Tổng hợp kiến thức ôn thi THPT Quốc gia năm 2023 môn Ngữ Văn Bộ tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Văn

Tổng hợp kiến thức ôn thi THPT Quốc gia năm 2023 môn Ngữ Văn mang đến cho các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hữu ích cho quá trình ôn luyện trong kì thi THPT Quốc Gia sắp tới, giúp các bạn bứt phá điểm thi môn Ngữ văn một cách dễ dàng.

File Ngữ văn ôn thi THPT Quốc gia giúp các em có thể học tập và ôn luyện thật tốt các kiến thức lý thuyết từ phần đọc hiểu văn bản đến nghị luận xã hội, nghị luận văn học ... đầy đủ nội dung bài học một cách ngắn gọn dễ hiểu. Từ đó vận dụng kiến thức vào giải các bài tập trắc nghiệm. Bên cạnh đó các bạn xem thêm một số tài liệu như: Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn.

Bộ tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia năm 2023 môn Ngữ Văn

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP

TT

Chuyên đề

Nội dung kiến thức, kĩ năng

Thời lượng

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

1

Kĩ năng đọc hiểu

1. Kĩ năng đọc hiểu theo các cấp độ

2. Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học

3. Kĩ năng đọc hiểu văn bản

2

Nội dung kiến thức

1. Các kiến thức về từ: từ đơn; từ ghép; từ láy...

2. Các kiến thức về câu: câu đơn, câu ghép...

3. Các biện pháp tu từ và các biện pháp nghệ thuật khác

4. Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong cách ngôn ngữ.

5. Những phương thức biểu đạt trong văn nghị luận.

6. Các thao tác lập luận trong văn nghị luận

PHẦN II. LÀM VĂN

A. KĨ NĂNG DỰNG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO NHỮNG YÊU CẦU KHÁC NHAU

1

Nội dung kiến thức

1. Đoạn văn có cấu trúc diễn dịch

2. Đoạn văn có cấu trúc quy nạp

3. Đoạn văn có cấu trúc tổng phân hợp

4. Đoạn văn có cấu trúc song hành

5. Đoạn văn có cấu trúc móc xích

2

Rèn kĩ năng viết đoạn

6. Rèn kĩ năng viết đoạn văn có cấu trúc diễn dịch

7. Rèn kĩ năng viết đoạn văn có cấu trúc quy nạp

8. Rèn kĩ năng viết đoạn văn có cấu trúc tổng phân hợp

9. Rèn kĩ năng viết đoạn văn có cấu trúc song hành

10.Rèn kĩ năng viết đoạn văn có cấu trúc móc xích

B. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

1

Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ

1. Kĩ năng làm bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ

2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về Bài thơ, đoạn thơ trong chương trình THPT (11, 12)

- Lớp 11: Tự tình – Hồ Xuân Hương; Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến; Thương vợ - Trần Tế Xương; Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ; Bài ca ngắn đi trên bãi cát

– Cao Bá Quát; Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu; Lưu biệt khi xuất dương

– Phan Bội Châu; Vội vàng – Xuân Diệu; Tràng giang – Huy Cận, Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử; Chiều tối – Hồ Chí Minh, Từ ấy

– Tố Hữu.

- Lớp 12: Tây Tiến – Quang Dũng; Việt Bắc

– Tố Hữu; Đất nước – Nguyễn Khoa Điểm; Sóng – Xuân Quỳnh.

2

Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

1. Kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về Tác phẩm, đoạn trích trong chương trình THPT (11,12)

- Lớp 11: Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu

Trác; Hai đứa trẻ - Thạch Lam; Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân; Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng; Chí phèo – Nam Cao.

- Lớp 12: Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh; Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài; Vợ nhặt – Kim Lân; Rừng xà nu – Nguyễn Trung thành; Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu.

3

Nghị luận về một tác phẩm kịch, kí; đoạn trích kịch, kí

1. Kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm kịch, kí; đoạn trích kịch, kí

2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về Tác phẩm, đoạn trích Kịch, kí trong chương trình THPT (11,12)

- Lớp 11: Kịch: Vĩnh biệt cửu trùng đài - Nguyễn Huy Tưởng.

- Lớp 12: Kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt

–Lưu Quang Vũ.

- Lớp 12: Tùy bút, bút kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường; Người lái đó sông Đà – Nguyễn Tuân.

4

Nghị luận về ý kiến bàn về văn học

1. Kĩ năng làm bài nghị luận về ý kiến bàn về văn học

2. Luyện tập làm bài nghị luận ý kiến bàn về văn học

5

Kiểu bài so sánh văn học

1. Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn học

2. Những vấn đề so sánh trong văn học

PHẦN IV:

NỘI DUNG HỌC TẬP

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

I. Kĩ năng đọc hiểu

1. Kĩ năng đọc hiểu theo các cấp độ

QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP KIẾM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

+ Bước 1: Lựa chọn chủ đề: Đọc hiểu văn bản, Làm văn, Tiếng Việt căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học. Mỗi chủ đề lớn có thể chia thành những chủ đề nhỏ để xây dựng câu hỏi/ bài tập.

+ Bước 2: Xác định mục tiêu kiểm tra, yêu cầu của kiến thức, nội dung đạt được trong bài làm của học sinh: Chuẩn kiến thức- kỹ năng theo yêu cầu của môn học. Chú ý kĩ năng cần hướng đến những năng lực có thể hình thành và phát triển sau mỗi bài tập.

+ Bước 3: Lập bảng mô tả mức độ đánh giá theo định hướng năng lực. Bảng mô tả mức độ đánh giá theo năng lực được sắp xếp theo các mức: nhận biết - thông hiểu - vận dụng - vận dụng cao. Khi xác định các biểu hiện của từng mức độ, đến mức độ vận dụng cao chính là học sinh đã có được những năng lực cần thiết theo chủ đề.

Các bậc nhận thức

Động từ mô tả

Biết: Sự nhớ lại, tái hiện kiến thức, tài liệu được học tập trước đó như các sự kiện, thuật ngữ hay các nguyên lí, quy trình.

- (Hãy) định nghĩa, mô tả, nhận biết, đánh dấu, liệt kê, gọi tên, phát biểu, chọn ra, …

Hiểu: Khả năng hiểu biết về sự kiện, nguyên lý, giải thích tài liệu học tập, nhưng không nhất thiết phải liên hệ các tư liệu

- (Hãy) biến đổi, ủng hộ, phân biệt, ước tính, giải thích, mở rộng, khái quát, cho ví dụ, dự đoán, tóm tắt.

Vận dụng thấp: Khả năng vận dụng các tài liệu đó vào tình huống mới cụ thể hoặc để giải quyết các bài tập.

- (Hãy) xác định, khám phám tính toán, sửa đổi, dự đoán, chuẩn bị, tạo ra, thiết lập liên hệ, chứng mính, giải quyết.

- (Hãy) vẽ sơ đồ, phân biệt, minh họa, suy luận, tách biệt, chia nhỏ ra…

Vận dụng cao:

Khả năng đặt các thành phần với nhau để tạo thành một tổng thể hay hình mẫu mới, hoặc giải các bài toán bằng tư duy sáng tạo.

Khả năng phê phán, thẩm định giá trị của tư liệu theo một mục đích nhất định.

- (Hãy) phân loại, tổ hợp lại, biên tập lại, thiết kế, lí giải, tổ chức, lập kế hoạch, sắp xếp lại, cấu trúc lại, tóm tắt, sửa lại, viết lại, kể lại.

- (Hãy) đánh giá, so sánh, đưa ra kết luận thỏa thuận, phê bình, mô tả, suy xét, phân biệt, giải thích, đưa ra nhận định.

+ Bước 4: Xác định hình thức công cụ đánh giá (các dạng câu hỏi/bài tập): Công cụ đánh giá bao gồm các câu hỏi/bài tập định tính, định lượng, nhằm cung cấp các bằng chứng cụ thể liên quan đến chuyên đề và nội dung học tập tương ứng với các mức độ trên. Chú ý các bài tập thực hành gắn với các tình huống trong cuộc sống, tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm theo bài học.

BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ

(Truyện ngắn Việt Nam 1945 đến 1975 theo định hướng năng lực)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

- Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại

- Lý giải được mối quan hệ, ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với việc xây dựng cốt truyện và thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm

- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để viết đoạn văn giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- So sánh các phương diện nội dung nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài, hoặc thể loại, phong cách tác giả.

- Hiểu, lý giải ý nghĩa nhan đề

- Nhận diện được

- Phân tích giọng

- Khái quát

- Trình bày

ngôi kể, trình tự kể

kể, ngôi kể đối với

được đặc điểm

những kiến giải

việc thể hiện nội

phong cách của

riêng, phát hiện

dung tư tưởng của

tác giả từ tác

sáng tạo về văn

tác phẩm.

phẩm

bản.

- Nắm được cốt

- Lý giải sự phát

- Khái quát các

- Biết tự đọc và

truyện, nhận ra đề

triển của cốt

đặc điểm của

khám phá các

tài, cảm hứng chủ

truyện, sự kiện,

thể loại từ tác

giá trị của một

đạo

mối quan hệ giữa

phẩm

văn bản mới

các sự kiện

cùng thể loại

- Liệt kê/chỉ ra/gọi tên hệ thống nhân vật (xác định nhân vật trung tâm, nhân vật chính, phụ)

- Giải thích, phân tích đặc điểm, ngoại hình, tính cách, số phận nhân vật.

- Trình bày cảm nhận về tác phẩm

- Vận dụng tri thức đọc – hiểu văn bản để tạo lập văn bản theo yêu cầu.

- Đánh giá khái quát về nhân vật

- Đưa ra những ý kiến quan điểm riêng về tác phẩm, vận dụng vào tình huống, bối cảnh thực để nâng cao giá trị sống cho bản thân

- Phát hiện, nêu tình huống truyện

- Hiểu, phân tích được ý nghĩa của

Thuyết minh về tác phẩm

- Chuyển thể văn bản (vẽ tranh,

tình huống truyện

đóng kịch...)

- Nghiên cứu khoa học, dự án.

- Chỉ ra/kể tên/ liệt kê được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm/đoạn trích và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện.

- Lý giải được ý nghĩa và tác dụng của các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, câu văn, các biện pháp tu từ...

CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG

- Trắc nghiệm khách quan

- Câu tự luận trả lời ngắn (lý giải, nhận xét, phát hiện, đánh giá...)

- Bài nghị luận (trình bày suy nghĩ, cảm nhận, kiến giải riêng của cá nhân...)

- Phiếu quan sát làm việc nhóm, tao đổi, thảo luận về các giá trị của tác phẩm

BÀI TẬP THỰC HÀNH

- Trình bày miệng, thuyết trình

- So sánh tác phẩm, nhân vật theo chủ đề

- Đọc diễn cảm, kể chuyện sáng tạo, trao đổi thảo luận

- Nghiên cứu khoa học...

II. Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học

CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC

Bước 1: Đọc - hiểu ngôn từ: Hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển cố, các phép tu từ, hình ảnh… (đối với thơ). Đối với tác phẩm truyện phải nắm được cốt truyện và các chi tiết từ mở đầu đến kết thúc. Khi đọc văn bản cần hiểu được các diễn đạt, nắm bắt mạch văn xuyên suốt từ câu trước đến câu sau, từ ý này chuyển sang ý khác, đặc biệt phát hiện ra mạch ngầm – mạch hàm ẩn, từ đó mới phát hiện ra chất văn. Bởi thế, cần đọc kĩ mới phát hiện ra những đặc điểm khác thường, thú vị.

Bước 2: Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản văn học hàm chứa nhiều ý nghĩa. Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật của văn bản văn học đòi hỏi người đọc phải biết tưởng tượng, biết “cụ thể hóa” các tình cảnh để hiểu những điều mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát. Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật còn đòi hỏi phát hiện ra những mâu thuẫn tiềm ẩn trong đó và hiểu được sự lô gic bên trong của chúng.

Bước 3: Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Phải phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản. Tuy nhiên tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học thường không trực tiếp nói ra bằng lời. Chúng thường được thể hiện ở giữa lời, ngoài lời, vì thế người ta đọc – hiểu tư tưởng tác phẩm bằng cách kết hợp ngôn từ và phương thức biểu hiện hình tượng.

Bước 4: Đọc - hiểu và thưởng thức văn học: Thưởng thức văn học là trạng thái tinh thần vừa bừng sáng với sự phát hiện chân lí đời sống trong tác phẩm, vừa rung động với sự biểu hiện tài nghệ của nhà văn, vừa hưởng thụ ấn tượng sâu đậm đối với các chi tiết đặc sắc của tác phẩm. Đó là đỉnh cao của đọc – hiểu văn bản văn học. Khi đó người đọc mới đạt đến tầm cao của hưởng thụ nghệ thuật.

III. Kĩ năng đọc hiểu văn bản

CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Xác định đặc điểm, thể loại, nội dung văn bản.

2. Các thao tác, phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

3. Các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

+ Chữ viết, ngữ âm.

+ Từ ngữ

+ Cú pháp

+ Các biện pháp tu từ.

+ Bố cục.

I. Nội dung kiến thức

1. Các kiến thức về từ: từ đơn; từ ghép; từ láy...

1.1. Các lớp từ

a. Từ xét về cấu tạo: Nắm được đặc điểm các từ : từ đơn, từ láy, từ ghép.

- Từ đơn:

+ Khái niệm: là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.

+ Vai trò; dùng để tạo từ ghép, từ láy làm cho vốn từ thêm phong phú.

- Từ ghép:

+ Khái niệm: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

+ Tác dụng: dùng định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính chất trạng thái của sự vật.

- Từ láy:

+ Khái niệm: là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.

+ Vai trò: tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả, thơ ca... có tác dụng gợi hình gợi cảm.

b. Từ xét về nguồn gốc

- Từ mượn: gồm từ Hán Việt ( là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt )và từ mượn các nước khác ( ấn Âu ).

- Từ địa phương ( phương ngữ ): là từ dùng ở một địa phương nào đó ( có từ toàn

dân tương ứng ).

- Biệt ngữ xã hội: là từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

c. Từ xét về nghĩa

- Nghĩa của từ: là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động , quan hệ..) mà từ biểu thị.

- Từ nhiều nghĩa: là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa.

- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:

* Các loại từ xét về nghĩa:

- Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa tương tự nhau.

- Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

- Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.

* Cấp độ khái quát nghĩa của từ: là nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn ) hay hẹp hơn ( cụ thể hơn ) nghĩa của từ ngữ khác.

* Trường từ vựng: là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

* Từ có nghĩa gợi liên tưởng:

- Từ tượng hình: là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh trạng thái của sự vật.

- Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc của con người.

1.2. Phát triển và mở rộng vốn từ ngữ

- Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo 2 cách:

+ Phát triển nghĩa của từ ngữ: trong quá trình sử dụng từ ngữ người ta có thể gán thêm cho từ một nghĩa mới làm cho một từ có thể có nhiều nghĩa, tăng khả năng diễn đạt của ngôn ngữ.

+ Phát triển số lượng các từ ngữ: là cách thức mượn từ ngữ nước ngoài ( chủ yếu là từ Hán Việt ) để làm tăng số lượng từ.

- Các cách phát triển và mở rộng vốn từ:

+ Tạo thêm từ ngữ mới bằng cách ghép các từ đã có sẵn thành những từ mang nét nghĩa mới hoàn toàn, ví dụ như: kinh tế tri thức, điên thoại di động, công viên nước...

+ Mượn từ của tiếng nước ngoài:

.........

Mời các bạn tải về để xem nội dung chi tiết tài liệu

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.391
  • Lượt xem: 4.532
  • Dung lượng: 1,6 MB
Sắp xếp theo