Văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những kết bài bài thơ Rằm tháng giêng (17 mẫu) Kết bài Rằm tháng giêng

Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những kết bài bài thơ Rằm tháng giêng.

Tổng hợp những kết bài bài thơ Rằm tháng giêng
Tổng hợp những kết bài bài thơ Rằm tháng giêng

Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 khi tìm hiểu về bài thơ Rằm tháng giêng. Mời tham khảo ngay sau đây.

Kết bài phân tích bài thơ Rằm tháng giêng

Kết bài phân tích bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 1

Như vậy, bài thơ “Rằm tháng giêng” đã khắc họa được bức tranh thiên nhiên trong đêm rằm tháng giêng đầy thơ mộng cùng tình yêu nước sâu sắc của Hồ Chí Minh. Không chỉ vậy, người đọc cũng thấy được một tâm hồn thi sĩ đầy tinh tế nhạy cảm của Bác Hồ.

Kết bài phân tích bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 2

Qua bài thơ trên, ta không chỉ thấy được một tâm hồn thi sĩ đa sầu đa cảm mà còn là con người kiên cường và trung thành với cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kết bài phân tích bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 3

Như vậy, bài thơ “Rằm tháng giêng” đã bộc lộ được tình yêu thiên nhiên cũng như lòng yêu nước sâu sắc của nhà thơ. Đồng thời, qua đó Bác cũng gửi gắm một niềm tin chiến thắng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Kết bài phân tích bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 4

Văn là người, thơ là tấm lòng. Bài thơ này thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước, đồng thời bộc lộ tình yêu nước sâu sắc. Cốt cách thi sĩ hoà quyện chất chiến sĩ chất chứa đầy ắp trên chiếc thuyền kháng chiến đang tiến nhanh về bến bờ độc lập tự do.

Kết bài phân tích bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 5

Bài thơ với ngôn ngữ cô đọng, chắt lọc tinh tế đã cho ta thấy Bác ở những chiều kích khác nhau. Đó là một tâm hồn yêu thiên nhiên, rung cảm trước vẻ đẹp của vạn vật khi xuân sang. Không chỉ vậy, đó còn là tâm hồn của một chiến sĩ, luôn ngày đêm lo lắng cho sự nghiệp cứu nước, nhưng hơn hết vẫn thể hiện được phong thái ung dung, lạc quan trong cuộc đời kháng chiến đầy gian khổ.

Kết bài phân tích bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 6

Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp. “Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt bút của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận.

Kết bài phân tích bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 7

Rằm tháng giêng thể hiện được một tâm hồn thi sĩ đa sầu đa cảm. Cùng với đó, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên với phong thái ung dung, lạc quan và đầy lãng mạn.

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 1

Bài thơ “Rằm tháng giêng” với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 2

Bài thơ “Nguyên tiêu” thể hiện rõ tinh thần chủ động, phong thái ung dung, lạc quan, niềm tin vững chắc ở sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ, người chiến sĩ - người nghệ sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ vừa mang âm điệu cổ điển vừa thể hiện tinh thần thời đại, khỏe khoắn, trẻ trung.

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 3

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 4

Bài thơ Rằm tháng Giêng là một bài thơ hay của Bác. Bài thơ miêu tả không gian thiên nhiên tuyệt đẹp trong mùa xuân. Đồng thời Người còn thể hiện sự lạc quan vào tương lai của cách mạng.

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 5

Qua “Rằm tháng giêng”, Bác đã vẽ ra bức tranh ngày xuân tuyệt đẹp và có nhiều điều trăn trở về vận mệnh ẩn sâu trong từng câu thơ. Bài thơ cũng cho thấy được phong thái ung dung, tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh của Bác - một tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên thì mới viết nên những vần thơ hay và lay động lòng người như vậy.

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 6

Với chỉ bốn câu thơ ngắn, ta cảm nhận vẻ đẹp tuyệt diệu của vầng trăng vào ngày rằm tháng giêng - ngày chiến thắng lịch sử của dân tộc. Bác Hồ không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng mà còn gửi gắm vào đó niềm vui, cảm xúc của mình trong ngày vui trọng đại này. Ta thấy thêm kính yêu và trân trọng vị lãnh tụ của dân tộc.

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 7

Bài thơ Rằm tháng giêng đã xây dựng nên một đêm trăng mùa xuân tươi đẹp, hấp dẫn. Cả bài thơ khắc họa nên bầu không gian rộng lớn, thoáng đãng. Trong đó hình ảnh con người xuất hiện tuy nhỏ bé, nhưng khó để bỏ qua được. Từ đó, thể hiện được tài năng, tâm thế của tác giả. Đó là một trái tim tràn đầy tình yêu thiên nhiên, nhưng vẫn không quên nhiệm vụ đối với tổ quốc. Thật không sai khi gọi Hồ Chí Minh là “nhà thơ chiến sĩ”.

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 8

Bài thơ đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 9

“Rằm tháng giêng” là bài thơ tứ tuyệt cô động nhưng đã thể hiện được nhiều nội dung ý nghĩa đặc sắc. Qua bức tranh trăng trên sông nước mùa xuân đẹp thi vị lãng mạn, tâm hồn của người thi sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh cũng được thể hiện sâu sắc. Đây chỉ là một trong vô vàn bài thơ viết về ánh trăng của Bác, mỗi bài thơ lại là một nét vẽ đặc sắc riêng. Thế nhưng vầng trăng trong bài thơ “Rằm tháng giêng” mãi là ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả mọi thời đại.

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 10

Bài thơ “Rằm tháng giêng” gợi ra tình yêu thiên nhiên cũng như lòng yêu nước sâu sắc của nhà thơ. Người đọc thêm yêu thơ của Bác cũng là vì thế.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 16
  • Lượt xem: 3.627
  • Dung lượng: 104 KB
Sắp xếp theo