Văn mẫu lớp 12: Suy nghĩ về ý nghĩa của việc làm chủ cảm xúc của bản thân Những bài văn hay lớp 12

Văn mẫu lớp 12: Suy nghĩ về ý nghĩa của việc làm chủ cảm xúc của bản thân mang đến dàn ý và bài văn mẫu cực hay. Tài liệu được viết rất hay, rõ ràng, sẽ giúp các bạn nhanh chóng nắm bắt kiến thức hơn và cũng tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm.

Làm chủ cảm xúc bản thân là những người sống rất tình cảm, cuộc sống luôn an vui . Họ có thể xử lý thấu đáo những vấn đề không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Vậy sau đây là bài nghị luận về ý nghĩa của việc làm chủ cảm xúc của bản thân mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ hiện nay, nghị luận về tình yêu tuổi học trò.

Dàn ý suy nghĩ về việc làm chủ cảm xúc bản thân

I. Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Suy nghĩ về ý nghĩa của việc làm chủ cảm xúc của bản thân.

II. Thân bài:

1. Giải thích

- “cảm xúc” là mọi trạng thái buồn, vui, tức giận, lo lắng, hạnh phúc,.. và suy nghĩ của con người về cuộc sống xung quanh.

- “làm chủ cảm xúc của bản thân” là biết kiểm soát suy nghĩ, hành động của bản thân một cách chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh.

2. Phân tích, chứng minh:

- Việc làm chủ cảm xúc của bản thân được biểu hiện ở nhiều khía cạnh như:

+ Sử dụng lời nói đúng mực.

+ Suy nghĩ kĩ càng trước khi hành động

+ Biết điều chỉnh cảm xúc trong những tình huống căng thẳng.

+.…

- Ý nghĩa, lợi ích của việc làm chủ cảm xúc của bản thân:

+ Giúp con người chín chắn, trưởng thành hơn.

+ Đem lại nhiều cơ hội trong đời sống.

+ Mang lại hạnh phúc cho mọi người xung quanh, thể hiện sự quan tâm giữa người với người.

+.….

- Phê phán những người không biết cách làm chủ cảm xúc của bản thân.

- Biết làm chủ cảm xúc của bản thân khác với việc che giấu cảm xúc thật, thu mình trước tập thể.

- Để làm chủ cảm xúc của bản thân, con người cần trau dồi kĩ năng sống, rèn luyện sự bình tĩnh,…

3. Rút ra bài học

III. Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa của việc làm chủ cảm xúc của bản thân.

- Liên hệ bản thân.

Suy nghĩ về ý nghĩa của việc làm chủ cảm xúc của bản thân

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”,

“Cả giận mất khôn”,…

Những câu ca dao, tục ngữ ấy được ông cha ta đúc kết để răn dạy con người về việc sử dụng lời nói, thể hiện cảm xúc của mình trong đời sống.

Quả thực, đúng như lời cha ông, việc biết làm chủ cảm xúc của bản thân đóng một vai trò quan trọng làm nên hạnh phúc của chúng ta. Ta có thể hiểu đơn giản “cảm xúc” là mọi trạng thái hỉ, nộ, ái, ố và suy nghĩ của con người về cuộc sống xung quanh. “làm chủ cảm xúc của bản thân” là biết kiểm soát suy nghĩ, điều chỉnh hành động của bản thân một cách chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh. Trong đời sống hằng ngày, việc làm chủ cảm xúc của bản thân được biểu hiện ở nhiều khía cạnh như sử dụng lời nói khôn khéo, biết cân nhắc thiệt - hơn khi làm một việc gì đó, không để những cảm xúc riêng tư ảnh hưởng đến công việc tập thể, biết tự điều tiết cảm xúc khi tức giận,…

Làm chủ cảm xúc của bản thân mang lại cho ta vô vàn lợi ích. Đầu tiên, ta tìm thấy sự thanh thản, yên bình trong chính tâm hồn mình. Nhờ việc biết kiểm soát cảm xúc, ta biết cách thư giãn thay vì căng thẳng. Từ đó, nhiều cơ hội tốt đẹp sẽ đến với ta. Không chỉ vậy, biết kiểm soát tâm trạng còn giúp con người chín chắn hơn. Ta sẽ trưởng thành khi biết kìm nén những cảm xúc tiêu cực, hạn chế nóng giận thay vì để cảm xúc nhất thời gây ra những điều đau lòng. Cuối cùng, việc làm chủ cảm xúc còn mang lại hạnh phúc cho mọi người xung quanh, thể hiện sự quan tâm của ta với đến những người thân yêu.

Câu chuyện có thật về vua George VI của Vương quốc Anh là minh chứng cho sức mạnh của việc biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Ông có tính tình nhút nhát, mắc chứng nói lắp từ nhỏ. Khi học tập tại trường, ông nhiều lần xếp hạng cuối. Vậy nên, khi George VI tiếp quản vương vị, nhiều người đã nghi ngờ khả năng của ông. Hoàn thành một bài phát biểu dường như quá khó đối với vị vua mới. Thế nhưng, với sự giúp đỡ của bác sĩ cùng sự nỗ lực của bản thân, George dần dần không còn sợ hãi. Ông cố gắng kiểm soát cảm xúc của bản thân và những cơn run rẩy biến mất. Về sau, George VI trở thành vị vua tài ba của nước Anh.

Tuy nhiên, vẫn có những người không biết cách điều chỉnh dòng tâm trạng, gây ảnh hưởng đến người khác nên đáng phê phán. Ta cũng cần hiểu biết làm chủ cảm xúc của bản thân khác với việc che giấu cảm xúc thật, thu mình trước tập thể.

Để làm chủ cảm xúc của bản thân, con người cần trau dồi kĩ năng sống, rèn luyện sự bình tĩnh,… Hãy để cảm xúc của mình tạo nên những phút giây thăng hoa, kết nối con người!

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm