Kinh tế và pháp luật 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần luyện tập và vận dụng trang 117→122.

Giải GDKT&PL 11 Bài 21 Kết nối tri thức giúp các bạn học sinh lớp 11 hiểu rõ kiến thức về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.

Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 21

Câu 1

Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

a. Mỗi người chỉ có thể theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo.

b. Mê tín dị đoan không phải là tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

c. Việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo chỉ xảy ra ở các tôn giáo lớn.

d. Thực hiện quyền và nghĩa vụ về tự do tín ngưỡng và tôn giáo là trách nhiệm riêng của những người theo tín ngưỡng và tôn giáo.

e. Thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc, gìn giữ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Gợi ý đáp án

a. Sai, vì việc lựa chọn số lượng tín ngưỡng, tôn giáo để theo là quyền riêng tư của mỗi người, pháp luật không cấm.

b. Đúng, vì mê tín dị đoan là hoạt động tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cá nhân, gia đình và xã hội.

c. Sai, vì việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo có thể xảy ra ở bất cứ tôn giáo nào, không kể tôn giáo lớn hay nhỏ.

d. Sai, vì việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về tự do tín ngưỡng và tôn giáo là trách nhiệm của mỗi công dân, cả người theo hoặc không theo tín ngưỡng và tôn giáo.

e. Đúng, vì việc thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo sẽ góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Câu 2

Em có nhận xét gì về các hành vi sau đây?

a. H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương khác để hiểu hơn về ý nghĩa của tín ngưỡng đó.

b. N không chơi với bạn A trong lớp vì A là người theo tôn giáo.

c. Mặc dù không theo tôn giáo nào nhưng V luôn thể hiện thái độ tôn trọng đối với các lễ nghi, quy tắc của các tôn giáo.

d. O kiên quyết ngăn cản em gái mình tham gia một tôn giáo lạ, có nhiều tin đồn tiêu cực.

Gợi ý đáp án

a. Hành vi của H đúng, thể hiện sự tôn trọng của H đối với lễ hội tín ngưỡng, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi này sẽ giúp H nâng cao hiểu biết và có thái độ, xử sự phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương.

b. Hành vi của N chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi này thể hiện thái độ kì thị đối với bạn A nói riêng và những người theo tôn giáo nói chung, gây nên những ảnh hưởng không tốt.

c. Hành vi của V thể hiện sự văn minh trong ứng xử hằng ngày, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

d. Hành vi của O là đúng, không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và giúp phòng ngừa những nguy cơ xấu có thể xảy ra với em gái mình khi tham gia những tôn giáo lạ, có nhiều tin đồn tiêu cực.

Câu 3

Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Gợi ý đáp án

a. Hành vi của nhóm người lạ và ông Q đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi của nhóm người lạ là mua chuộc, dụ dỗ người dân đi theo tôn giáo mới, khiến người dẫn ảo tưởng về tương lai, rời xa thực tế, sao những công việc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống hằng ngày. Hành vi của ông Q ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của gia đình, khiến kinh tế sa sút, vợ con sợ hãi, không được thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của mình.

b. Trong tình huống trên, hành vi tỏ thái độ không hài lòng, chê bai, có những lời lẽ không hay khi nhận xét về người theo tôn giáo G từ những người thân của anh H và hành vi yêu cầu chị – từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X rồi mới đồng ý cho cưới của bố anh H là những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Việc tỏ thái độ không hài lòng, chê bai, có những lời lẽ không hay về người theo tôn giáo G thể hiện sự thiếu tôn trọng, thái độ kì thị của những người thân trong gia đình anh H đối với tôn giáo G và quyền tự do tôn giáo của chị C. Việc bố anh H yêu cầu chị O từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X nổi mới đồng ý cho cưới thể hiện thái độ độc đoán, ép buộc, coi thường quyền tự do tôn giáo. Các hành vi này đều không phù hợp với quy định của pháp luật.

Câu 4

Em hãy xử lí các tình huống sau:

Gợi ý đáp án

a. Nếu là Q, em sẽ: Chia sẻ lại sự việc với GV chủ nhiệm hoặc cán bộ địa phương và nhờ họ giải thích, tuyên truyền để người thân trong gia đình hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, đồng thời yêu cầu họ không nên ép buộc Q tham gia tôn giáo để tránh vi phạm pháp luật. Hoặc em sẽ: trực tiếp nói chuyện với người thân trong gia đình, giải thích để mọi người hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, bày tỏ mong muốn mọi người tôn trọng sự lựa chọn của mình.

b. Nếu là G, em sẽ: tìm hiểu thông tin và trao đổi sự việc với GV chủ nhiệm để được hỗ trợ. Hoặc em trực tiếp nói chuyện với các bạn, giải thích cho các bạn hiểu những hậu quả không tốt khi tham gia giáo phái lạ và khuyên các bạn nên từ bỏ để tập trung vào việc học tập, chuẩn bị cho tương lai.

Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 21

Câu hỏi: Em hãy viết một bài luận về tầm quan trọng của việc thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng và tôn giáo đối với đời sống nhân dân ở địa phương em.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Ngọc
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 99
  • Lượt xem: 1.287
  • Dung lượng: 113 KB
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan