Công nghệ 9 Chủ đề 1: Mô hình nông nghiệp công nghệ cao Giải Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 Chân trời sáng tạo trang 5 → 12

Giải Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 Chủ đề 1: Mô hình nông nghiệp công nghệ cao giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Chủ đề 1 Công nghệ 9 Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Nông nghiệp 4.0. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo Chủ đề 1 - Khám phá

Khám phá 1

Quan sát Hình 1.2 và kể tên các máy móc, thiết bị, công nghệ được ứng dụng trong nông nghiệp.

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Trả lời:

Các máy móc, thiết bị, công nghệ được ứng dụng trong nông nghiệp là:

HìnhMáy móc, thiết bị, công nghệ
aCông nghệ IoT kết nối cảm biến thu thập, giám sát dữ liệu môi trường và điều khiển robot thông minh
bRobot thu hoạch nông sản
cMáy bay không người lái phun thuốc trừ sâu
dMáy kéo thông minh cắt cỏ

Khám phá 2

Quan sát Hình 1.3, từ đó mô tả thành phần cơ bản của mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh công nghiệp 4.0 và đặc điểm của các công nghệ áp dụng trong mô hình đó.

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Trả lời:

- Mô tả thành phần của mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh công nghiệp 4.0:

  • Hệ thống nhà kính thông minh: Kiểm soát tự động các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2,...
  • Hệ thống tưới tiêu tự động: Cung cấp nước cho cây trồng theo nhu cầu, tiết kiệm nước và phân bón.
  • Hệ thống canh tác khí canh/thủy canh: Trồng cây không cần đất, giúp tiết kiệm diện tích, nước và phân bón.
  • Robot và máy móc tự động: Thực hiện các công việc như gieo hạt, bón phân, tưới nước, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch,...
  • Hệ thống giám sát và điều khiển: Thu thập dữ liệu về môi trường, tình trạng cây trồng và vật nuôi, từ đó đưa ra quyết định điều khiển phù hợp.
  • Hệ thống truy xuất nguồn gốc: Giám sát và truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.

- Đặc điểm công nghệ:

  • Tự động hóa: Sử dụng robot, máy móc và hệ thống tự động để thực hiện các công việc trong nông nghiệp.
  • Kết nối Internet vạn vật (IoT): Mọi thiết bị trong mô hình được kết nối internet để thu thập và truyền dữ liệu.
  • Dữ liệu lớn (Big Data): Phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định tối ưu cho sản xuất nông nghiệp.
  • Trí tuệ nhân tạo (AI): Sử dụng AI để dự đoán và điều khiển các yếu tố trong mô hình, tối ưu hóa hiệu quả sản xuất.

Khám phá 3

Quan sát Hình 1.4 và kể tên các thiết bị, công nghệ sử dụng trong hình.

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Trả lời:

- Các thiết bị sử dụng trong hình là:

  • Máy bay không người lái
  • Máy kéo thông minh
  • Trạm dự báo thời tiết
  • Điện toán đám mây
  • Phần mềm quản lý

- Các công nghệ sử dụng trong hình:

  • Dữ liệu lớn
  • Trí tuệ nhân tạo
  • Internet vạn vật (IoT)

Khám phá 4

Quan sát Hình 1.5 và kể tên các thành phân công nghệ được sử dụng trong hình.

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Trả lời:

Các thành phân công nghệ được sử dụng trong hình là:

- Hệ thống tưới:

  • Vòi tưới phun sương
  • Hệ thống tưới tự động

- Hệ thống chiếu sáng:

  • Đèn LED
  • Hệ thống điều khiển ánh sáng

- Hệ thống điều khiển môi trường:

  • Quạt hút
  • Hệ thống giám sát
  • Phần mềm quản lý và điều khiển từ xa

- Hệ thống giám sát:

  • Camera giám sát
  • Cảm biến

Khám phá 5

Quan sát Hình 1.6 và cho biết vai trò của khoa học, kĩ thuật, công nghệ trong nông nghiệp

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Trả lời:

Vai trò quan trọng của khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp:

- Trại giống:

  • Công nghệ tạo giống: Giúp tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
  • Công nghệ nuôi cấy mô: Giúp nhân giống cây trồng nhanh chóng, sạch bệnh.

- Trại nuôi:

  • Công nghệ tự động hóa: Giúp tự động hóa các công việc như cho ăn, uống, dọn dẹp chuồng trại,...
  • Công nghệ giám sát: Giúp theo dõi sức khỏe, tình trạng của vật nuôi.

- Nơi chế biến:

  • Công nghệ chế biến hiện đại: Giúp bảo quản sản phẩm lâu hơn, giữ được chất lượng sản phẩm.
  • Công nghệ truy xuất nguồn gốc: Giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Vận chuyển:

  • Phương tiện vận chuyển hiện đại: Giúp vận chuyển sản phẩm nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.
  • Công nghệ bảo quản lạnh: Giúp bảo quản sản phẩm tươi ngon trong quá trình vận chuyển.

- Cửa hàng:

  • Công nghệ thanh toán điện tử: Giúp thanh toán nhanh chóng, tiện lợi.
  • Công nghệ quản lý bán hàng: Giúp quản lý hàng hóa, theo dõi doanh thu hiệu quả.

- Người tiêu dùng: Công nghệ thông tin: Giúp người tiêu dùng truy cập thông tin về sản phẩm, lựa chọn sản phẩm an toàn, phù hợp.

Giải Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo Chủ đề 1 - Luyện tập

Luyện tập 1

Nêu khái niệm của nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trả lời:

Khái niệm của nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

Là nền nông nghiệp áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Luyện tập 2

Mô tả các thành phần cơ bản của mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Trả lời:

Các thành phần cơ bản của mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, máy bay không người lái, robot thông minh, công nghệ Blockchain

Luyện tập 3

Trình bày vai trò, khoa học, kĩ thuật và công nghệ đối với những thành tựu của nền nông nghiệp

Trả lời:

Vai trò, khoa học, kĩ thuật và công nghệ đối với những thành tựu của nền nông nghiệp:

  • Tối ưu hoá việc sử dụng các tài nguyên như: nước, phân bón, thuốc trừ sâu.
  • Xác định các khu vực có khả năng mất năng suất và đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp.
  • Tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm và giảm tác động môi trường.
  • Tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi tốt giúp tăng khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, kháng sâu bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 01
  • Lượt xem: 04
  • Dung lượng: 375,8 KB
Sắp xếp theo