Công văn 90/2013/QLCL-CL1 Báo cáo kế hoạch triển khai chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm năm 2013
Công văn 90/2013/QLCL-CL1 về báo cáo kế hoạch triển khai chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm năm 2013 do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN ------------- Số: 90/QLCL-CL1 V/v: Báo cáo kế hoạch triển khai các chương trình giám sát quốc gia về ATTP năm 2013 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2013 |
Kính gửi: | - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố; |
Nhằm chuẩn bị cuộc họp của Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện năm 2012 và kế hoạch triển khai trong năm 2013 của các Chương trình giám sát an toàn thực phẩm thủy sản (Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi, Chương trình kiểm soát vệ an toàn trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ và Chương trình giám sát ATTP thủy sản sau thu hoạch), Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản yêu cầu các đơn vị thực hiện như sau:
I. Chương trình giám sát ATTP thủy sản sau thu hoạch:
Ngày 13/11/2012, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã ký ban hành Thông tư số 61/2012/TT-BNNPTNTquy định việc giám sát ATTP thủy sản sau thu hoạch (gọi tắt là Thông tư 61) thay thế Thông tư56/2009/TT-BNNPTNT ngày 07/9/2009 và có hiệu lực kể từ ngày 27/12/2012. Cục hướng dẫn các đơn vị thực hiện như sau:
Cơ quan giám sát địa phương xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát với các nội dung sau:
1. Lập dữ liệu thông tin để làm cơ sở xây dựng kế hoạch giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 61;
2. Xác định đối tượng giám sát, vùng/khu vực giám sát (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về nhu cầu cần thiết phải giám sát; thời gian thực hiện; chỉ tiêu, phạm vi giám sát; số lượng mẫu giám sát (cỡ mẫu) theo quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 8 Thông tư 61, lưu ý:
- Đối tượng giám sát là loài thủy sản, sản phẩm thủy sản cụ thể (ví dụ: cá biển; chả cá, chả mực; mực khô, cá khô;...), dự kiến năm 2013 giám sát 2-3 đối tượng/địa phương; đối tượng, vùng/khu vực giám sát được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về nhu cầu cần thiết phải giám sát.
- Đề xuất số lượng mẫu (cỡ mẫu) mang tính đại diện cho quy mô sản xuất của đối tượng giám sát; trước mắt lấy 1 mẫu/ 300 tấn sản lượng sản xuất, tiêu thụ.
- Chỉ tiêu giám sát được căn cứ vào hướng dẫn tại khoản 6, 7 Điều 8 và thực tế thông tin ATTP của địa phương.
Căn cứ các nội dung nêu trên, các Cơ quan giám sát địa phương xây dựng kế hoạch (bao gồm dự trù kinh phí) giám sát ATTP thủy sản sau thu hoạch năm 2013 theo mẫu tại Phụ lục gửi kèm.
Lưu ý: Kể từ năm 2013, các đơn vị xây dựng và báo cáo kế hoạch lấy mẫu giám sát ATTP thủy sản sau thu hoạch của năm tiếp theo trên địa bàn trước ngày 15/11 hàng năm theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 61.
II. Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi và Chương trình kiểm soát vệ sinh an toàn trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản các tỉnh/thành phố thực hiện:
- Chủ trì xây dựng và báo cáo kết quả thực hiện năm 2012 và kế hoạch triển khai Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi và Chương trình kiểm soát vệ sinh an toàn trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ năm 2013 theo đúng quy định tại Điều 5, Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 130/2008/QĐ-BNN và Điều 6, Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 131/2008/QĐ-BNN.
- Lưu ý: Không chỉ định lấy mẫu phân tích đối với: thủy sản tại đại lý cung cấp nguyên liệu thủy sản nuôi, giống thủy sản, nước ương giống, thuốc thú y, thức ăn thủy sản trong kế hoạch lấy mẫu và dự trù kinh phí trong Chương trình dư lượng năm 2013.
Căn cứ các nội dung nêu trên, các Cơ quan giám sát địa phương gửi báo cáo kết quả thực hiện năm 2012 và kế hoạch triển khai về Cục/Cơ quan Trung bộ/Cơ quan Nam bộ theo khu vực quản lý trước ngày 25/01/2013 và theo các địa chỉ email: Cục ([email protected]); Cơ quan Trung bộ ([email protected]); Cơ quan Nam bộ ([email protected]).
Đề nghị các đơn vị lưu ý thực hiện.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH LẤY MẪU THỦY SẢN SAU THU HOẠCH
I. Kế hoạch giám sát thủy sản sau thu hoạch
Đối tượng giám sát sắp xếp theo thứ tự ưu tiên) | Tổng sản lượng SXKD thủy sản của địa phương | Sản lượng của đối tượng TS được giám sát | Vùng giám sát (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên) | Thời gian dự kiến giám sát | Phạm vi giám sát | Số mẫu giám sát | Chỉ tiêu giám sát |
Đối tượng 1 (loài thủy sản cụ thể)(*) | Huyện A | ||||||
Huyện B… | |||||||
Đối tượng 2 (dạng sản phẩm thủy sản cụ thể)(**) | Huyện B | ||||||
Huyện C… | |||||||
…. | |||||||
TỔNG CỘNG |
Lưu ý:
- Tổng hợp số liệu căn cứ số liệu báo cáo nuôi trồng thủy sản hoặc báo cáo khai thác thủy sản tại địa phương
- (*): Đối tượng giám sát là Loài thủy sản đối với loại hình cơ sở tàu cá; cảng cá; cơ sở chỉ thu mua, bảo quản thủy sản; phân biệt đối tượng thủy sản nuôi và thủy sản khai thác tự nhiên.
- (**): Đối tượng giám sát là Sản phẩm thủy sản đối với loại hình cơ sở sơ chế, chế biến tiêu thụ nội địa.
II. Dự trù kinh phí
Khu vực giám sát | Chi phí đi lại | Công tác phí | Kinh phí mua mẫu | Kinh phí mua dụng cụ lấy mẫu, bảo quản mẫu | Kinh phí gửi mẫu đến PKN TTV | TỔNG CỘNG | |||||
Diễn giải KP đi lại | Tổng KP đi lại | Diễn giải | Tổng KP công tác phí | Diễn giải | Tổng KP mua mẫu | Số mẫu giám sát | Tổng KP mua dụng cụ | Diễn giải | Tổng KP gửi mẫu | ||
Huyện A | |||||||||||
Huyện B | |||||||||||
… | |||||||||||
TỔNG CỘNG |