Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 Địa lý 12 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 12 Cánh diều là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.
Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Địa lý 12 Cánh diều giới hạn kiến thức lý thuyết và một số dạng bài tập trọng tâm. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 Địa lí 12 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Địa lí 12 Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây.
Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 12 Cánh diều
TRƯỜNG THPT…….. BỘ MÔN: ĐỊA LÍ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI 12 |
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Bài 6. Dân số, lao động và việc làm
- Trình bày được đặc điểm dân số, phân tích các thế mạnh và hạn chế về dân số.
- Nêu được chiến lược và giải pháp phát triển dân số, liên hệ được một số vấn đề dân số ở địa phương.
- Trình bày được đặc điểm nguồn lao động; phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta.
- Phân tích được vấn đề việc làm ở nước ta.
- Nêu được các hướng giải quyết việc làm ở nước ta.
- Liên hệ được thực tế địa phương về vấn đề lao động và việc làm.
Bài 7. Đô thị hóa
- Trình bày được đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam và sự phân bố mạng lưới đô thị.
- Phân tích được ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội.
Bài 9. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Phân tích được ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.
- Chứng minh và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Chứng minh và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành theo thành phần kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta.
- Nêu và đánh giá được vai trò của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế đất nước hiện nay.
- Vẽ được biểu đồ phân tích biểu đồ và số liệu thống kê liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
- Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển ngành nông nghiệp ở nước ta.
- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và sự phát triển phân bố nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi).
- Nêu được xu hướng phát triển trong nông nghiệp nước ta.
- Khái quát được vai trò của lâm nghiệp và thủy sản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nông thôn mới.
- Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp và trình bày được tình hình phát triển phân bố lâm nghiệp.
- Trình bày được vấn đề quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.
- Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển thủy sản và trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu, tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản.
Bài 11. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Phân tích được một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam: trang trại, vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp.
B.CÂU HỎI LUYỆN TẬP
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (Mỗi câu chọn 1 phương án đúng)
Câu 1: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C.Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 2: Dân số Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á sau các quốc gia
A.Inđônêxia và Philippin.
B. Inđônêxia và Malaixia.
C. Inđônêxia và Thái Lan.
D. Inđônêxia và Mianma.
Câu 3: Mức gia tăng dân số của nước ta có xu hướng giảm chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?
A. Tuyên truyền, giáo dục chính sách về dân số.
B. Dân số nước ta đang có xu hướng già hóa nhanh.
C. Kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
D. Ảnh hưởng của việc nâng cao chất lượng cuộc sống.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng về cơ cấu dân số nước ta hiện nay?
A. Cơ cấu tuổi đang có xu hướng trẻ hóa.
B. Thay đổi gắn với sự phát triển kinh tế.
C. Ít thay đổi trong quá trình đô thị hóa.
D. Giữ ổn định về tỉ trọng qua nhiều năm.
Câu 5: Dân cư nước ta hiện nay
A. sống đông đúc trong các khu công nghiệp.
B. phân bố đồng đều ở nông thôn, thành thị.
C. tập trung đông đúc ở những thành phố lớn.
D. thưa thớt ở các vùng có kinh tế phát triển.
Câu 6: Phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng đến
A. việc sử dụng lao động.
B. mức gia tăng dân số.
C. tốc độ đô thị hóa.
D. quy mô dân số của cả nước.
Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho nhóm từ 60 tuổi trở lên trong cơ cấu dân số nước ta ngày càng tăng?
A.Quy mô dân số đông, đẩy mạnh đô thị hóa.
B.Mức sống được nâng lên, tỉ suất sinh giảm.
C.Đẩy mạnh đô thị hóa, dịch vụ y tế phát triển.
D.Dịch vụ y tế phát triển, quy mô dân số đông.
Câu 8: Tây Bắc có mật độ dân số thấp hơn so với Đông Bắc chủ yếu do
A.địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, lịch sử khai thác muộn.
B.nhiều thiên tai, địa hình hiểm trở, có ít tài nguyên khoáng sản.
C.nền kinh tế còn lạc hậu, địa hình hiểm trở, cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo.
D.khí hậu khắc nghiệt, nhiều thiên tai, là địa cư trú của nhiều dân tộc ít người.
Câu 9: Quy mô dân số nước ta lớn đã gây sức ép đến vấn đề nào sau đây?
A. bảo đảm lương thực, khai thác tài nguyên đất, nâng cao mức sống.
B. giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập.
C. nâng cao chất lượng cuộc sống, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường.
D. phát triển giáo dục, an ninh lương thực, sử dụng các tài nguyên.
Câu 10: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động nước ta góp phần
A. thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
B. giảm tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm.
C. phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
D. làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
Câu 11: Giải pháp chủ yếu giải quyết tình trạng thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta hiện nay là
A. phát triển hoạt động phi nông nghiệp.
B. hình thành nhiều vùng chuyên canh.
C. thực hiện tốt các chính sách dân số.
D. đa dạng nghề thủ công truyền thống.
Câu 12: Năng suất lao động nông nghiệp nước ta ngày càng tăng chủ yếu do
A. tăng cường cơ giới hóa và hiện đại hóa tư liệu sản xuất.
B. tăng cường cơ giới hóa và đa dạng hóa ngành sản xuất.
C. có nhiều kinh nghiệm và truyền thống sản xuất lâu đời.
D. đa dạng hoạt động sản xuất và lao động làm việc cần cù.
Câu 13: Việc làm trở thành vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay, là do
A. tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trên cả nước còn lớn.
B. số lượng lao động tăng nhanh hơn so với số việc làm mới.
C. nguồn lao động dồi dào trong khi kinh tế còn chậm phát triển.
D. nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.
Câu 14: Ở nước ta, việc làm là một vấn đề còn gay gắt, nguyên nhân chủ yếu do
A. kinh tế chậm phát triển, gia tăng tự nhiên cao.
B. quy mô dân số lớn, trình độ phát triển kinh tế thấp.
C. gia tăng dân số cao, giáo dục đào tạo còn hạn chế.
D. giáo dục đào tạo còn hạn chế, người lao động nhiều.
Câu 15: Đô thị hóa ở nước ta hiện nay
A. tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh.
B. cơ sở hạ tầng đô thị hiệnđại.
C. đô thị đều có quy mô rấtlớn.
D. có nhiều loại đô thị khác nhau.
Câu 16: Mạng lưới đô thị nước ta hiện nay
A. phát triển mạnh ở vùng đồi núi.
B. phân bố đều khắp ở trong nước.
C. sắp xếp theo các cấp khác nhau.
D. có rất nhiều thành phố cực lớn.
.............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 12