Cách lập phương trình hóa học Lập phương trình hóa học lớp 8
Phương trình hóa học là gì? Cách lập phương trình hóa học như thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh quan tâm.
Chính vì vậy trong bài viết dưới đây Download.vn giới thiệu đến các bạn Cách lập phương trình hóa học để bạn đọc cùng tham khảo. Thông qua tài liệu này giúp các em lớp 8 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, luyện tập củng cố kiến thức để biết cách giải các bài tập Hóa 8. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm tài liệu Tổng hợp kiến thức Hóa học lớp 8.
Cách lập phương trình hóa học
I. Phương trình hóa học
Phương trình hóa học là phương trình biểu diễn các phản ứng hóa học. Trong một phương trình hóa học sẽ bao gồm các chất tham gia sản phản ứng và chất được tạo thành khi phản ứng kết thúc.
II. Cách cân bằng phương trình
Bước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
Bước 3: Viết phương trình hóa học.
Chú ý:
- Ở B2, thường sử dụng phương pháp “Bội chung nhỏ nhất” để đặt hệ số bằng cách:
- Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất (cũng có trường hợp không phải vậy).
- Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì ta có hệ số.
- Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hóa học.
III. Một số phương pháp cân bằng cụ thể
1. Phương pháp “chẵn - lẻ”: thêm hệ số vào trước chất có chỉ số lẻ để làm chẵn số nguyên tử của nguyên tố đó.
Ví dụ 1: Cân bằng phương trình phản ứng sau
Al + HCl → AlCl3 + H2
Ta chỉ việc thêm hệ số 2 vào trước AlCl3 để cho số nguyên tử Cl chẵn. Khi đó, vế phải có 6 nguyên tử
Cl trong 2AlCl3, nên vế trái thêm hệ số 6 trước HCl.
Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2
Vế phải có 2 nguyên tử Al trong 2AlCl3, vế trái ta thêm hệ số 2 trước Al.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2
Vế trái có 6 nguyên tử H trong 6HCl, nên vế phải ta thêm hệ số 3 trước H2.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Ví dụ 2:
KClO3 → KCl + O2
Ta thấy số nguyên tử oxi trong O2 là số chẵn và trong KClO3 là số lẻ nên đặt hệ số 2 trước công thức KClO3.
2. Phương pháp đại số
Tiến hành thiết lập phương trình hóa học theo các bước dưới đây:
Bước 1: Đưa các hệ số hợp thức a, b, c, d, e, f, … vào trước các công thức hóa học biểu diễn các chất ở cả hai vế của phản ứng.
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phương trình bằng một hệ phương trình chứa các ẩn là các hệ số a, b, c, d, e, f, g….
Bước 3: Giải hệ phương trình vừa lập để tìm các hệ số.
Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng hóa học để hoàn thành phản ứng.
Ví dụ
Cu + H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + H2O (1)
Bước 1: Đặt các hệ số được kí hiệu là a, b, c, d, e vào phương trình trên ta có:
aCu + bH2SO4 đặc, nóng → cCuSO4 + dSO2 + eH2O
Bước 2: Tiếp theo lập hệ phương trình dựa vào mối quan hệ về khối lượng giữa các chất trước và sau phản ứng, (khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phải bằng nhau).
Cu: a = c (1)
S: b = c + d (2)
H: 2b = 2e (3)
O: 4b = 4c + 2d + e (4)
Bước 3: Giải hệ phương trình bằng cách:
Từ pt (3), chọn e = b = 1 (có thể chọn bất kỳ hệ số khác).
Từ pt (2), (4) và (1) => c = a = d = 1/2 => c = a = d = 1; e = b =2 (tức là ta đang quy đồng mẫu số).
Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng, ta được phương trình hoàn chỉnh.
Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O
IV. Bài tập cân bằng phương trình hóa học
Bài tập 1: Thiết lập phương trình hóa học của các phản ứng sau
a) Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O
b) CuO + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
c) NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
d) KNO3 → KNO2 + O2
e) BaCO3 + HCl → BaCl2 + H2O + CO2
f) FeCl3 + KOH → Fe(OH)3 + KCl
g) Na2O + H2O → NaOH
h) Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + NaOH
i) Fe2O3 + H2 → Fe + H2O
k) Mg(OH)2 + HCl → MgCl2 + H2O
m) FeI3 → FeI2 + I2
l) AgNO3 + K3PO4 → Ag3PO4 + KNO3
o) SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
Bài tập 2: Thiết lập các phương trình hóa học dưới đây theo phương pháp đại số
a) S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
b) K2SO3 + HCl → KCl + H2O + CO2
c) Na2O2 + H2O → KCl + H2O + CO2
d) I2 + NaOH → NaI + NaIO3 + H2O
e) CH4 + O2 → CO2 + H2O
f) F2 + NaOH → NaF + OF2 + H2O
g) C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
h) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
................
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết