Bộ đề nghị luận xã hội về một bức tranh/tấm hình (70 Đề) Nghị luận xã hội về hình ảnh

Bộ đề nghị luận xã hội về hình ảnh, bức tranh tổng hợp 70 đề ôn luyện có đáp án giải chi tiết kèm theo.

Nghị luận về bức tranh, hình ảnh là dạng đề thường xuất hiện trong các đề thi những năm gần đây, nhất là trong các kì thi Olimpic. Đề thi có sự khác biệt, không chỉ là văn bản ngôn từ mà có thêm hình ảnh. Cấu trúc làm bài nghị luận về bức tranh hình ảnh cần linh hoạt. Tuy nhiên, cái khó của dạng đề này là thường gợi mở nhiều vấn đề, người viết do đó cần có năng lực khái quát thành một vấn đề chung nhất, bao quát nhất, đồng thời phải có bản lĩnh khi nghị luận về vấn đề. Vậy sau đây là 70 đề nghị luận về bức tranh, tấm ảnh mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Nghị luận xã hội bằng hình ảnh - Đề 1

Đề bài: Từ thông điệp của bức tranh sau đây, anh/chị hãy chọn và viết về một sự kiện có thật trong đời sống đương đại:

GỢI Ý

I.Yêu cầu về kỹ năng

Bài viết phải đạt được các yêu cầu cơ bản về kỹ năng nghị luận: kết cấu rõ ràng; lập luận chặt chẽ, linh hoạt, dẫn chứng cụ thể và có tính thời sự cao; lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc.

II. Yêu cầu kiến thức

Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

1) Nêu được vấn đề cần nghị luận

2) Giải thích

Học sinh cần tập trung làm nổi bật thông điệp chính của bức tranh: Hủy hoại môi trường là tự giết chính mình.

2) Bàn luận

- Học sinh cần chọn một sự kiện có thật về sự hủy hoại môi trường ở Việt Nam hoặc trên thế giới, nêu được những thông tin chính của sự kiện đó.

- Bài viết cần bàn sâu về tác động khủng khiếp của sự kiện đó đối với từng cá nhân và cộng đồng. Từ đó xác định hành động của nhân loại trong cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường.

3) Bài học, liên hệ bản thân

- Bài viết cần đi đến nhận thức: con người là một phần của tự nhiên, gắn bó và hòa hợp với tự nhiên là sự bảo vệ chính mình tốt nhất.

- Bài viết cần thể hiện được cảm xúc chân thực của học sinh: phẫn nộ trước sự tham lam, ngu dốt, ích kỉ của những kẻ hủy hoại môi trường; lo lắng về hậu quả khôn lường mà con người phải hứng chịu do hủy hoại môi trường; mong muốn và hy vọng vào sự tỉnh ngộ và quyết tâm giữ gìn môi trường sống…

4) Khẳng định vấn đề nghị luận

Nghị luận xã hội bằng hình ảnh - Đề 2

“Bumerang hay Boomerang (phát âm tiếng Việt: Bum-mê-răng) là một thứ vũ khí độc đáo, thường có hình chữ V. Đây là một vũ khí có kỹ thuật cao của người nguyên thủy đã làm cho các nhà bác học phải kinh ngạc trong một thời gian dài. Khi được phóng đi nó có thể tạo ra trong không khí những đường đi rất phức tạp và nếu không trúng đích nó sẽ quay trở lại chân người ném. [...]

Ngày nay quá trình chuyển động của Bumerang đã được nghiên cứu rất chi tiết. Nó phụ thuộc vào ba yếu tố:

Cái ném ban đầu

Sự quay của Bumerang

Sức cản của không khí.”

(Theo https://vi.wikipedia.org)

Minh họa về đường đi của Bumerang

Từ loại vũ khí độc đáo Bumerang, anh/ chị có suy ngẫm gì về hành trình vươn tới mục tiêu của con người?

ĐÁP ÁN

1. Yêu cầu chung

- Thí sinh được tự do chọn kiểu bài và thao tác để viết bài; huy động các chất liệu là tri thức sách vở, tri thức đời sống, trải nghiệm… nhưng cần đảm bảo sự hợp lý.

- Hành văn mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc.

2. Yêu cầu cụ thể: Đề được ra theo hướng mở nhưng cần bám định hướng của đề “hành trình vươn tới mục tiêu của con người”. Tham khảo hướng nghĩ dưới đây.

- Điểm tương đồng giữa vũ khí Bumerang và con người: Bumerang được tạo ra như một loại vũ khí dùng để ném trúng mục tiêu. Con người được sinh ra cũng cần sống có mục đích, có lý tưởng. Hành trình của Bumerang là hành trình vươn tới đích. Con người cũng vậy, sống phải có mục tiêu.

- Bài học thứ nhất: Hành trình của mỗi chiếc Bumerang cho chúng ta biết những điều kiện, những nhân tố ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu.

+ Thứ nhất, để đạt mục tiêu, cần có “cái ném ban đầu”. Với Bumerang, cái ném ban đầu xác định hướng đi của nó. Với con người, những điều kiện ban đầu quyết định con người sẽ đi về đâu, vì thế cần có sự chuẩn bị thật tốt.

+ Thứ hai, để đạt mục tiêu, cần có “sự quay”. Với Bumerang, chính sự quay đã làm nó tới đích. Với con người, muốn tới đích, bản thân cũng cần có sự quay như thế, tức là con người không chỉ cần những chuẩn bị ban đầu mà còn cần tới sự tự thân vận động dựa trên chính đặc điểm nội tại của mình. Khi Bumerang được ném đi, không gì thay thế được chính sự tự quay của nó, cũng như vậy, con người là chủ thể của hành trình vươn tới đích.

+ Thứ ba, để đạt mục tiêu cần lưu ý tới “sức cản”. Với Bumerang, đó là sức cản của không khí. Với con người, đó là những cản trở của điều kiện khách quan, ngoại cảnh.

(Dẫn chứng)

-> Vũ khí Bumerang để lại bài học về cách đạt mục tiêu: Hành trình của mỗi chiếc Bumerang giống như hành trình con người vươn tới mục tiêu. Để đạt đích, con người cần có điểm xuất phát tốt, cần phẩm chất và nỗ lực không ngừng, cần khả năng vượt qua những trở ngại từ bên ngoài.

- Bài học thứ hai: Hành trình quay của Bumerang cũng để lại bài học ứng xử khi không đạt mục tiêu. “Khi được phóng đi nó có thể tạo ra trong không khí những đường đi rất phức tạp và nếu không trúng đích nó sẽ quay trở lại chân người ném.”

+ Điểm độc đáo của Bumerang chính là ở sự quay độc đáo của nó: bay đi rồi quay lại. Điểm làm Bumerang khác những loại vũ khí khác là ở đặc điểm cấu tạo đặc biệt và vận động quay đặc biệt. Sự quay ấy nhắc nhở chúng ta về bài học hành động: Cần phải tận dụng tối đa nguồn lực, sức mạnh của bản thân. Khi không đạt mục tiêu, cần chuẩn bị cho một cú ném mới.

+ Sự quay ấy còn nhắc nhở chúng ta: Mục tiêu có thể không đạt được ngay nhưng ý nghĩa của những chuẩn bị ở hiện tại một ngày nào đó sẽ mang lại giá trị (quay trở về với ta).

(Dẫn chứng)

- Mở rộng, phản biện

+ Mỗi con người đều có thể chuẩn bị cho mục tiêu của đời mình, nên bắt đầu điều đó càng sớm càng tốt.

+ Không đạt được mục tiêu không có nghĩa là thất bại, hãy chuẩn bị cho một hành trình mới.

+ Tất nhiên, không phải vận động nào cũng đến đích, không phải cứ đầu tư là gặt hái, nhưng nếu không hành động thì chúng ta mãi mãi sẽ không biết mình đang ở đâu, có gì.

*** Lưu ý: Học sinh có thể chọn một hướng nghĩ phù hợp để đi sâu bàn luận, nêu quan điểm, sao cho bài luận có chiều sâu và đảm bảo tính hợp lý. Những gợi dẫn ở trên chỉ là cách nghĩ tham khảo.

Nghị luận xã hội về hình ảnh - Đề 3

Pawel Kuczynski - nhà họa sĩ nổi tiếng người Ba Lan, được nhận hàng trăm giải thưởng về những bức tranh châm biếm, trào phúng thể hiện những mặt xấu xa của thế giới. Mỗi bức tranh của ông đều đánh thức con người bằng một thông điệp “nhỏ mà không nhỏ”. Theo em thông điệp nào được tác giả gợi ra từ bức tranh dưới đây?

Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về điều đó.

ĐÁP ÁN

a

Giải thích ý nghĩa bức tranh

1.0

- Hình ảnh một con người đang ở dưới cái hố sâu biểu tượng cho hoàn cảnh khó khăn, những tình huống đầy thử thách đòi hỏi con người phải có bản lĩnh để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.

