPL &TNPL?

* Bài tập tình huống liên quan đến nội dung các bài đã học

II. Trắc nghiệm giữa học kì 2 GDCD9

Câu 1: Hôn nhân hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở quan trọng nào dưới đây?

A. Hoàn cảnh gia đình tương xứng
B. Hợp nhau về gu thời trang.
C. Tình yêu chân chính
D. Có việc làm ổn định.

Câu 2: Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi nào dưới đây được phép kết hôn?

A. Nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên.
C. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên
D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 3: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân?

A. Hôn nhân phải được Nhà nước thừa nhận.
B. Mục đích chính của hôn nhân là để duy trì và phát triển kinh tế.
C. Hôn nhân nhằm mục đích chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
D. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện.

Câu 4: Hậu quả nào dưới đây không phải của nạn tảo hôn?

A. Không thể gặp lại người thân.
B. Làm giảm chất lượng dân số.
C. Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cả mẹ và con.
D. Mâu thuẫn trong gia đình do vợ chồng còn quá trẻ.

Câu 5: Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân:

A. xây dựng gia đình hạnh phúc
B. củng cố tình yêu lứa đôi
C. tổ chức đời sống vật chất của gia đình
D. thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước

Câu 6: Ý nào dưới đây vi phạm nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam?

A. Hôn nhân tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
B. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, không ai có quyền can thiệp.
C. Hôn nhân giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo.
D. Hôn nhân cùng lúc giữa một công dân Việt Nam với hai người nước ngoài.

Câu 7: Ý kiến nào dưới đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân?

A. Kết hôn khi nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên,
B. Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con.
C. Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc.
D. Kết hôn do nam nữ tự nguyện, trên cơ sở tình yêu chân chính.

Câu 8: Dựa vào kiến thức bài quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây?

A. Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên.
B. Con hư tại mẹ cháu hư tại bà.
C. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
D. Chồng em áo rách em thương/ Chồng người áo gấm sông hương mặc người.

Câu 9: Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là?

A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên
C. Nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên
D. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.

Câu 10: Bình đẳng trong hôn nhân là vợ chồng

A. quyền và nghĩa vụ không ngang nhau.
B. chỉ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau tuỳ trường hợp.
C. có quyền ngang nhau nhưng nghĩa vụ không ngang nhau.
D. có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Câu 11: Pháp luật Việt Nam không cấm kết hôn những trường hớp nào dưới đây?

A. Người đã từng có vợ, có chồng
B. Người mất năng lực hành vi dân sự.
C. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
D. Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi.

Câu 12: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ?

A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.
B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.
C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.
D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Câu 13: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định của pháp luật trong hôn nhân?

A. Kết hôn giả, li hôn giả.
B. Cản trở việc tảo hôn.
C. Yêu sách của cải trong kết hôn.
D. Cản trở việc li hôn.

Câu 14: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về hôn nhân?

A. Vợ chồng phải bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
B. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
C. Muốn hôn nhân hạnh phúc phải có sự môn đăng hộ đối.
D. Nam, nữ có quyền kết hôn, li hôn theo quy định của pháp luật.

Câu 15: Câu thành ngữ " Thuận vợ thuận chồng , tát biển đông cũng cạn " có ý nghĩa gì ?

A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung.
B. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc.
C. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ.
D. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng).

Câu 16: Nhận định nào sau đây sai?

A. Vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau trong công việc gia đình
B. Chỉ có cha mẹ mới có quyền dạy dỗ con cái
C. Cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái như con ruột.
D. Ông bà, người thân có trách nhiệm nuôi dạy con cháu cho đến khi trưởng thành nếu mồ côi cha mẹ.

Câu 17: Hiện tượng lấy vợ, lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật gọi là

A. tái hôn
B. tảo hôn
C. li hôn.
D. kết hôn.

Câu 18: Hôn nhân hạnh phúc là gì ?

A. Một vợ, một chồng.
B. Một chồng, hai vợ.
C. Đánh nhau, cãi nhau.
D. Một vợ, hai chồng.

Câu 19: Bài ca dao sau lên án hủ tục nào dưới đây?

Thân em mười sáu tuổi đầu,
Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người.
Nói ra sợ chị em cười,
Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay.

A. Cướp vợ
B. Trọng nam khinh nữ.
C. Tảo hôn
D. Mê tín dị đoan.

Câu 20: Kết hôn là

A. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn
B. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn
C. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn
D. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn

Câu 21: M đang học lớp 9 thi bị mẹ bắt nghỉ học và ép gả cho một người nhà glàu, M không đồng ý thì bị mẹ mắng buộc M phải làm đám cưới. Dựa vào kiến thức bài Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, em hãy khuyên M cần làm gì trong trường hợp này?

A. Chấp nhận sự sắp đặt của bố mẹ.
B. Bỏ nhà đi để trốn tránh cuộc hôn nhân đó.
C. Đến thắng gia đình nhà giàu kia để yêu cầu họ huỷ hôn.
D. Làm cho bố mẹ hiểu như thế là vi phạm pháp luật.

Câu 22: Anh H và chị T yêu nhau, khi về ra mắt anh chị bị cả hai bên gia đình phản đối vì lí do bà anh H và bà chị T là hai chị em họ xa. Trong trường hợp này, anh H và chị T cần làm gì?

A. Gây áp lực cho hai bên gia đình để được đồng ý.
B. Chấp nhận chia tay theo yêu câu của hai gia đình.
C. Bỏ qua sự phản đối, hai người vẫn tự tô chức đám cưới.
D. Giải thích cho gia đình hiểu pháp luật chỉ nghiêm cấm kết hôn những người có họ trong phạm vi ba đời.

III. Câu hỏi tự luận ôn thi giữa kì 2 GDCD 9

Câu 1: Tác hại của việc kết hôn sớm (tảo hôn)? Em sẽ làm gì nếu bạn em (bằng tuổi em) muốn bỏ học để đi lấy chồng?

* Kết hôn sớm ( tảo hôn ) là kết hôn chưa đủ tuổi theo qui định của pháp luật .

Kết hôn sớm sẽ bị xã hội coi thường, vi phạm luật pháp nhà nước .

* + Đối với bản thân người tảo hôn,: sinh con sớm và sinh nhiều con trong khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân; ảnh hưởng đến việc học, cản trở sự tiến bộ của bản thân.

+ Đối với gia đình: Trở thành gánh nặng của gia đình do cả 2 đều không có khả năng lao động kiếm tiền sinh sống. Đời sống gia đình khó khăn vì vợ chồng trẻ chưa có kinh tế vững vàng; cha mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục con, quản lí gia đình; con cái nheo nhóc...

* Nếu bạn em (bằng tuổi em) muốn bỏ học để đi lấy chồng, em sẽ khuyên bạn ấy không nên bỏ học để lấy chồng và giải thích cho bạn hiểu: HS tự giải thích

Câu 2: Em hãy cho biết nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta?.

Trả lời:

* Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta

- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng

- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình

Câu 3 : Lao động có tầm quan trọng như thế nào ? Tại sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân?

* Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội . Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại

*- Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghiệp nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình

- Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân , nuôi sống gia đình , góp phần duy trì và phát triển đất nước

- Lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước.

Câu 4: Bài tập tình huống:

Hải Anh là con trai độc nhất trong 1 gia đình giàu có nhưng lười học nên không thi đậu vào đại học. Không học, chẳng có công việc làm, suốt ngày Hải Anh lao vào chơi bi-a, điện tử. Bạn bè lo lắng hỏi Hải Anh về công việc và tương lai thì được trả lời: “Nhà tớ thiếu gì tiền! Tiền của bố mẹ cho tớ đủ để sống sung sướng cả đời rồi; tớ không cần gì phải đi học, vì tớ không cần lao động!”

Hỏi : - Suy nghĩ của Hải Anh đúng hay sai ? Vì sao ?

- Nếu được khuyên Hải Anh, em sẽ nói điều gì ?

Gợi ý:

- Hải Anh suy nghĩ không đúng, vì đã là con người thì ai cũng cần phải lao động. Dù gia đình giàu có thì mỗi người vẫn cần phải lao động, biết quý trọng lao động. Lao động giúp con người trưởng thành và có ích cho xã hội.

- Nếu được khuyên Hải Anh, em sẽ nói điều gì ? HS tự trả lời

Câu 5 : Hôm trước một số bạn trong lớp 9A trao đổi với nhau về việc học sinh lớp 9 có thể tham gia lao động như thế nào.có hai loại ý kiến khác nhau :

-Ý kiến thứ nhất :Lao động là việc của người lớn,học sinh lớp 9 chỉ có nghĩa vụ học tập,không nên lao động chân tay mà ảnh hưởng đến thời gian học tập.

-Ý kiến thứ hai :Lao động không chỉ là việc của người lớn mà còn là công việc của trẻ em.

- Em tán thành ý kiến nào trên đây ? Vì sao ?

- Nêu những công việc trong gia đình và ngoài xã hội em đã làm và có thể làm?

IV. Đề thi minh họa giữa kì 2 GDCD 9

A. Trắc nghiệm: (4 điểm).

I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm).

Câu 1: Đối tượng nào sau đây phải chịu thuế thu nhập đặt biệt?

a. Sản xuất nước sạch,đồ dùng dạy học.
b. Sản xuất ô tô từ 5 chỗ ngồi trở lên.
c. Dịch vụ tư vấn pháp luật.
d. Xuất và nhập khẩu lương thực, thực phẩm.

Câu 2: Những hành vi nào sau đây là không vi phạm quyền tự do kinh doanh?

a. Thoả thuận với cán bộ thuế để được giảm thuế.
c. Kinh doanh nhỏ thì không cần phải kê khai.
b. Kinh doanh đúng mặt hàng đã kê khai
d.Trong kinh doanh chỉ cần nộp thuế đầy đủ là được.

Câu 3: Trong các quyền sau, theo em quyền nào là quyền lao động của công dân?

a. Quyền tự do ngôn luận
b. Quyền sử dụng đất.
c. Quyền được thành lập công ti.
d. Quyền khiếu nại và quyền tố cáo.

Câu 4: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

a. Học sinh còn nhỏ chỉ lo học hành, việc nhà thì đã có gia đình lo.
b. Chỉ những người 15 tuổi trở lên mới đủ quyền tham gia lao động.
c. Nghĩa vụ lao động là dành cho những người trên 18 tuổi.
d. Nên giúp đỡ gia đình tuỳ theo sức của mình.

II. Ghép nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp:(2 điểm).

Cột A

Cột B

Trả lời

1. Quyền của người sử dụng lao động.

2. Quyền của người lao động.

3.Quyền của người kinh doanh.

4. Quyền của công dân trong hôn nhân.

a.Công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế.

b. Công dân được thuê mướn lao động theo sự thoả thuận của hai bên.

c. Công dân có quyền được học nghề, tự do lựa chọn việc làm.

d. Công dân có quyền kết hôn với người nước ngoài.

1…….

2…….

3……

4……

B.Tự luận: (6 điểm).

Câu 1: (2 điểm).

Nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là gì?

Câu 2: (2 điểm).

Em hãy cho biết điều kiện cơ bản để được kết hôn?

Câu 3: (2 điểm).

Hiện nay trong một số gia đình còn có tình trạng chồng ngược đãi, đánh đập vợ. trước tình trạng đó, nhiều người cho rằng đó là chuyện bình thường, là việc riêng của vợ chồng, gia đình người ta, không nên can thiệp.

Hỏi: Em có tán thành quan nệm đó không? Vì sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI MINH HỌA

I. Trắc nghiệm:(4 điểm).

Câu I (2 điểm).

Câu 1b Câu 2b Câu 3c Câu 4d.

Câu II. (2 điểm).

1b 2c 3a 4d.

II. Tự luận: (6 điểm).

Câu 1: (2 điểm).

- Nhiệm vụ của thanh niên, học sinh là ra sức học tập, rèn luyện toàn diện để chuẩn bị hành trang bước vào đời. (0,5 điểm).

- Phải xác định lí tưởng sống đúng đắn, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.(0,5 điểm).

- Mỗi HS phải tự vạch ra một kế hoạch học tập, rèn luyện, lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, phấn đấu trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (1 điểm).

Câu 2: (2 điểm).

- Nam 20 tuổi,nữ từ 18 tuổi trở lên.(0,5 điểm).

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. Phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.(0,5 điểm).

- Không rơi vào các trường hợp pháp luật cấm kết hôn (Như người đang có vợ, có chồng, có đủ năng lực hành vi dân sự, có quan hệ về dòng máu trực hệ và có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng,…). (1 điểm).

Câu 3: (2 điểm).

- Em không tán thành với quan niệm đó. (0,5 điểm).

- Bỡi vì vợ chồng phải có nghĩa vụ tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ nhau. Hành động chồng ngược đãi, đánh đập, hành hạ vợ là trái với đạo đức, trái với pháp luật, bị xã hội lên án. Hành động “ bạo lực gia đình” phải được chấm dứt trong một xã hội văn minh và mọi người chúng ta phải sống có đạo đức và luôn tuân theo pháp luật

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Ngọc
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 343
  • Lượt xem: 8.368
  • Dung lượng: 172,9 KB
Tìm thêm: GDCD 9
Sắp xếp theo