Bộ đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 12 (Có đáp án) Ôn thi HSG Văn 12

Bộ đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 12 bao gồm 30 đề thi có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đó giúp các em học sinh lớp 12 tham khảo, ôn tập, luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn.

TOP 30 Đề thi HSG Ngữ văn 12 chính là bộ đề bồi dưỡng học sinh giỏi qua các kì thi cấp quận, huyện. Đây là tài liệu tham khảo để đáp ứng nhu cầu của các em cũng như giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh khá, giỏi và các bạn có nhu cầu được tiếp xúc, rèn luyện với những dạng đề thi cơ bản và nâng cao trong các kì thi. Thông qua 30 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 12 này các em sẽ nắm được cách ra đề, cũng như luyện giải đề để biết cách phân bổ thời gian hợp lý, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi đạt kết quả cao.

Đề ôn thi HSG môn Ngữ văn 12 - Đề 1

Đề ôn thi HSG Ngữ văn 12

Câu 1 (3,0 điểm).

Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra trong câu chuyện sau:

Nơi khu vườn anh nhà văn nọ có một cây si rất rậm rạp, lá xanh quanh năm. Từ phòng viết của mình, qua tấm cửa kính, anh có thể nhìn thấy cây si ấy. Thói quen của anh là thức dậy sớm mỗi ngày để viết, và anh vô cùng ngạc nhiên khi có một dạo nọ, ngày nào cũng có một con chim tới đâm vào cửa phòng anh. Nhiều ngày liên tục, sáng nào cũng vậy, anh đã có ý nghĩ: Phải chăng con chim đó bị mù? Hay bị một chứng bệnh nào đó?

Sự lí giải không được thoả mãn, lại nhiều ngày tiếp tục trôi qua. Cho tới một hôm, anh quyết định bước ra khỏi cửa phòng mình. Trước mắt anh là một cảnh tượng quá đẹp đẽ: Một cây si lung linh xanh thẫm in hình trên tấm kính, như thể ở một nơi nào đó thật xa, trong một không gian rộng hơn, sâu hơn. Và anh biết con chim nhỏ bé kia đã “chán” cây si quen thuộc mỗi ngày của mình khi nó bất ngờ phát hiện ra một “cây si” khác. Nó đã đâm đầu vào đó để mong tìm tới một nơi đẹp đẽ hơn, lung linh hơn…

(Theo Inernet)

Câu 2 (7,0 điểm).

Nhà thơ vĩ đại của Ấn Độ Rabinđranat Tagor từng bày tỏ: “Ngọn gió nhà thơ băng qua rừng, băng qua biển để tìm ra tiếng nói của riêng mình”.

Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam qua hai đoạn thơ sau của Tố Hữu và Huy Cận để làm sáng tỏ điều đó.

Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

(Việt Bắc, Tố Hữu)

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.

(Tràng giang, Huy Cận)

-------------Hết-------------

Đáp án đề ôn thi HSG Ngữ văn 12

Câu 1 (3,0 điểm)

1. Về kĩ năng

Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu của đề bài, kết cấu, bố cục, diễn đạt mạch lạc, dẫn chứng xác thực có sức thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… được tự do chọn lựa các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn.

2. Về kiến thức

Có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần chân thành, hợp lí, chặt chẽ, có sức thuyết phục và đảm bảo một số ý cơ bản, quan trọng sau:

Ý

Nội dung

Điểm

Viết bài văn về vấn đề đặt ra trong câu chuyện

3,0

1

1. Dẫn dắt vấn đề

0,25

2

2. Giải thích ý nghĩa của câu chuyện

- Cây si rậm rạp, xanh lá quanh năm là thế giới sống của con chim bé nhỏ.

- Một cây si lung linh xanh thẫm in hình trên tấm kính là thế giới ảo, thế giới mà con chim bé nhỏ kia đang kiếm tìm.

→ Con chim bé nhỏ “chán” cuộc sống hiện tại, đi tìm một thế giới khác nên nó đã nhiều lần đâm đầu vào tấm kính. Nhưng đó là một thế giới xa vời.

0,25

→ Trong cuộc sống cũng có khi con người bỏ quên thực tại, đi tìm những điều viển vông, khó thành hiện thực.

0,25

3

Bình luận về ý nghĩa của câu chuyện

- Cuộc sống con người luôn diễn ra với những vòng quay chóng mặt khiến ta đôi khi không nhận ra cái chúng ta đang có là hạnh phúc thực sự. Vì vậy, con người hay lãng quên thực tế để rồi mải mê đi tìm những điều viển vông khó thành hiện thực.

0,25

- Xã hội hiện nay có rất nhiều những con người đang chạy theo những ảo vọng, những ước mơ quá tầm để rồi nhận lấy những thất bại.

0,25

- Tuy nhiên, nếu hiện thực quá đau khổ và sự thật quá phũ phàng thì con người nên chạy chốn hay đối diện hiện thực? Hãy nghĩ đến những điều tích cực và lạc quan sẽ khiến ta dễ chịu, và cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa, có giá trị hơn.

0,25

4

Bàn bạc, mở rộng vấn đề

- Hướng đến những điều không thực tế, những ước mơ quá tầm, con người dễ rơi vào ảo vọng.

0,25

- Tuy nhiên, cuộc sống thực tại nếu có những đau khổ, bế tắc, những trắc trở, chông gai, có những điều không như ta mong muốn con người cũng phải tìm đến những con đường khác để đi. Biết đâu người ta có thể tìm thấy niềm vui hay một điểm tựa tinh thần để họ vươn lên.

0,25

5

Bài học nhận thức và hành động

- Nên trân trọng những giá trị hạnh phúc mà bản thân mình đang có.

0,25

- Cũng cần có những ước mơ nhưng là những ước mơ trong tầm tay để không rơi vào thất bại.

0,25

6

Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

7

Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25

Câu 2 (7,0 điểm):

Ý

Nội dung

Điểm

I

Mở bài:

- Giới thiệu hai nhà thơ, hai đoạn thơ trong đề bài

- Giới thiệu ý kiến

- Vấn đề nghị luận: Tiếng nói của riêng Tố Hữu và Huy Cận trong những cảm nhận về về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam qua hai đoạn trích thơ.

0,5

II

Thân bài:

1

Giải thích ý kiến

- Ngọn gió: tài năng, cảm hứng sáng tạo và tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ.

- Tiếng nói riêng: cái độc đáo, nét riêng trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ và cách thể hiện của nhà thơ, tạo nên sự khác biệt, biểu hiện của cá tính sáng tạo, giá trị và sức hấp dẫn trong tác phẩm.

0,5

-> Ý kiến đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa tài năng, tư tưởng, những trải nghiệm cá nhân và phong cách của nhà văn. Cái tài, cái tâm cùng với những rung cảm thẩm mĩ là cơ sở để nhà thơ có được “tiếng nói riêng”, giúp tác phẩm vượt qua những giới hạn, những rào cản để đến với người đọc và tạo lập nên những giá trị bất hủ.

0,5

2

Tiếng nói riêngvề vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam qua hai đoạn thơ của Tố Hữu và Huy Cận.

2.1

Tiếng nói riêng của Tố Hữu

a

Khái quát về bài thơ, đoạn thơ:

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc”

- Bài thơ được kết cấu theo lối đối đáp của ca dao dân ca.

- Đoạn thơ trên là bức tranh được dệt bằng ngôn từ nghệ thuật toàn bích, có sự hoà quyện giữa cảnh và người, giữa cuộc đời thực với tấm lòng của nhà thơ cách mạng. Đoạn thơ được coi là bức tứ bình khắc họa thiên nhiên và con người Việt Bắc trong bốn mùa. Ngòi bút Tố Hữu đã gợi tả thật tinh tế vẻ đẹp đặc trưng của cảnh và người vùng đất này.

0,25

b

Cảm nhận nội dung, nghệ thuật về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong đoạn thơ:

* Cấu trúc độc đáo của đoạn thơ :

- Cặp lục bát mở đầu vừa như lời ướm hỏi ý nhị Ta về mình có nhớ ta lại vừa như một lời khẳng định trìu mến Ta về ta nhớ những hoa cùng người: ta gắn bó với mình bằng việc khắc ghi trong tâm khảm những gì đẹp nhất của Việt Bắc là hoa và người.

- Bốn cặp lục bát còn lại, mỗi cặp là một nét chấm phá, gợi tả chân thực, sống động về cảnh và người Việt Bắc trong một mùa. Trong từng cặp, dòng lục là nét đẹp về hoa , dòng bát là nét khắc chạm về người. Vẻ đẹp của cảnh làm phông, nền để tôn lên vẻ đẹp của người – hình tượng trung tâm của Việt Bắc.

0,25

* Mùa đông

- Thiên nhiên Việt Bắc dần hiện lên bởi sắc xanh mênh mông đặc trưng của một vùng rừng núi. Trên nền xanh ấy thấp thoáng sắc đỏ tươi của hoa chuối. Sắc hoa như làm sáng bừng, ấm áp một vùng không gian Việt Bắc.

- Hình ảnh con người xuất hiện với tư thế thật vững chãi, tự tin, tự chủ.

0,25

* Mùa xuân

- Dòng lục tả hoa xuân trong cái nhìn toàn cảnh kết hợp cái nhìn cận cảnh. - Hình ảnh con người Việt Bắc trong công việc bình dị, thầm lặng đan nón . Hai chữ chuốt từng vừa gợi tả dáng điệu, tâm thế lao động cần mẫn vừa gợi niềm khâm phục bàn tay tài hoa của những con người lao động.

0,25

* Mùa hè

- Nhà thơ thấy vọng lên trong kí ức âm thanh rất đỗi quen thuộc Ve kêu rừng phách đổ vàng .Tiếng ve ngân lên lập tức rừng phách chuyển sang màu vàng. Cảnh hè Việt Bắc trở nên sôi động mà thật thơ mộng.

- Nhà thơ phác họa hình ảnh cô em gái hái măng một mình tần tảo – bản tính truyền thống của người lao đông.

0,25

* Mùa thu

- Thiên nhiên Việt Bắc khi đêm về thật nên thơ trong trẻo bởi ánh sáng trăng thu.

- Con người Việt Bắc trong cảnh thu này được gợi tả với âm thanh đầy ý nghĩa tiếng hát ân tình thủy chung . Đó là tình cảm gắn bó thủy chung cách mạng của người Việt Bắc.

0,25

* Nghệ thuật:

-Điệp từ nhớ xuất hiện 5 lần

- Cách xưng hô mình- ta

-Hình thức trữ tình giàu tính dân tộc,

0,25

- Nhận xét: Thiên nhiên và con người Việt Nam trong thơ Tố Hữu đẹp trong nỗi nhớ tha thiết của người cán bộ kháng chiến khi về xuôi. Nhà thơ Tố Hữu đã mang đến cho ta những vần thơ đẹp về thiên nhiên nhiên và con người Việt Bắc mà cũng là cảnh trí, con người Việt Nam. Vẻ đẹp của bộ tranh tứ bình giúp ta cảm nhận thấm thía hơn tình yêu thiên nhiên và con người lao động của tác giả, trong đó cảnh hoà quyện với người, người làm chủ hoàn cảnh. Cái tôi của nhà thơ gắn với cái ta chung, thể hiện phong cách thơ trữ tình chính trị, giọng thơ ngọt ngào tha thiết. Thể thơ lục bát được sử dụng nhuần nhuyễn, hình ảnh thơ đậm đà tính dân tộc.

0,5

2.2

Tiếng nói riêng của Huy Cận

a

Khái quát về tác giả, bài thơ, đoạn thơ

0,25

b

Cảm nhận nội dung, nghệ thuật về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong đoạn thơ:

Nội dung

- Ba câu đầu: hình ảnh tràng giang mang màu sắc cổ điển.

+ Câu đầu: Hình ảnh “sóng”, cụm từ “gợn tràng giang”, từ láy “điệp điệp” diễn tả những con sóng liên tiếp vỗ vào nhau, nối đuôi nhau, lan ra rộng dần, xa dần, gợi nỗi buồn triền miên như những con sóng.

+ Câu hai: Hình ảnh “con thuyền xuôi mái”, từ láy “song song”: thuyền và nước không đi liền với nhau mà “song song”, gợi cảm giác rời rạc, buồn tẻ.

+ Câu ba: Hình ảnh “thuyền về nước lại”, cụm từ “sầu trăm ngả”. Thuyền và nước chia lìa, nỗi buồn tăng cấp thành nỗi sầu, nỗi sầu lan tỏa khắp không gian, trăm ngả nước là trăm nỗi sầu.Cảnh tràng giang gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.

0,5

- Câu cuối: mang màu sắc hiện đại.

+ Phép đảo đưa hình ảnh “củi” lên đầu câu gợi ấn tượng về sự nhỏ nhoi; phép đối giữa “một”cành củi khô với “mấy” dòng nước nhấn mạnh sự cô đơn, lạc lõng, gợi liên tưởng đến thân phận những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.

0,25

Nghệ thuật

Bằng những thi liệu quen thuộc trong Đường thi kết hợp với thi liệu sống động của đời thường, kết hợp với các từ láy nguyên nghĩa, Huy Cận đã vẽ ra bức tranh sông nước mênh mang vô biên đối lập với tạo vật bé nhỏ, cô đơn.

0,25

- Nhận xét:

Thiên nhiên và con người Việt Nam trong thơ Huy Cận đẹp nhưng thấm thía nỗi buồn khi đất nước chìm trong nô lệ. Sông nước mênh mông đối lập với con thuyền, cành củi khô lẻ loi, cô độc, lạc lõng gợi kiếp người trôi nổi, không biết đi về đâu. Đó cũng chính là cái tôi lãng mạn, cô đơn của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám. Đoạn thơ nói riêng, bài thơ nói chung sử dụng thể thơ 7 tiếng, mang âm hưởng cổ điển và hiện đại.

0,5

3

Đánh giá chung

- Mỗi tác giả đều mang một cảm xúc riêng khi thể hiện hình ảnh thiên nhiên và con người.

- Hoàn cảnh sáng tác: cảnh ngộ riêng và hoàn cảnh thời đại để lại dấu ấn trong cảm xúc về thiên nhiên và con người của mỗi tác giả.

- “Tiếng nói riêng” không chỉ tạo nên sức sống và sự hấp dẫn của tác phâm mà còn góp phần làm phong phú thêm cho thơ ca nhân loại. Vì vậy, sáng tạo bằng tài năng và tâm huyết của mình vừa là thiên chức, vừa là trách nhiệm của nhà thơ.

- Tuy nhiên, chỉ khi nào cái riêng ấy chạm được đến những nỗi niêm, những khát vọng và những rung động thẩm mĩ của tất cả mọi người và mọi thời đại, thì mới tạo nên tầm khái quát và chiều sâu nhân đạo cho tác phẩm, đưa tác phâm “băng qua rừng, băng qua biển” để bất tử trong lòng người đọc.

0,5

III

Kết bài:

- Khẳng định giá trị của hai đoạn thơ: Cả 2 đoạn thơ đều thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam. Ngôn ngữ đậm chất dân tộc, gần gũi, thân quen.

- Tố Hữu và Huy Cận đã mang đến ho thơ ca dân tộc và người đọc những góc nhìn mới mẻ về những cảnh sắc tưởng chừng như đã vô cùng quen thuộc. Sự mới mẻ đầy hấp dẫn ấy được tạo nên từ tài năng vượt trội, tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên, cuộc sống và trái tim thấm đẫm tình đời, tình người của hai thi sĩ.

- Liên hệ và mở rộng.

0,5

Sáng tạo:Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25

Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.(Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)

0,25

Đề ôn thi HSG môn Ngữ văn 12 - Đề 2

Đề ôn thi HSG Ngữ văn 12

Câu 1 (8,0 điểm)

Phải chăng “Con người hình thành từ những suy nghĩ của chính bản thân họ. Họ sẽ hành động theo những gì họ nghĩ” (Mahatma Gandhi)?

Câu 2 (12,0 điểm)

Nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e đã chia sẻ:

Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên, gợi những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa, đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra.

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ cảm nhận về một vài tác phẩm văn xuôi Việt Nam trước năm 1945, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

Đáp án đề ôn thi HSG Ngữ văn 12

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

Phải chăng “Con người hình thành từ những suy nghĩ của chính bản thân họ. Họ sẽ hành động theo những gì họ nghĩ” (Mahatma Gandhi)?

8,0

Yêu cầu chung

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài.

- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan niệm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Yêu cầu cụ thể

a.

Giải thích

1,5

- “Suy nghĩ” là cách hiểu, cách đánh giá thể hiện nhận thức, quan niệm của bản thân về những vấn đề trong cuộc sống.

- Suy nghĩ là tiền đề quyết định đến ý thức, hành động, nhân cách và lối sống của con người (mối quan hệ lôgic giữa suy nghĩ và hành động).

=> Câu nói giúp con người ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của suy nghĩ đối với hành động và việc hình thành nhân cách lối sống của mỗi con người.

b.

Luận bàn

5,0

Thí sinh có thể trình bày nhiều suy nghĩ khác nhau về vấn đề tầm quan trọng của suy nghĩ đối với hành động và việc hình thành nhân cách lối sống của mỗi con người nhưng việc luận bàn cần hướng đến các phương diện sau:

- Hướng con người đến suy nghĩ tích cực, lối sống lạc quan, sự tự tin, biết yêu đời yêu cuộc sống, biết tha thứ, bao dung.

- Suy nghĩ tích cực để có hành động đúng đắn, cao cả. Đó là yếu tố quan trọng để đi đến thành công.

- Ngược lại nếu một người luôn sống trong suy nghĩ tiêu cực luôn bị bao vây bởi sự sợ hãi, nỗi chán chường, tuyệt vọng, thù hận… sẽ dẫn đến những hành động mù quáng, ngu ngốc… cản trở sự thành công, gây ảnh hưởng xấu đến bản thân gia đình và xã hội.

c.

Bài học nhận thức và hành động

1,5

Từ luận bàn trên, thí sinh cần phải rút ra bài học nhận thức và hành động để có những suy nghĩ đúng đắn trong hành động và việc hình thành nhân cách lối sống của bản thân. Chẳng hạn, như:

- Học cách suy nghĩ tích cực, lối sống lạc quan; cởi bỏ khỏi những suy nghĩ ích kỉ, hạn hẹp bó buộc bản thân.

- Hãy tự mình vươn tới những chân trời mới bằng cách luôn “Hướng về phía mặt trời”; có trách nhiệm trong mỗi suy nghĩ và hành động của chính bản thân mình.

- Có mục đích sống đúng đắn, tự tin, kiên cường theo đuổi để đạt được mục đích đó.

2

Cảm nhận về một vài tác phẩm văn xuôi Việt Nam trước năm 1945 để bình luận ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e.

12,0

Yêu cầu chung

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.

- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.

Yêu cầu cụ thể

a.

Giải thích ý kiến

3,0

* Cắt nghĩa ý kiến:

- Nâng cao tinh thần: Làm cho đời sống tinh thần con người trở nên phong phú, trong sáng và tốt đẹp hơn.

- Gợi những tình cảm cao quý và can đảm: Làm nảy nở trong tâm hồn con người những cảm xúc cao đẹp, mang tính nhân văn, đồng thời giúp con người có niềm tin và sức mạnh tinh thần để vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

- Cuốn sách hay: Tác phẩm văn học đích thực, giá trị và hấp dẫn người đọc.

- Nghệ sĩ: Người tạo nên những tác phẩm nghệ thuật kết tinh tài năng và tâm hồn.

=> Ý kiến đã khẳng định tiêu chí quan trọng nhất để nhận diện, đánh giá một tác phẩm nghệ thuật giá trị và một nhà văn đích thực là tác phẩm ấy phải bồi đắp, nâng cao những phẩm chất tinh thần, làm cho con người trở nên người hơn, cao quý hơn bằng những tình cảm tốt đẹp, bằng bản lĩnh và sức mạnh tinh thần.

1,5

* Lí giải ý kiến:

- Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần do nhà văn tạo nên để thể hiện về cuộc sống, nhằm biểu hiện tâm tư, thái độ của nghệ sĩ. Nó bao giờ cũng phải là một chỉnh thể mang tính thống nhất hữu cơ, biện chứng giữa nội dung và hình thức.

- Văn học là nhân học (Mác-xim Gor-ki). Tác phẩm thực sự trở thành cuốn sách hay khi nó đặt ra vấn đề gần gũi, có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống của con người, chứa đựng những giá trị tư tưởng, tình cảm hướng người đọc tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

- Để viết được cuốn sách hay, nhà văn cần có tài năng, lương tâm, trách nhiệm, tầm tư tưởng và cảm xúc mãnh liệt. Đó là phẩm chất của người nghệ sĩ.

1,5

b.

Cảm nhận về một vài tác phẩm văn xuôi Việt Nam yêu thích trước năm 1945

7,0

Thí sinh được tự do lựa chọn một vài tác phẩm văn xuôi Việt Nam yêu thích trước năm 1945 để cảm nhận. Tuy nhiên đây không phải là cảm nhận toàn bộ tác phẩm mà cần tập trung hướng sự cảm nhận vào việc làm sáng tỏ hai nội dung sau:

- Tác phẩm có tác dụng nâng cao tinh thần đối với độc giả.

- Tác phẩm gợi những tình cảm cao quý và can đảm đối với độc giả.

4,0

3,0

c.

Bình luận ý kiến

2,0

- Khẳng định ý kiến của La Bơ-ruy-e đề cập và nhấn mạnh một tiêu chí quan trọng để xác định giá trị của tác phẩm nghệ thuật là khả năng giáo dục, bồi dưỡng để hoàn thiện và nâng cao những phẩm chất tinh thần quý giá cho con người.

- Ý kiến cũng là chính là sự gợi nhắc, cổ vũ cho người cầm bút sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị giáo dục tâm hồn con người. Đồng thời ý kiến cũng gợi mở để người đọc hướng tới một tiêu chí khác có liên quan: giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Bởi chỉ khi đạt tới một trình độ nghệ thuật cần thiết, những giá trị tư tưởng, tình cảm mới được thể hiện trọn vẹn và phát huy khả năng tác động.

- Kinh nghiệm khi lựa chọn và thưởng thức tác phẩm nghệ thuật: Đó phải là tác phẩm thật sự có ích đối với việc bồi dưỡng tình cảm, nâng cao bản lĩnh, hoàn thiện tâm hồn con người.

Đề ôn thi HSG môn Ngữ văn 12 - Đề 3

Đề ôn thi HSG Ngữ văn 12

Câu 1. Nghị luận xã hội (8.0 điểm)

CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói:

- Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên… Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Và rồi hạt mầm mọc lên.

Hạt mầm thứ hai bảo:

- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.

Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. (…)

(Hạt giống tâm hồn- từ những điều bình dị, tập 3, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh )

Phát biểu suy nghĩ của anh/chị khi đọc câu chuyện trên.

Câu 2. Nghị luận văn học (12.0 điểm)

“Công việc của nhà văn là phát biểu cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức”.

(Thạch Lam văn và đời, NXB Hà Nội 1999, tr 597)

Hãy trình bày cách hiểu của anh/chị về ý kiến trên qua hai tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

Đáp án đề thi HSG Ngữ văn 12

Câu

Yêu cầu cần đạt

Điểm

1

1. Kĩ năng: Đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận xã hội, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, kết hợp các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

0.5

2. Kiến thức: Lí giải vấn đề một cách sâu sắc, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

7.5

a. Giải thích

2.0

- Khái quát nội dung câu chuyện: Hạt mầm thứ nhất muốn lớn lên, bén rễ, đâm chồi nảy lộc, nở hoa dịu dàng nên đã mọc lên. Hạt mầm thứ hai sợ đất sâu tối tăm, sợ chồi non bị côn trùng nuốt, sợ trẻ con vặt hoa nên nằm im, chờ đợi, kết cục bị gà mổ tức khắc.

- Câu chuyện nêu và khẳng định một quan niệm nhân sinh đúng đắn, tích cực: con người sống phải có ước mơ (mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai), dám đối đầu với khó khăn để biến ước mơ thành hiện thực và tỏa sáng. Sống không có ước mơ, hèn nhát, sợ hãi, thụ động... chỉ dẫn đến thất bại, thậm chí bị hủy diệt.

- Cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước trên con đường mới.

0.5

1.0

0.5

b. Phát biểu suy nghĩ sau khi đọc câu chuyện

4.5

- Ước mơ tạo nên bản lĩnh, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người vượt qua khó khăn “xuyên qua đá cứng” để sống và tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời; là động lực thôi thúc con người tìm tòi, khám phá, đóng góp sức mình làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.

- Trên con đường thực hiện ước mơ, bao khó khăn, trở ngại và cả bất hạnh có thể xảy ra để thử thách lòng dũng cảm của con người. Trước những khó khăn thử thách ấy, mỗi người sẽ chọn cho mình cách đón nhận để có hướng đi riêng. Có người chọn lối sống an phận, thụ động, không dám đối mặt với thử thách; có người tự thay đổi để thích nghi hoàn cảnh (dẫn chứng).

- Cuộc sống chúng ta sẽ ra sao, luôn ngập tràn sợ hãi, oán hờn hay chấp nhận và vui sống để vươn lên sẽ tùy thuộc vào cách ta đối mặt với những khó khăn thử thách gặp phải. Những con người biết vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, dám đương đầu với thử thách sẽ có được một tầm nhìn, sức mạnh và xứng đáng được tôn vinh (dẫn chứng).

- Biểu dương những người có ước mơ, có nghị lực vươn lên. Phê phán những người sống không có ước mơ, thụ động, ngại khó ngại khổ, không có ý chí, nghị lực.

1.0

1.5

1.0

1.0

c. Bài học

1.0

- Cuộc sống luôn tiềm ẩn những trở ngại, khó khăn, thử thách bát ngờ. Con đường đi đến ước mơ không hề bằng phẳng, phải dũng cảm đương đầu với thử thách.

- Trong cuộc sống không nên đợi đến khi nắm chắc phần thắng mới làm, bạn sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì cả.

0.5

0.5

2

1. Kĩ năng: Đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận văn học, có hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

0.5

2. Kiến thức: Lí giải vấn đề một cách sâu sắc, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

11.5

a. Giải thích ý kiến của Thạch Lam

2.5

- Một trong những chức năng của văn học là chức năng thẩm mĩ. Vì vậy, đi tìm và phát hiện cái đẹp chính là công việc, là sứ mệnh của nhà văn.

- Cái đẹp hiện rõ giữa cuộc đời thì ai cũng có thể cảm nhận được nên không nhất thiết phải cần đến vai trò của nhà văn. Sứ mệnh của nhà văn là đi tìm và phát hiện cái đẹp cái khuất lấp ở những nơi tưởng như không thể tồn tại cái đẹp để giúp người đọc có cách nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống, con người và thưởng thức tác phẩm một cách đúng đắn và có ý nghĩa nhất.

- “Cái đẹp kín đáo” và “nơi không ai ngờ tới”:

+ “Cái đẹp kín đáo” là cái đẹp tiềm ẩn đằng sau vẻ bề ngoài xù xì, gai góc, thô kệch, tầm thường…Đó thường là vẻ đẹp của nhân cách, của tình người, khát vọng, sức sống, tài năng.

+ “Nơi không ai ngờ tới” chính là hoàn cảnh, là môi trường không phù hợp, thuận lợi cho cái đẹp.

- Bài học “trông nhìn và thưởng thức”: người đọc tin tưởng, có cái nhìn tinh tế nhạy cảm với cuộc sống, con người và thấy bất ngờ, thú vị khi thưởng thức tác phẩm và vẻ đẹp cuộc sống.

- Nhà văn phải là người không ngừng tìm tòi, phát hiện để phản ánh hiện thực một cách sâu sắc, toàn diện và đóng góp cho văn học những giá trị mới nên phải đi tìm, phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của đối tượng ở nơi tưởng chừng như không thể tồn tại cái đẹp.

0.5

0.5

0.25

0.25

0.5

0.5

b. Chứng minh qua hai tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

8.0

* Truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

4.0

- Vài nét về Thạch Lam và Hai đứa trẻ

+ Thạch Lam là gương mặt tiêu biểu của Tự lực văn đoàn. Sáng tác của ông thiên về chủ đề tình thương yêu.

+ Hai đứa trẻ rút trong tập Nắng trong vườn (1938), tiêu biểu cho kiểu truyện ngắn không có cốt truyện đặc biệt, man mác như một bài thơ trữ tình đượm buồn.

- “Cái đẹp kín đáo” trong Hai đứa trẻ là một cái gì chỉ hiện ra mong manh thấp thoáng, là cái đẹp cổ điển: đẹp và buồn.

+ Hai đứa trẻ là cái đẹp thầm kín của trái tim nhân hậu, chan chứa yêu thương trong tâm hồn nhỏ bé của Liên.

+ Cái đẹp hiền hòa của những con người nghèo khổ mà sống với nhau đầy tình thân ái.

+ Cái đẹp mong manh mơ hồ của những hi vọng về ánh sáng đang chìm khuất trong bóng tối …

- Bài học “trông nhìn và thưởng thức”: người đọc nhận ra, trân trọng, đồng cảm với những khoảnh khắc đẹp, những tâm hồn chưa hẳn đã lụi tàn, những cuộc đời đang cố gắng sống và hi vọng vào một tương lai tốt đẹp, tươi sáng hơn.

0.25

0.25

1.0

0.5

1.0

1.0

* Truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

4.0

- Vài nét về Nguyễn Tuân và Chữ người tử tù

+ Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, luôn hướng thiện, hướng mĩ để tìm và lưu giữ cho đời những vẻ đẹp.

+ Trong nhiều vẻ đẹp của Vang bóng một thời (1940), nổi lên một vẻ đẹp kín đáo, tiềm ẩn Chữ người tử tù.

- “Vẻ đẹp kín đáo”…

+ Trong truyện ngắn Chữ người tử tù là cái đẹp lí tưởng của tài năng- thiên lương và khí phách đặt trong sự đối nghịch của cảnh ngộ (thí sinh phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao).

+ Cái đẹp đã gặp gỡ, hội tụ, tỏa sáng và bất tử trong chốn lao tù- nơi mà thông thường chỉ có cái xấu, cái ác ngự trị (cảnh cho chữ- cảnh tượng xưa nay chưa từng có). Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.

+ Vẻ đẹp của tâm hồn và “thiên lương” trong sáng: Huấn Cao dũng cảm, không sợ chết, coi khinh tiền bạc và cường quyền, có lòng yêu mến cái thiện, cái “thiên lương” trong sạch của viên quản ngục. Viên quản ngục cũng vậy, vẻ đẹp của ông ta thể hiện ở thái độ kính trọng Huấn Cao– hiện thân của cái tài, cái đẹp, “thiên lương” cao cả. Hai hình tượng này thể hiện quan điểm thẩm mĩ tiến bộ của Nguyễn Tuân: tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.

- Bài học “trông nhìn và thưởng thức”: trân trọng tài năng, nhân cách tốt đẹp; mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, vai trò của người nghệ sĩ…

0.25

0.25

1.0

0.5

1.0

1.0

c. Đánh giá chung

1.0

+ Quan niệm của nhà văn Thạch Lam trong tiểu luận Theo dòng đã thể hiện đầy đủ trách nhiệm của nhà văn- người nghệ sĩ chân chính trong việc phát hiện “cái đẹp kín đáo”, cho người đọc bài học “trông nhìn và thưởng thức”, từ đó “nâng đỡ những cái tốt”, để “trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn”.

+ Hai đứa trẻChữ người tử tù đã làm nổi bật được cái đẹp tiềm ẩn nơi tưởng như không thể có cái đẹp mà tác giả đã phát hiện, tìm kiếm trong tác phẩm. Điều đó thể hiện tấm lòng và tài năng của nhà văn qua tác phẩm.

0.5

0.5

..................

Tài file tài liệu để xem thêm đề ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 12

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 51
  • Lượt xem: 2.758
  • Dung lượng: 1,2 MB
Sắp xếp theo