Cách viết CV xin việc hay, đúng chuẩn

Viết CV xin việc như nào cho đúng chuẩn, nhanh chóng chiếm cảm tình của nhà tuyển dụng? Là câu hỏi mà bất cứ ai cũng băn khoăn, tìm lời giải đáp.

35 mẫu CV xin việc đẹp Mẫu Đơn xin việc (viết tay chuẩn)

Trước tiên, CV xin việc phải trình bày đẹp, không có lỗi chính tả, chú ý cả dấm chấm câu... Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm viết CV xin việc từng phần cho đúng chuẩn:

CV Xin việc

Hướng dẫn viết CV xin việc đúng chuẩn

Thông tin cá nhân

Phần thông tin cá nhân điền đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Những thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu cầu.

Mẹo:

  • Địa chỉ email nghiêm túc, dùng thường xuyên.
  • Chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, nhìn thấy khuôn mặt trực diện.

Mục tiêu nghề nghiệp

Ghi mục tiêu, định hướng trên con đường phát triển sự nghiệp của mình. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên biết lên kế hoạch, mục tiêu sự nghiệp rõ ràng. Vì vậy mục này khá quan trọng để ghi điểm trước nhà tuyển dụng.

Mẹo:

  • Đề cập đến vị trí mong muốn ứng tuyển.
  • Chia ra thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
  • Mục tiêu hướng đến lợi ích công ty như tăng doanh số, mở rộng khách hàng….

Trình độ, bằng cấp

Tóm tắt ngắn gọn quá trình học tập, tốt nghiệp trường nào, tên trường, chuyên ngành, kết quả học tập. Sắp xếp theo mốc thời gian để nhà tuyển dụng tiện theo dõi.

Mẹo:

  • Ghi rõ những đề án, nghiên cứu khoa học (nếu có).
  • Một số khoá học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ (nếu có).
  • Không nên đưa quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2.

Kinh nghiệm chuyên môn

Với những người đã có kinh nghiệm đi làm, kể cả đúng chuyên môn hay chỉ là công việc làm thêm như bán hàng, thu ngân cũng liệt kê vào đây. Mô tả ngắn ngọn về công việc chính, súc tích nhưng đầy đủ. Đồng thời, đưa ra thành tựu, kỹ năng, kinh nghiệm đạt được trong quá trình làm việc. Đây chính là phần thể hiện rõ khả năng của bạn, để nhà tuyển dụng xem có phù hợp vị trí ứng tuyển hay không?

Mẹo:

  • Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước.
  • Đưa ra số liệu xác thực như tăng bao nhiêu % doanh thu, kiếm về bao nhiêu khách hàng...
  • Nếu làm ở nhiều nơi thì chọn những công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển.
  • Không nên đưa các công việc ngắn hạn dưới 6 tháng vào.

Kỹ năng công việc

Nhà tuyển dụng thường chú trọng xem xét những kỹ năng của ứng viên, xem có phù hợp vị trí tuyển dụng hay không. Thông qua đó để đánh giá trình độ, khả năng của ứng viên. Vì vậy, mục này cũng rất quan trọng.

Mẹo:

  • Ghi rõ sử dụng thành thạo kỹ năng văn phòng, giao tiếp tiếng Anh....
  • Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán, Photoshop, AutoCad...
  • Ghi đầy đủ thông tin người tham chiếu bao gồm: Họ tên, email, số điện thoại.

Hoạt động ngoại khoá

Nếu vừa mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì mục ngoại khóa càng quan trọng để chứng tỏ sự năng động, nhạy bén của bạn. Bởi các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên năng nổ, nhiệt tình và giàu lòng nhân ái.

Mẹo:

  • Liệt kê các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện.
  • Không nên liệt kê các hoạt động giải trí cá nhân, theo sở thích.
  • Nêu vai trò, trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động đó.

Thông tin bổ sung

Giới thiệu về con người của mình, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích cá nhân. Thể hiện rõ những điểm mạnh phù hợp vị trí ứng tuyển. Mong muốn làm việc trong môi trường như thế nào?

Xác nhận thông tin

Dành cho những người đã đi làm, ở mục kinh nghiệm ghi thông tin công ty, số điện thoại, email người quản lý trực tiếp để nhà tuyển dụng tiện liên lạc kiểm tra thông tin có đúng sự thật hay không?

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn nhanh chóng chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng, để trúng tuyển vào vị trí mình mong muốn.

  • 1.118 lượt xem
Cập nhật: 24/04/2018
Xem thêm: CV xin việc
Sắp xếp theo