Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa đạt điểm cao Một số bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa đạt điểm cao

Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa đạt điểm cao

Một số bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa đạt điểm cao: Viết và cân bằng phương trình hóa học nhanh, chính xác (có thể dùng phương trình ion thu gọn thay cho phương trình phân tử, dùng sơ đồ thay cho phản ứng hóa học); Tính toán bằng phân số nếu gặp số không chia hết; Triệt để sử dụng phương pháp loại trừ để thu hẹp các phương án cần lựa chọn; Cần kiểm tra lại các phương án mà các em lựa chọn.

1. Tránh tỉ mẩn, cần cù trong cách giải
Để tự tin, không bị mất bình tĩnh khi làm bài thi trắc nghiệm môn hóa các em nên ôn tập thật tốt, nắm chắc kiến thức. Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa đạt điểm cao là nên bắt đầu làm bài từ câu trắc nghiệm số 1; lần lượt “lướt qua” khá nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được; lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau đó quay trở lại “giải quyết” những câu đã tạm thời bỏ qua. (không mất quá 2 phút cho 1 câu, sau khi giải quyết hết câu khác mà còn thời gian thì mới tập trung giải quyết các câu còn lại, còn nếu đã sát thời gian (còn

2. Đọc kĩ câu hỏi
Mặc dù cần phải đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng không có nghĩa các thí sinh được phép đọc lướt một cách cẩu thả. Nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi, chỉ khi đọc kĩ các thí sinh mới tìm ra được. Chẳng hạn câu hỏi “Hãy tìm câu trả lời không đúng trong những câu dưới đây”. Như vậy, nếu bạn chỉ đọc lướt qua mà không chú ý sẽ có thể bỏ sót chữ “không”, “không đúng” = “sai”, nhưng nếu chỉ chú ý tới chữ “đúng” cộng với kiến thức không chắc thì rất có thể bạn sẽ mất điểm câu đó một cách dễ dàng.

Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa đạt điểm cao là hãy luyện tập cách nhìn câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được cả câu hỏi. Nếu cần các thí sinh có thể đánh dấu những từ quan trọng trong đề, điều đó sẽ giúp bạn tránh được sai sót trong quá trình làm bài.

Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa đạt điểm cao

3. Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa đạt điểm cao
Là nên để phiếu TLTN phía tay cầm bút (thường là bên phải), đề thi trắc nghiệm phía kia (bên trái): tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu TLTN và tô vào ô trả lời được lựa chọn (tránh tô nhầm sang dòng của câu khác).

4. Phương pháp “lụi” có tính toán
Mỗi câu hỏi có 4 đáp án nhưng thường sẽ có 3 câu na ná giống nhau. 1 trong 3 chắc chắn là đáp án đúng, có thể loại ngay đáp án còn lại.

Ví dụ:
A. Chu kỳ 4, nhóm IIA
B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB
C. Chu kỳ 3, nhóm VIB
D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA

Ở đây thấy ngay đáp án C khác hẳn với các đáp án còn lại (có chữ Chu kỳ 3), nó sẽ là đáp án sai.
Đây là cách “làm nhiễu” rất phổ biến trong đề thi môn Hóa và các môn khác để thí sinh không thể chọn được ngay 1 đáp án chỉ với việc tính 1 dữ kiện. Bởi vậy xung quanh đáp án đúng sẽ có 1 vài đáp án giống nó. Và đáp án khác biệt nhất chắc chắn là đáp án sai.

- Đáp án bị loại ngay lập tức sẽ thường có 1 phần đúng
Vẫn với ví dụ trên, đáp án C bị loại mang phần sai là “chu kỳ 3”, vậy thì phần “nhóm VIB” của nó sẽ là phần đúng. Vì vậy bạn có thể chọn đáp án nào giống (hoặc gần giống) với phần đúng này trong 3 đáp án còn lại.
Trong ví dụ trên, bạn có thể khoanh ngay đáp án B. Vì nó có phần cuối khá giống, với chữ …B.

Ta cùng phân tích một ví dụ khác:
A. 4,9 và glixerol
B. 4,9 và propan-1,3-điol
C. 9,8 và propan-1,2-điol
D. 4,9 và propan-1,2-điol

Loại ngay đáp án C vì có phần “9,8” khác với những đáp án còn lại, đi cùng với nó là “propan-1,2-điol”, vậy dữ kiện đúng là “propan-1,2-điol”.
Từ đây suy ra D là đáp án đúng
- Dữ kiện nào xuất hiện nhiều lần trong các đáp án thường thì dữ kiện đó là dữ kiện đúng.

Ví dụ:
A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2
B. Zn(NO3)2 và AgNO3
C. Fe(NO3)2 và AgNO3
D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2

Dễ thấy Zn(NO3)2 xuất hiện 3 lần ở các đáp án A, B và D, vậy 1 trong 3 đáp án này là đúng.
Áp dụng cùng với mẹo thứ hai ở trên, đáp án C bị loại sẽ có 1 phần đúng, vậy phần đúng đó có thể là Fe(NO3)2 hoặc AgNO3. Từ đây suy ra đáp án A hoặc B đúng. Bạn đã thu hẹp phạm vi đáp án lại rồi đấy. Cơ hội chọn lựa lúc này là 50:50, nhưng vẫn tốt hơn là 1:3 nên xác suất đúng sẽ cao hơn nhiều

Cùng phân tích một ví dụ khác:
A. Al, Fe, Cr
B. Mg, Zn, Cu
C. Ba, Ag, Au
D. Fe, Cu, Ag

Đếm số lần xuất hiện của dữ kiện thì thấy : Al, Zn, Au, Ba, Al xuất hiện 1 lần trong 4 đáp án. Nhưng Fe, Cu, Ag thì xuất hiện những 2 lần.
Vậy đáp án D. Fe, Cu, Ag là đáp án đúng.

- 2 đáp án nào gần giống nhau thì 1 trong 2 thường đúng

A. m = 2a – V/22,4
B. m = 2a – V/11,2
C. m = 2a – V/5,6
D. m = 2a + V/5,6
C hoặc D sẽ là đáp án đúng vì khá giống nhau
Loại D vì 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu – còn 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu +
Vậy đáp án ta chọn sẽ là C.

- Nếu thấy 2-3 đáp án có liên quan mật thiết tới nhau như “gấp đôi nhau”, “hơn kém nhau 10 lần”, thì 1 trong số chúng sẽ là đáp án đúng.

Cách này giúp bạn khoang vùng sự lựa chọn rất hữu hiệu
Vd : A. 15 B. 20 C. 13,5 D. 30
Dễ thấy 30 gấp đôi 15, vậy 1 trong 2 sẽ là đáp án đúng.

- Nếu các đáp án xuất hiện %, những đáp án nào cộng với nhau bằng 100% thường là đáp án đúng

VD: A. 40% B.60% C. 27,27% D.50%

Dễ thấy 40% + 60% = 100%, vậy A hoặc B là đáp án đúng.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 103
  • Lượt xem: 317
  • Dung lượng: 351,4 KB
Sắp xếp theo