- Chiếc thang biểu tượng cho thời cơ, cơ hội tốt có thể giúp con người thoát khỏi tình thế khó khăn.

- Hình ảnh con người chặt những thanh gỗ trên thang để làm củi đốt xua đi giá lạnh cho thấy hành động nông cạn, thiếu tính toán chỉ vì cái lợi nhỏ tức thời mà tự hủy hoại tương lai tốt đẹp.

=> Kết nối các hình ảnh với nhau ta hiểu được ý nghĩa của bức tranh: Trước tình thế khó khăn con người cần tính toán suy nghĩ cẩn trọng để tránh vì cái lợi trước mắt mà đánh mất đi lợi ích lâu dài. Đây chính là bài học, kinh nghiệm cho sự thành công.

b

Bàn luận

4.0

- Khẳng định tính đúng đắn, sâu sắc của thông điệp gợi ra từ bức tranh

- Lý giải:

+ Lợi ích trước mắt chính là những cám dỗ, hấp dẫn có thể đem lại cho con người sự thỏa mãn trong tức thời vì thế thường làm con người nảy sinh lòng tham và mất sự tỉnh táo, sáng suốt đi lầm đường lạc lối không nhìn ra những cơ hội trong tương lai.

+ Hơn thế đời người là hữu hạn, vì thế cần có một kế hoạch lâu dài mới đảm bảo cho mình một tương lai tốt.

+ Nếu con người biết buông bỏ những cái lợi trước mắt tức là từ bỏ những thứ hấp dẫn, cám dỗ để tính toán kĩ lưỡng hơn cho những mục tiêu lâu dài thì có thể con đường đi đến thành công sẽ xa hơn, dài hơn nhưng chắc chắn đó là thành công lâu bền hơn.

- Dẫn chứng:

+ Nhiều người vì cái lợi trước mắt mà quên mất tương lai lâu dài khi họ tham lợi nhuận chế biến đồ giả, tẩm thuốc hóa chất, lừa lọc người khác mà không nghĩ đến hậu quả sau này chính họ phải lĩnh nhận khi bản thân họ cũng phải mua những sản phẩm tương tự có thể gây bệnh nguy hiểm bất cứ lúc nào.

+ Những bậc cha mẹ yêu thương chiểu chuộng con những tưởng đó là cách yêu thương đúng cách mà không biết rằng đó là sai lầm nguy hại trong cách giáo dục con.

c

Mở rộng, lật lại vấn đề

2.0

- Phê phán những người bị cám dỗ bởi cái lợi tức thời mà bán rẻ lương tâm không nghĩ đến tương lai lâu dài chính mình sẽ bị ảnh hưởng.

- Tuy nhiên cần phân biệt giữa cái lợi trước mắt với những cơ hội đến với mình, cần có một cái lý trí tỉnh táo để suy xét và đưa ra quyết định đúng đắn.

d

Bài học liên hệ

1.0

- Nhận thức được việc không nên ham cái lợi trước mắt mà bỏ qua cơ hội lâu dài

- Hành động: Trước mỗi cơ hội gõ cửa mình, bạn nên cân nhắc, tính toán thật kỹ không nên nông nổi vội vàng có thể dẫn đến sự sai lầm đáng tiếc tự đánh mất cơ hội của chính mình.

Nghị luận xã hội về một bức tranh - Đề 4

Pawel Kuczynski – nhà họa sĩ nổi tiếng người Ba Lan, được thế giới biết đến với những bức tranh châm biếm, trào phúng thể hiện những mặt xấu xa của thế giới. Ông đã từng nói về các tác phẩm của mình: “Sự hài hước của tôi có màu đen, bởi thực tế phía sau nó là nỗi buồn”. Thực tế phía sau nào được tác giả gợi ra trong bức tranh dưới đây? Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về điều đó.

ĐÁP ÁN

I. Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng.

- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; vận dụng tốt các thao tác lập luận; dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.

II. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu ý nghĩa của bức tranh, bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có căn cứ xác đáng.Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Sau đây là một số định hướng:

1. Giải thích ý nghĩa bức tranh: (2,0 điểm)

- Câu nói của Pawel Kuczynski gợi mở vấn đề được đặt ra trong bức tranh: “: “Sự hài hước của tôi có màu đen, bởi thực tế phía sau nó là nỗi buồn”:

+ “Sự hài hước có màu đen”:Tiếng cười, sự hóm hỉnh chứa đựng những điều xấu xa, tội lỗi, mặt trái của cuộc sống.

+ “Thực tế phía sau nó là nỗi buồn”: Hiện thực được nhận thức không đem lại niềm hạnh phúc, vui sướng.

→ Các tác phẩm hội họa của Pawel Kuczynskiđều ẩn chứa những hiện thực gai góc, những sự thực trào phúng đáng buồn trong cuộc sống.

- Ý nghĩa của bức tranh:

+ Hình ảnh đứa trẻ cầm điều khiển game: Sự vui chơi, đắm mình trong những trò vô bổ, vô nghĩa một cách vô tư, không bận tâm, lo nghĩ.

+ Hình ảnh người phụ nữ phơi đồ: Công việc quen thuộc của người phụ nữ, người mẹ trong gia đình, gợi sự tần tảo, vất vả, lam lũ, cực khổ.

+ Sự kết nối của hai hình ảnh: Đứa trẻ đang chơi game từ sợi giây người phụ nữ phơi đồ tạo nên sự hài hước màu đen– Trong lúc đứa trẻ thích thú với trò chơi của mình thì người thân đang lao động một cách vất vả.

→Bức tranh gợi lên một nhận thức đầy chua xót vẫn tồn tại một cách đầy nghịch lý trong cuộc sống: Sự vô tâm, vô cảm của bạn gắn liền với sự hi sinh của người khác.

2. Bình (4,0 điểm):

- Trong cuộc sống, có khi chúng ta được hưởng thụ công sức, thành quả mà người khác mang lại nhưng không hề bận tâm, suy nghĩ. Đó là một lối sống thờ ơ, vô tâm, vô cảm thể hiện sự méo mó về nhân cách, nhân phẩm của con người trong xã hội hiện đại.

- Lối sống vô tâm, vô cảm, thờ ơ, thiếu trách nhiệm với bản thân, người thân đang dần trở nên phổ biến trong giới trẻ. Họ đón nhận sự quan tâm, tình yêu thương, thậm chí là sự hi sinh của người thân như một điều tất yếu, bình thường.

-Niềm vui, sự vô tư của chúng ta khi được hình thành từ những vất vả, lo toan của chính những người thân trong gia đình không thể đem lại cho ta cuộc sống hạnh phúc thực sự.

- Khi chúng ta vô tâm với chính những người thân của mình, chúng ta không thể biết quan tâm đến những người xung quanh. Từ đó, hình thành lối sống ích kỉ, vô cảm, hủy hoại dần những mối quan hệ tốt đẹp của bản thân trong cuộc sống.

- Trong xã hội rộng lớn, có nhiều người đang hi sinh một cách thầm lặng làm những công việc dù nhỏ bé nhưng hữu ích cho cuộc sống. Nhưng song song với những con người đó luôn có những người vô tư hưởng thụ, lãng phí thời gian và cuộc đời mình vào những việc làm vô bổ, vô nghĩa.

- Chúng ta phải cố gắng hạn chế, chấm dứt sự vô cảm trước những hi sinh của người khác, bởi vì:

+ Chẳng ai có thể lấy lại thời gian đã mất, không ai có thể xóa bỏ lỗi lầm.

+ Không ai có thể dành tình yêu thương, lòng vị tha và sự hi sinh vô hạn cho chúng ta, ngoại trừ gia đình.

+ Sự vô tâm ngày hôm nay có thể là khởi đầu cho những tội lỗi lớn hơn của ngày mai

+ Khi ta thờ ơ trước những vất vả, cực khổ của người khác, chỉ biết tận hưởng niềm vui của mình đồng nghĩa với việc ta nhẫn tâm và độc ác.

+ Hạnh phúc là cho đi thì mới bền vững, không có niềm vui nào đem lại hạnh phúc khi được xây dựng trên sự khó khăn, khổ cực của người khác.

3. Bàn luận, mở rộng vấn đề (1,0 điểm):

- Phê phán lối sống vô cảm, thờ ơ trước sự hi sinh của người khác dành cho chúng ta.

-Không phải sự hi sinh nào cũng nhận được sự vô tâm, thờ ơ. Xã hội vẫn tri ân những hành động cao đẹp, những đóng góp cao quý, những nghĩa cử nhân đạo vì cộng đồng.

- Tìm niềm vui từ những trò giải trí không phải là xấu nhưng không thể đắm chìm trong nó, quên đi thực tại.

- Sự hi sinh nào cũng cần xứng đáng với người được đón nhận nó.

4. Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm)

(Học sinh tự liên hệ rút ra bài học)

...............

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề Nghị luận xã hội về hình ảnh

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm