Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 11 Bài 5 (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 11 (Dùng chung 3 sách)
Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.
Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 11 Bài 5 bao gồm 11 câu hỏi khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo, xoay quanh kiến thức bài Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á. Qua đó giúp các bạn học sinh tham khảo, làm quen với dạng bài tập trắc nghiệm đúng sai. Phiếu trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 11 Bài 5 dùng chung cho cả 3 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều.
Trắc nghiệm đúng sai Sử 11 Bài 5 (Có đáp án - Chương trình mới)
1. Trắc nghiệm đúng sai Sử 11 Bài 5
Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Điểm chung của chính sách thống trị thực dân ở Đông Nam Á là khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khóa đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên; thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp… Vì vậy, cao su, cà phê, chè, lúa gạo là những sản vật đặc trưng của Đông Nam Á được thực dân phương Tây chú ý khai thác từ sớm”
(Lương Ninh (Chủ biên), Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018, tr.337)
a. Đoạn trích cung cấp thông tin về chính sách khai thác, bóc lột của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á.
b. Trong công nghiệp, thực dân phương Tây tìm cách vơ vét, bòn rút các nước Đông Nam Á thông qua việc cướp ruộng đất lập đồn điền.
c. Những sản vật được coi là thế mạnh của các nước Đông Nam Á được thực dân phương Tây chú ý đầu tư khai thác sớm để thu lợi nhuận cao.
d. Khai thác tài nguyên thiên nhiên không phải là điểm chung trong chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
… Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
…Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.1 – 2)
a. Đoạn trích trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh tập trung tố cáo tội ác của phát xít Nhật trong quá trình thống trị Việt Nam.
b. Những tội ác của chính quyền thực dân đối với nhân dân ta được thể hiện toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.
c. Một trong những chính sách cai trị của chính quyền thực dân được nhắc đến trong đoạn trích là chính sách “chia để trị”
d. …“ràng buộc dư luận”, “chính sách ngu dân”, “dùng thuốc phiện, rượu cồn” là những chính sách và tội ác của chính quyền thực dân trên lĩnh vực chính trị.
Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tại Bảo tàng hàng hải ở Ma – lắc – ca (Ma – lai – xi – a), mô hình con tài Phlo đơ Ma của Bồ Đào Nha bị đắm ở Ma – lắc – ca thu hút sự chú ý của đông đảo khách tham quan. Đây là một trong số những con tàu thuộc hạm thuyền hùng mạnh của thực dân Bồ Đào Nha tấn công xâm lược Vương quốc Ma – lắc – ca, cũng là một thương cảng sầm uất ở Đông Nam Á vào năm 1511. Sự kiện này đã mở đầu cho quá trình xâm lược và thống trị kéo dào nhiều thế kỉ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.29)
a. Đoạn trích tập trung phản ánh sự phát triển của du lịch tại thành phố biển Ma – lắc – ca
b. Bồ Đào Nha là nước thực dân phương Tây đầu tiên xâm lược khu vực Đông Nam Á
c. Thực dân phương Tây bắt đầu quá trình xâm lược khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ XV
d. Một trong những nguyên nhân khiến Bồ Đào Nha xâm lược Ma – lắc – ca vì đây là một hải cảng sầm uất ở biển Đông
Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Chính quyền thực dân thường chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau và do đó, dân cư mỗi vùng trong một nước lại chịu nhiều hình thức cai trị khác nhau, tạo ra sự mâu thuẫn giữa họ với nhau để thực dân dễ bề cai trị... Ví dụ, khi thống trị ở Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Bru-nây, thực dân Anh đã hoà trộn ba khu vực này vào nhau, sau đó chia thành bốn khu vực mới với chế độ cai trị khác nhau.”
(Theo Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, 2005, tr. 233-234)
a. Đoạn trích tóm tắt quá trình thực dân Anh xâm lược một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
b. “Chính quyền thực dân thường chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau….” là biểu hiện rõ nét của chính sách “chia để trị”
c. Chính quyền thực dân chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau nhằm mục đích chia rẽ khối đoàn kết dân tộc ở các nước thuộc địa
d. “Chia để trị” là chính sách cai trị độc đáo, khác biệt của thực dân Anh so với các nước thực dân khác trong quá trình cai trị Đông Nam Á.
..........
2. Đáp án trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 11 Bài 5
Xem đáp án chi tiết trong file tải về
..........
Xem đầy đủ nội dung câu hỏi trong file tải về