Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp dàn ý bài Tuyên ngôn độc lập (7 mẫu) Dàn ý Tuyên ngôn độc lập
Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những tác phẩm trọng tâm thuộc chương trình Ngữ văn lớp 12.
Chính vì vậy, Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 12: Tổng hợp dàn ý bài Tuyên ngôn độc lập, bao gồm 7 mẫu dàn ý, mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Tổng hợp dàn ý bài Tuyên ngôn độc lập
- Dàn ý phân tích bài Tuyên ngôn độc lập
- Dàn ý phân tích đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập
- Dàn ý phân tích cơ sở thực tế bản Tuyên ngôn độc lập
- Dàn ý phân tích đoạn kết của bản Tuyên ngôn độc lập
- Dàn ý phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương
- Dàn ý phân tích nghệ thuật lập luận
- Dàn ý Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực
Dàn ý phân tích bài Tuyên ngôn độc lập
I. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh.
- Giới thiệu khái quát về bản Tuyên ngôn độc lập.
II. Thân bài
1. Cơ sở pháp lý
- Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mỹ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791, cho thấy vốn am hiểu sâu rộng của Bác.
- Trích dẫn sáng tạo “suy rộng ra…”: từ quyền cá nhân nâng lên thành quyền dân tộc, cho thấy tư tưởng nhân văn cao đẹp.
=> Qua đây thì đã đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân loại và tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo.
- Ý nghĩa: thủ pháp “gậy ông đập lưng ông”, đặt ba nền độc lập ngang hàng nhằm thể hiện niềm tự hào dân tộc.
2. Cơ sở thực tiễn
a. Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp:
- Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.
- Bác đã kể ra năm tội ác về chính trị:
- Tước đoạt tự do dân chủ.
- Luật pháp dã man, chính sách chia để trị.
- Chém giết những chiến sĩ yêu nước của dân ta.
- Ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân.
- Đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện.
- Năm tội ác lớn về kinh tế:
- Bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy.
- Cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
- Độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, dân cày và dân buôn trở nên bần cùng
- Không cho nhà tư sản của ta góc đầu lên.
- Về văn hóa - giáo dục:
- Lập ra nhiều nhà tù hơn trường học.
- Thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta.
- Tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
- Trong vòng 5 năm bán nước ta 2 lần cho Nhật.
- Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.
b. Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta
- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã giành độc lập từ tay Nhật không phải từ tay Pháp.
- Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
- Kêu gọi sự ủng hộ của các nước đồng minh: “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”.
3. Lời tuyên bố với thế giới
- Khẳng định nước Việt Nam ta có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập.
- Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
=> “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, thể hiện phong cách chính luận của Hồ Chí Minh.
III. Kết bài
- Bản “Tuyên ngôn độc lập” là sự kế thừa và phát triển những áng “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”.
Xem thêm Phân tích bài Tuyên ngôn độc lập
Dàn ý phân tích đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập
I. Mở bài
Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh, bản Tuyên ngôn độc lập. Dẫn dắt đến đoạn mở đầu - cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập.
II. Thân bài
1. Phân tích đoạn mở đầu - cơ sở thực tế
a. Nội dung
- Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn từ hai bản tuyên ngôn của người Pháp và người Mỹ.
- Trích dẫn sáng tạo: “Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
- Lời khẳng định cuối cùng: “Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được”.
=> Người đã phát triển quyền lợi của con người lên (thành) quyền tự quyết, quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới. Đây là một đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tự tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX.
b. Nghệ thuật lập luận
Cách lập luận của Bác vừa khéo léo vừa kiên quyết.
- Khéo léo: Hồ Chí Minh tỏ ra trân trọng những tư tưởng tiến bộ, những danh ngôn bất hủ của người Mĩ, người Pháp.
- Kiên quyết: Một mặt Hồ Chí Minh khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam dựa trên những chân lý mà người Mĩ và người Pháp đã đưa ra. Đồng thời cảnh báo nếu thực dân Pháp tiến quân xâm lược Việt Nam một lần nữa thì chính họ đã phản bội lại tổ tiên của mình, làm nhơ bẩn lá cờ nhân đạo, thiêng liêng mà những cuộc cách mạng vĩ đại của cha ông họ đã dành được
- Lập luận sắc sảo, linh hoạt, sáng tạo: Lời suy rộng ra của Người mang tư tưởng lớn của nhà cách mạng.
2. So sánh với Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)
* Phần mở đầu Bình Ngô đại cáo:
- Nội dung:
- Nguyễn Trãi chắt lọc lấy hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa và đem đến nội dung mới: nhân nghĩa là yên dân trừ bạo.
- Chân lý về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt: cương vực lãnh thổ, nền văn hiến, phong tục, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt...
- Giọng điệu: trang trọng, hào hùng mang tính chất của một lời tuyên ngôn.
* So sánh:
- Giống nhau: Cả hai tác phẩm đều mang giá trị văn học - nhân văn sâu sắc. Cả hai đoạn trích đều xác lập cơ sở pháp lý cho mỗi tuyên ngôn.
- Khác nhau: Mỗi tác giả đều sáng tạo với vẻ đẹp độc đáo riêng. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi dựa trên lập trường “nhân nghĩa” của dân tộc Việt Nam (yên dân, trừ bạo) còn Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đứng trên lập trường quyền bình đẳng, quyền độc lập, tự do của các dân tộc. Bình Ngô đại cáo có phạm vi nội bộ trong nước Đại Việt còn Tuyên ngôn độc lập ngoài việc tuyên bố trước toàn thể dân tộc Việt Nam, Tuyên ngôn độc lập kế thừa và đưa lên tầm cao mới tư tưởng độc lập dân tộc. Tác phẩm của Nguyễn Trãi theo thể cáo khi văn sử bất phần còn tác phẩm của Hồ Chí Minh theo thể tuyên ngôn...
* Nguyên nhân:
- Giống nhau: Bởi vì cả hai tác giả đều là những danh nhân lớn của Việt Nam, tiếp thu tinh hoa dân tộc từ bao đời, có lòng yêu nước, yêu nhân dân.
- Khác nhau: bởi vì hoàn cảnh sống giữa hai tác giả khác nhau, vốn sống, vốn hiểu biết và tài năng nghệ thuật cũng khác nhau. Đặc biệt là ngoài tinh hoa của dân tộc, Hồ Chủ tịch còn tiếp thu cả tinh hoa văn hoá thế giới một cách có chọn lọc...
III. Kết bài
Đánh giá vai trò của phần mở đầu đối với tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh.
Xem thêm Phân tích đoạn mở đầu của Tuyên ngôn độc lập
Dàn ý phân tích cơ sở thực tế bản Tuyên ngôn độc lập
I. Mở bài
Giới thiệu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, dẫn dắt đến nội dung cần phân tích: cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn độc lập.
II. Thân bài
1. Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp
- Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.
- Bác đã kể ra năm tội ác về chính trị:
- Tước đoạt tự do dân chủ.
- Luật pháp dã man, chính sách chia để trị.
- Chém giết những chiến sĩ yêu nước của dân ta.
- Ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân.
- Đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện.
- Năm tội ác lớn về kinh tế:
- Bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy.
- Cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
- Độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, dân cày và dân buôn trở nên bần cùng
- Không cho nhà tư sản của ta góc đầu lên.
- Về văn hóa - giáo dục:
- Lập ra nhiều nhà tù hơn trường học.
- Thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta.
- Tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
- Trong vòng 5 năm bán nước ta 2 lần cho Nhật.
- Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.
2. Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta
- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã giành độc lập từ tay Nhật không phải từ tay Pháp.
- Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
- Kêu gọi sự ủng hộ của các nước đồng minh: “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”.
III. Kết bài
Đánh giá lại ý nghĩa của phần cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn độc lập.
Xem thêm Phân tích cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn độc lập
Dàn ý phân tích đoạn kết của bản Tuyên ngôn độc lập
1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận xuất sắc, là bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Dẫn dắt giới thiệu đến đoạn kết - lời tuyên bố độc lập.
2. Thân bài
- Lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh cuối tác phẩm là kết tinh sáng ngời của tình yêu nước, ý thức tự lực, tự cường và khát vọng độc lập, tự do cho dân tộc.
- Lập luận vô cùng trí tuệ và sắc sảo khi dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đầu tác phẩm tạo cơ sở lập luận để khẳng định quyền hưởng độc lập, tự do là quyền lợi chính đáng, hợp với đạo lý và pháp lý của dân tộc Việt Nam.
- Độc lập, tự do của ngày hôm nay chính là thành quả đấu tranh đoàn kết, kiên trì, lâu dài của toàn đảng, toàn dân ta.
- Mục đích của lời tuyên bố:
- Lời tuyên bố hùng hồn, đanh thép đã khẳng định sức mạnh và quyết tâm mạnh mẽ của toàn dân tộc trong công cuộc bảo vệ và giữ vững nền độc lập thiêng liêng mà gian khổ, hy sinh lắm chúng ta mới giành lại được.
- Lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh còn là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với thực dân Pháp, với những thế lực bạo tàn phản cách mạng đang âm mưu xâm chiếm, thôn tính Việt nam một lần nữa.
- Lời tuyên bố của Bác đã khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức đoàn kết sức mạnh của toàn dân, toàn quân trong việc bảo vệ nền độc lập và chính quyền non trẻ vừa được thành lập.
3. Kết bài
Bằng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, ngôn ngữ đanh thép, chủ tịch Hồ Chí Minh đã mạnh mẽ tuyên bố nền độc lập, tự chủ trong niềm tự hào, đồng thời khẳng định sức mạnh và quyết tâm của cả dân tộc trong việc bảo vệ, duy trì nền độc lập ấy.
Xem thêm Phân tích đoạn kết của bản Tuyên ngôn độc lập
Dàn ý phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh: là nhà cách mạng vĩ đại, nhà văn lớn của dân tộc.
- Giới thiệu tác phẩm tuyên ngôn độc lập: là văn kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc đồng thời cũng là một tác phẩm văn chương xuất sắc.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
- Cuộc cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân ta giành được chính quyền.
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình( Hà Nội) chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới.
2. Phân tích giá trị lịch sử của tác phẩm
- Là văn kiện quan trọng để chính thức tuyên bố với nhân dân và các nước trên thế giới về sự độc lập của nước Việt Nam.
- Tổng kết lại quá trình lịch sử từ khi bị Pháp đô hộ đến lúc kháng chiến giành thắng lợi:
- Tội ác của Pháp: Áp bức bóc lột nhân dân, kìm hãm sự phát triển của đất nước từ kinh tế chính trị cho đến văn hóa xã hội. Giao nước ta cho Nhật để họ thống trị.
- Tình cảnh nhân dân ta: Khổ cực, hơn hai triệu người chết đói; Cả dân tộc vươn lên mạnh mẽ để giành chính quyền từ tay Nhật.
3. Phân tích giá trị văn chương
- Kết cấu, bố cục khá chặt chẽ
- Dẫn chứng sinh động đầy sức thuyết phục.
- Lời văn đanh thép.
- Các biện pháp tu từ được sử dụng được sử dụng linh hoạt hiệu quả làm cho lý lẽ thêm sinh động rõ ràng.
=> Áng văn chính luận mẫu mực nhất mọi thời đại.
III. Kết bài
Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn đồng thời cũng là một áng văn chương bất hủ của nền văn học Việt Nam.
Xem thêm Phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn độc lập
Dàn ý phân tích nghệ thuật lập luận
I. Mở bài
Giới thiệu về Hồ Chí Minh, bản Tuyên ngôn độc lập: Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với vai trò là một nhà lãnh đạo kiệt xuất. Mà còn là một nhà văn, nhà thơ với nhiều tác phẩm có giá trị. Trong đó, bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được coi là “áng văn chính luận mẫu mực” nhất của mọi thời đại.
II. Thân bài
1. Cấu trúc lập luận
- Bản tuyên ngôn có ba luận điểm chính: cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế và lời tuyên bố độc lập.
- Nội dung của từng phần cụ thể:
- Trích dẫn hai bản tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mỹ để khẳng định những quyền con người, quyền dân tộc (quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc...) của dân tộc Việt Nam.
- Vạch trần tội ác của thực dân Pháp cùng với công cuộc đấu tranh của nhân dân ta và khẳng định tinh thần nhân đạo của Việt Minh - hay của chính dân tộc Việt Nam và tranh thủ sự ủng hộ của các nước Đồng minh.
- Lời tuyên bố độc lập, khẳng định trước thế giới về nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, bày tỏ ý chí giữ vững nền độc lập ấy.
2. Nghệ thuật lập luận của từng phần
a. Cơ sở pháp lý
- Không nói về trang sử vẻ vang của dân tộc mà trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp, Mĩ làm cơ sở thực tế cho bản tuyên ngôn.
- Sử dụng thủ pháp “gậy ông đập lưng ông”, dùng chính luận điệu của kẻ thù để buộc chúng phải công nhận nền độc lập của dân tộc Việt Nam.
- Trích dẫn một cách sáng tạo: “Suy rộng ra…” - thể hiện tầm tư tưởng lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh.
b. Cơ sở thực tế
- Bác bỏ công lao khai hóa, bảo hộ của thực dân Pháp bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động.
- Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp cấu trúc… góp phần thể hiện tội ác của kẻ thù.
- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam, nêu cao tinh thần nhân nghĩa của dân tộc.
- Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tuyên bố thoát ly hẳn với thực dân Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký kết, mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.
- Tranh thủ sự ủng hộ của các nước Đồng minh bằng cách đặt đồng minh vào thế khó: “Chúng tôi tin rằng…”
c. Lời tuyên bố độc lập
- Lời lẽ đanh thép, hùng hồn khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc.
- Mang dáng dấp của bài thơ thần trong lịch sử dân tộc.
III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập: Tóm lại, nghệ luật lập luận trong bản tuyên ngôn đã thể hiện tài năng kiệt xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Tuyên ngôn độc lập” nói riêng, văn chính luận của người nói chung là những tác phẩm có giá trị lớn đối với nền văn học của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm Phân tích nghệ thuật lập luận của bản Tuyên ngôn độc lập
Dàn ý Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực
I. Mở bài
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, dân tộc ta thừa cơ vùng lên giành lại chính quyền. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Bản “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một văn kiện có giá trị lịch sử mà còn là một áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực; một áng văn tràn đầy tâm huyết, khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của Người và của cả dân tộc. Nó có sức mạnh thuyết phục to lớn, làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước Việt Nam.
II. Thân bài
1. Tuyên ngôn độc lập trước hết là một văn kiện chính trị, lịch sử
- Là một văn kiện có ý nghĩa chính trị, lịch sử to lớn. Nó khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc, tư thế và chủ quyền của nhân dân đối với đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy.
- “Tuyên ngôn độc lập” được một người soạn thảo, một người đọc tác phẩm ấy, nhưng đó là tiếng nói của cả dân tộc, quốc gia, của một chính phủ:... “Chúng tôi, Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố...; Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng…”. Do đó, Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện của cả quốc gia.
2. Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chương mẫu mực của thời đại
- Là văn kiện chính trị, chứa đựng những nội dung chính trị, nhưng đây không phải là tác phẩm khô khan, trừu tượng.
- Có hệ thống lập luận chặt chẽ, với những lý lẽ sắc bén, những bằng chứng thuyết phục:
- Nêu ra cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn.
- Tiếp đến, Hồ Chí Minh đưa ra cơ sở thực tế của chủ quyền dân tộc Việt Nam: tội ác của thực dân pháp về kinh tế, chính trị, quân sự,…, về công khai hóa, bảo hộ của Pháp
- Khẳng định dân tộc Việt Nam có quyền trên đất nước mình.
- Từ những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế hết sức đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, Hồ Chí Minh đã đi đến tuyên bố Độc lập:
- Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết mọi đặc quyền đặc lợi của Pháp trên đất nước ta.
- Các nước Đồng minh không thể không công nhận chủ quyền độc lập của dân Việt Nam.
- Khẳng định quyền Dân tộc Việt Nam có quyền độc lập, tự do.
3. Tuyên ngôn Độc lập chứa đựng tình cảm nồng nhiệt, tâm huyết của người viết
- Lời văn “Tuyên ngôn độc lập” có lúc vang lên chắc chắn, vững chãi khi tác giả trích dẫn những bản tuyên ngôn của nước Mỹ, Pháp.
- Đau đớn, căm giận khi kể tội giặc Pháp.
- Sung sướng, tự hào với sức mạnh quật khởi nghĩa của nhân dân khi đứng lên đánh đuổi phát xít Nhật, giành lấy chính quyền.
- Quyết tâm sắt đá khi nói về sự bảo vệ quyền tự do và độc lập của dân tộc.
4. “Tuyên ngôn độc lập” được viết bởi bàn tay điêu luyện của một bậc thầy về ngôn ngữ”
- Câu văn uyển chuyển, sinh động, theo nhịp của giọng điệu bản Tuyên ngôn Độc lập; có những câu đơn, nhưng phần lớn là câu phức, nhiều mệnh đề.
- Sử dụng hàng loạt cấu trúc trùng điệp.
- Trùng điệp về từ, ngữ: “Dân ta… Dân ta… Chúng tôi… Chúng tôi… Một dân tộc… Một dân tộc”.
- Trùng điệp về câu: “Chúng thi hành… dã man; Chúng lập ba chế độ… đoàn kết; Chúng lập ra nhà tù…; Chúng ràng buộc…”
- Trùng điệp về nội dung theo chiều hướng tăng tiến ở nhiều cấp độ.
- Câu văn giàu hình ảnh: thẳng tay chém giết; tắm các cuộc khởi nghĩa … bể máu; bóc lột đến xương tuỷ; nước ta xơ xác, tiêu điều; ngóc đầu lên; quỳ gối đầu hàng…
III. Kết bài
- “Tuyên ngôn độc lập” là một kiệt tác bằng cả tài hoa, tâm huyết của Hồ Chí Minh, Người đã thể hiện khí phách của cả dân tộc trước trường quốc tế. Tác phẩm được đánh giá là văn bản chính luận mẫu mực bởi kết cấu chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, hùng hồn, thấu tình đạt lý. Câu văn gọn gàng, trong sáng một cách kỳ lạ, có sức lay động hàng triệu trái tim người Việt Nam và cả thế giới. “Tuyên ngôn độc lập” rất xứng đáng là áng văn muôn đời.
- “Tuyên ngôn độc lập” (1945) của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đất nước nguy vong: chính quyền cách mạng còn non trẻ hải đương đầu với bao khó khăn chồng chất.
Xem thêm Chứng minh tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực