Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo (Có đáp án) 21 Ngữ liệu đọc hiểu Văn 7 ngoài sách giáo khoa

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bao gồm 21 đề đọc hiểu Ngữ văn ngoài chương trình SGK có gợi ý đáp án kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, luyện tập thật tốt phần đọc hiểu ngoài chương trình.

Với 21 đề đọc hiểu Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập cho học sinh của mình. Đồng thời đây cũng là tư liệu cực kì hữu ích giúp các bạn học sinh ôn tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn nhé.

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Đề đọc hiểu Ngữ văn 7 - Đề 1

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Mùa xuân ơi hãy về

(Nguyễn Lãm Thắng)

Mùa xuân ơi hãy về!
Mang thêm nhiều nắng ấm
Cho khắp nẻo làng quê
Nở bừng nhiều hoa thắm

Cho con ong làm mật
Cho con én tung trời
Cho dòng sông trong vắt
Êm đềm con thuyền trôi

Cho em thêm tuổi mới
Được nhiều lộc đầu năm
Thêm áo quần mới nữa
Cùng anh đi hội xuân

Cho chim non vỗ cánh
Ríu rít khung trời thơ
Xua mùa đông giá lạnh
Mùa xuân ơi hãy về!

(Theo https://www.thivien.net/)

Câu 1 (0.5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

A. Tự sự
B. Thuyết minh
C. Biểu cảm
D. Miêu tả

Câu 2 (0.5 điểm): Trong các câu thơ sau, tác giả sử dụng các biện pháp tu từ nào?

A. Hoán dụ, so sánh
B. So sánh, liệt kê
C. Nhân hóa, ẩn dụ
D. Miêu tả

Câu 3 (0.5 điểm): Từ nào trong câu thơ Thêm áo quần mới nữa là phó từ?

A. Thêm
B. Quần áo
C. Mới
D. Nữa

Câu 4 (0.5 điểm): Dòng nào sau đây nêu chính xác các vần được gieo trong khổ thơ đầu?

Mùa xuân ơi hãy về!
Mang thêm nhiều nắng ấm
Cho khắp nẻo làng quê
Nở bừng nhiều hoa thắm

A. Mùa – mang, nắng – thắm
B. Về – quê, ấm – thắm
C. Hãy – mang, làng – hoa
D. Hãy – thêm, khắp – nhiều

Câu 5 (0.5 điểm): Những hình ảnh nào trong bài thơ nào khắc họa sinh động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên khi đón nhận mùa xuân về?

A. Nắng ấm, ong làm mật, én tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh
B. Nắng ấm, hoa thắm, ong làm mật, én tung trời, sông trong vắt, chim non vỗ cánh, em thêm tuổi mới
C. Nắng ấm, hoa thắm, ong làm mật, en tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh, khung trời mơ
D. Hoa thắm, ong làm mệt, én tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh

Câu 6 (0.5 điểm): Ở khổ thơ thứ ba của bài thơ, khi mùa xuân về, nhân vật “em” những niềm vui gì?

A. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi hội xuân
B. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, sum họp bên gia đình
C. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi chơi Tết cùng gia đình
D. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đến thăm ông bà

Câu 7 (1 điểm): Câu thơ “Mùa xuân ơi hãy về” được dùng để mở đầu và kết thúc bài thơ có ý nghĩa gì?

Câu 8 (1 điểm): Em hãy viết khoảng 5 – 7 dòng trình bày cảm nhận về tình cảm của nhân vật “em” trong bài thơ đối với mùa xuân?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1:

Đọc kĩ bài thơ và xác định phương thức biểu đạt chính

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là biểu cảm

=> Đáp án: C

Câu 2:

Trong các câu thơ trên, tác giả sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê

=> Đáp án: D

Câu 3:

Nhớ lại kiến thức về phó từ

Lời giải chi tiết:

Từ “nữa” trong câu thơ Thêm áo quần mới nữa là phó từ

=> Đáp án: D

Câu 4:

Vần được gieo trong khổ thơ đầu là: Về – quê, ấm – thắm

=> Đáp án: B

Câu 5:

Hình ảnh trong bài thơ khắc họa sinh động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên khi đón nhận mùa xuân về là: Nắng ấm, hoa thắm, ong làm mật, en tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh, khung trời mơ

=> Đáp án: C

Câu 6:

Ở khổ thơ thứ ba của bài thơ, khi mùa xuân về, nhân vật “em” những niềm vui: Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi hội xuân

=> Đáp án: A

Câu 7:

- Làm cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo sự hài hòa, cân đối

- Điệp cấu trúc câu nhấn mạnh chủ đề của bài thơ: mong muốn mùa xuân về mang lại sức sống, đem lại nhiều điều thú vị cho thiên nhiên, cho con người

Câu 8:

- Mong muốn mùa xuân về trên quê hương mình để chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, dạt dào sức sống của vạn vật

- Yêu thích mùa xuân, cảm thấy hạnh phúc khi mùa xuân về đem lại nhiều niềm vui cho “em” như: thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi hội xuân…

- “Em” là người yêu thiên nhiên, biết trân trọng những khoảnh khắc đẹp của thiên nhiên, vạn vật; trân trọng giá trị của cuộc sống…

Đề đọc hiểu Ngữ văn 7 - Đề 2

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:

Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào củng cho sự thành công của mình ỉà tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất?

Câu 4. Đoạn trích nói về lòng khiêm tốn. Điểu đó có ý nghĩa như thế nào đối với anh/ chị?

Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị vể câu nói của Ăng-ghen: “Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”.

GỢI Ý LÀM BÀI

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.

Câu 2. Ý kiến trên có nghĩa: Tài năng, hiểu biết của mỗi người tuy quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới rộng lớn, “đại dương bao la”. Vì thế, cần phải khiêm tốn học hỏi.

Câu 3.

Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm,…

– Tác dụng của biện pháp liệt kê: Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của đức tính khiêm tốn.

Câu 4. Thí sinh tự rút ra ý nghĩa sau khi đọc đoạn trích.

Có thể trình bày theo hướng sau:

– Đoạn trích là bài học sâu sắc giúp ta hiểu rằng: khiêm tốn là phẩm chất tốt đẹp, cao quý của con người.

– Muốn thành công trên đường đời, mỗi người cẩn trang bị lòng khiêm tốn cho bản thân.

Câu 5. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cẩn hợp lí và có sức thuyết phục. Có thể tham khảo gợi ý sau để viết đoạn văn:

1. Giải thích

– Khiêm tốn: Có ý thức và thái độ đúng mức trong đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người.

– Giản dị: Đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống.

– Ý cả câu: Khiêm tốn và giản dị là hai phẩm chất đáng quý của con người; những đức tính ấy góp phần làm nên nhân cách và giá trị đích thực của con người.

2. Phân tích – chứng minh

a) Khiêm tốn là phẩm chất đáng quý, giúp con người ngày càng tốt đẹp hơn

– Trong học tập, trong quan hệ giao tiếp,… người có đức tính khiêm tốn sẽ được mọi người quý trọng.

– Khiêm tốn sẽ giúp cho con người luôn có ý thức phấn đấu, hướng con người không ngừng vươn lên để hoàn thiện bản thân.

(Dẫn chứng: Đác-uyn là nhà bác học không ngừng học hỏi,…)

b) Giản dị làm nên vẻ đẹp đích thực của con người trong lòng mọi người

– Giản dị trong cách sống, trong hành động, ngôn ngữ,… sẽ giúp con người dễ hòa đổng với xã hội.

– Giản dị tạo ấn tượng tốt về giá trị đích thực của bản thân.

(Dẫn chứng: Tấm gương Hồ Chí Minh – Chủ tịch nước nhưng cuộc sống hết sức giản dị và khiêm tốn. Nơi ở và làm việc là ngôi nhà sàn đơn sơ; trang phục với bộ ka ki, đôi dép cao su, bữa ăn thường là những món dân dã; Người luôn khiêm tốn với tất cả mọi người – với những người giúp việc, luôn thân mật gọi là cô hay chú, luôn trân trọng, lễ độ khi tiếp xúc với các vị nhân sĩ; Quốc hội đề nghị tặng Bác Huân chương cao quý nhất Nhà nước là Huân chương Sao vàng, Bác khiêm tốn từ chổi và nói: “Miền Nam còn chưa được giải phóng, khi nào thống nhất đất nước xin Quốc hội ủy quyền cho đổng bào miền Nam thay mặt Quốc hội trao tặng thì tôi xin nhận”; Di chúc Người còn dặn dò: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”…)

– Khiêm tốn và giản dị không hề làm giảm giá trị của bản thân mà trái lại sẽ được mọi người tôn trọng và tin cậy.

3. Bàn luận

– Đánh giá: Câu nói của Ăng-ghen thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc, hướng con người vươn tới những giá trị cao quý. Nó giúp con người tránh khỏi thói hợm hĩnh, kiêu ngạo để hoàn thiện mình.

– Phản biện: Phê phán thói tự cao, tự phụ, khoe khoang, đua đòi, thích phô trương, chạy theo hình thức…

– Mở rộng: Trong hành trang cuộc sống, mỗi người cần biết làm giàu có tâm hồn mình từ trau dổi hai phẩm chất khiêm tốn và giản dị. Giá trị đích thực của con người bắt đầu từ đó.

4. Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức: Khiêm tốn sẽ giúp con người luôn hướng thiện, nêu cao tinh thần học hỏi, có ý thức phấn đấu không ngừng. Giản dị là một trong những nét đẹp của lối sống thời hiện đại hôm nay. Tuy nhiên, khiêm tổn không phải là tự ti, giản dị không phải là xuề xòa, dễ dãi.

– Hành động: Mỗi con người nên học lối sống khiêm tốn và giản dị (trong cách sống, học tập, hành động, ngôn ngữ…) để có thể hòa đồng YỚi cộng đồng và luôn phấn đấu đóng góp thật nhiều cho xã hội.

Đề đọc hiểu Ngữ văn 7 - Đề 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

(Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2: Anh/Chị hiểu như thế nào về quan niệm: "Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì"?

Câu 3: Theo anh/chị, sai lầm đem đến những tổn thất và bài học gì cho đời?

Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

- Một người mà không chịu mất gì nghĩa là không chấp nhận mất mát về thời gian, công sức, tiền bạc, trí tuệ,..

- Thì sẽ không được gì nghĩa là không đạt được thành công, không rút ra được những bài học kinh nghiệm, không có sức mạnh, bản lĩnh ý chí vươn lên,... và không thể trưởng thành trong cuộc đời.

Câu 3:

Sai lầm đem đến những tổn thất và bài học quý giá trong cuộc đời:

- Sai lầm đem đến những tổn thất về cả vật chất, tinh thần (nỗi buồn, sự chán nản, tuyệt vọng,...)

- Sai lầm cũng đem đến những bài học kinh nghiệm, bài học về ý chí, nghị lực; bài học về cách đối nhân xử thế, cách sống, cách làm người,..

Câu 4:

Thông điệp có ý nghĩa nhất: Đừng sợ thất bại, sai lầm, đừng sợ mọi thử thách, gian khổ, hãy bản lĩnh, tự tin đối mặt với mọi sóng gió để rèn luyện bản thân,...

......

Tải file tài liệu để xem thêm đề đọc hiểu Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 74
  • Lượt xem: 3.123
  • Dung lượng: 587,5 KB
Sắp xếp theo