Ngân hàng câu hỏi tập huấn Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cánh diều Đáp án 15 câu trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 1 môn HĐTN
Ngân hàng câu hỏi tập huấn Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm môn HĐTN lớp 1 trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 1 mới.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án lớp 1 bộ sách Cánh Diều với đầy đủ các môn, để soạn giáo án cho năm học 2021 - 2022 mới. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 1 sách Cánh Diều
Câu 1: Năng lực nào sau đây KHÔNG thuộc nhóm năng lực đặc thù của Chương trình hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học?
C. Năng lực nhận thức và tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
Câu 2: Nêu các mạch nội dung hoạt động của chương trình HĐTN lớp 1.
C. Hoạt động hướng vào bản thân; Hoạt động hướng đến xã hội; Hoạt động động hướng đến tự nhiên ; Hoạt động hướng nghiệp.
Câu 3: Nêu các loại hình hoạt động trải nghiệm chủ yếu trong chương trình HĐTN.
D. Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động GD theo chủ đề, Sinh hoạt lớp và Hoạt động câu lạc bộ.
Câu 4: Nêu các phương thức tổ chức hoạt động chủ yếu trong hoạt động trải nghiệm.
D. Phương thức Khám phá; Phương thức Cống hiến; Phương thức Thể nghiệm, tương tác; Phương thức Nghiên cứu.
Câu 5: Nêu nội dung đánh giá kết quả giáo dục của HS trong hoạt động trải nghiệm ở tiết Sinh hoạt dưới cờ và Sinh hoạt lớp.
D. Sự đóng góp của HS cho các hoạt động tập thể, số giờ tham gia các hoạt động và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể kết hợp với đánh giá thường xuyên các yếu tố động cơ, tinh thần thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực đối với hoạt động chung.
Câu 6: Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 1 (bộ sách Cánh diều) được biên soạn bám sát quan điểm nào?
B. Bám sát Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; quán triệt sâu sắc tư tưởng “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống”; tạo cơ hội tối đa để người học được hoạt động và đảm bảo tính mở, linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh ở tất cả vùng, miền khác nhau.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG với nội dung, cấu trúc của sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm?
D. Mỗi tuần học được trình bày thống nhất với hai loại hình hoạt động: Hoạt động giáo dục theo chủ đề và sinh hoạt lớp.
Câu 8: Khi sử dụng sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 1, nhà trường và giáo viên cần lưu ý điều gì?
A. Lựa chọn đối tượng học tập sẵn có ở địa phương để tổ chức hoạt động, có thể thay đổi thứ tự các chủ đề hoặc các hoạt động trong tuần để phù hợp với thực tế địa phương, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường.
Câu 9: Khi sử dụng sách giáo viên Hoạt động trải nghiệm 1, giáo viên cần lưu ý điều gì?
B. Vận dụng sáng tạo và phát triển những ý tưởng, gợi ý được đưa ra trong sách giáo viên.
Câu 10: Khi sử dụng Vở thực hành hoạt động trải nghiệm . (Bộ sách Cánh diều), giáo viên cần chú ý điều gì.
C. Vở thực hành hoạt động trải nghiệm 1 là phương tiện giúp học sinh củng cố và thực hiện các hoạt động giáo dục ở trên lớp thông qua các dạng bài tập đa dạng.
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây phù hợp với việc tổ chức các loại hình hoạt động trải nghiệm trong nhà trường?
D. Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động GD theo chủ đề là các loại hình hoạt động trải nghiệm bám sát nội dung, chương trình và chủ đề hoạt động trải nghiệm 1.
Câu 12: Nêu các yêu cầu về phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm
C. Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo hứng thú và khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động trả̉i nghiệm. Tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm thông qua các hoạt động tìm tòi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống; hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm. Khuyến khích, tạo cơ hội cho HS suy nghĩ, phân tích, khái quát hoá những trải nghiệm để đúc rút kinh nghiệm, hình thành kiến thức và kĩ năng mới.
Lựa chọn linh hoạt, vận dụng hợp lí, khoa học các phương pháp giáo dục, các phương pháp dạy học tích cực vào việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Một số phương pháp cơ bản thường được khuyến khích sử dụng khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm như: phương pháp trải nghiệm, phương pháp thực hành, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp kể chuyện, phương pháp dự án,…
Sử dụng kết hợp các phương thức trải nghiệm khác nhau khi triển khai tổ chức các hoạt động trải nghiệm.
Câu 13: Nêu các chú ý khi tổ chức tiết sinh hoạt dưới cờ.
D. Xây dựng chương trình tổng thể, kế hoạch hoạt động của tiết Sinh hoạt dưới cờ theo từng tuần dựa trên các chủ đề của cả năm học cho toàn trường dựa trên những gợi ý tổ chức tiết sinh hoạt dưới cở được đưa ra trong SGK Hoạt động trải nghiệm 1. Xác định những hoạt động nào sẽ tổ chức dành riêng cho khối lớp 1, hoạt động nào sẽ tổ chức trong phạm vi toàn trường.
Dựa trên chương trình, kế hoạch tổng thể của hoạt động Sinh hoạt dưới cờ, Hiệu trưởng phân công lớp HS, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chuẩn bị và tổ chức thực hiện trên tinh thần lấy HS làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS trong giải quyết vấn đề, tránh việc cán bộ, GV làm thay, làm hộ HS.
Câu 14: Nêu các chú ý khi tổ chức tiết sinh hoạt lớp.
A. Các tiết sinh hoạt lớp được triển khai, thực hiện bám sát nội dung hoạt động của tuần, của chủ đề và các nội dung trong kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường, của khối lớp. Do đó, để thực hiện được tiết sinh hoạt lớp hiệu quả, ngay từ đầu năm học, GV chủ nhiệm định hướng nội dung tiết Sinh hoạt lớp bảo đảm tính thống nhất về chủ điểm của từng khối lớp theo nội dung kế hoạch giáo dục của nhà trường, đồng thời bám sát những nội dung hoạt động được đưa ra trong SGK. Khi tổ chức tiết Sinh hoạt lớp, GV cần tổ chức các hoạt động hướng đến hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực HS học sinh, tránh việc tập trung đánh giá hạn chế, yếu kém và phê bình HS trong tiết sinh hoạt lớp. Khi tổ chức tiết Sinh hoạt lớp đảm bảo nguyên tắc HS tự quản toàn diện, tiết Sinh hoạt lớp là của HS, do HS thực hiện, vì những lợi ích của mỗi HS và của cả tập thể lớp. GV chủ nhiệm cần linh hoạt vai trò chủ đạo của mình trong suốt quá trình hướng dẫn HS chuẩn bị, triển khai, đánh giá kết quả,... bằng cách gợi mở, khơi dậy tiềm năng, tiềm lực, kết nối giữa các HS, động viên và khuyến khích HS thực hiện một cách tự tin, chủ động và huy động được sự tham gia của tất cả HS trong lớp. Khi tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp của SGK Hoạt động trải nghiệm 1, GV nên tăng cường tổ chức cho HS làm việc nhóm, với các chủ đề được thực hiện đầu năm học, nên tổ chức cho HS làm việc cặp đôi, đến các chủ đề cuối, các nhóm 4 có thể được khuyến khích tổ chức, qua đó tăng cường tính tự tin cho HS, tạo cơ hội cho các em được tương tác tích cực, góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cho HS.
Câu 15: Nêu môi trường/ không gian sư phạm để tổ chức hoạt động trải nghiệm.
D. Có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trên lớp, ngoài lớp học (trong khuôn viên nhà trường, nhà đa năng) và ngoài nhà trường (Thiên nhiên, thực địa).