Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm Lụm còi và Từ ngày mẹ chết Viết bài văn so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện

Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm Lụm còi và Từ ngày mẹ chết mang đến bài văn mẫu hay nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để viết cách viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện hay.

Tác phẩm Từ ngày mẹ chết

So sánh 2 tác phẩm Từ ngày mẹ chết và Lụm còi để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong hai tác phẩm. Từ đó nắm được giá trị nhân đạo mà nhà văn gửi đến bạn đọc. Vậy sau đây là bài văn mẫu so sánh Lụm còi và Từ ngày mẹ chết mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: so sánh đánh giá hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo.

So sánh 2 tác phẩm Từ ngày mẹ chết và Lụm còi

Văn học Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám đều ghi nhận những tác phẩm xuất sắc về đề tài trẻ em. Nếu như Nam Cao với "Từ ngày mẹ chết" day dứt người đọc bởi bi kịch của những đứa trẻ bơ vơ trong xã hội cũ, thì Nguyễn Ngọc Tư với "Lụm còi" lại chạm đến trái tim người đọc bằng tình cảm hồn nhiên, trong sáng của những đứa trẻ bất hạnh. Đặt hai đoạn trích "Từ ngày mẹ chết" và "Lụm còi" cạnh nhau, ta thấy được những điểm tương đồng và khác biệt trong cách khắc họa số phận trẻ thơ và khát vọng về tình yêu thương gia đình của hai nhà văn.

Điểm tương đồng dễ nhận thấy nhất chính là hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ. Cả Ninh ("Từ ngày mẹ chết") và Lụm ("Lụm còi") đều phải trải qua nỗi đau mất mẹ, thiếu thốn tình thương của gia đình. Ninh sớm phải gánh vác trọng trách chăm lo cho em khi mẹ mất, bố bê tha. Đói rét bủa vây, em phải nhịn đói, moi củ dong, củ ráy cho em ăn. Còn Lụm, từ khi còn “nhỏ ơi là nhỏ” đã bị mẹ bỏ rơi nơi đầu đường xó chợ, tự mình bươn chải kiếm sống, đêm đêm vẫn ngóng chờ mẹ. Hai hoàn cảnh, hai số phận, hai đứa trẻ, nhưng cùng chung nỗi bất hạnh, thiệt thòi là sống trong thiếu thốn tình yêu thương, sự chăm sóc của cha mẹ - điều thiêng liêng nhất mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng xứng đáng được hưởng.

Bên cạnh đó, mỗi nhà văn lại có cách khắc họa tâm lý và tình cảm của nhân vật khác nhau. Nam Cao sử dụng ngòi bút hiện thực, trần trụi phơi bày bi kịch của gia đình Ninh. Ninh hiện lên là một cô bé giàu lòng thương em, giàu đức hi sinh. Cảnh Ninh nhịn đói, đi mọi củ dong củ ráy về cho em, rồi lại đau đớn tát em khi chứng kiến cảnh Đật đi xin cơm, đã khiến người đọc không khỏi xót xa. Hình ảnh Ninh òa khóc nức nở khi dặn em: "Từ giờ đừng ăn cơm nhà thằng Chúc nữa", chính là giọt nước tràn ly, là tiếng kêu ai oán cho số phận bất hạnh của những đứa trẻ mồ côi trong xã hội cũ. Ngược lại, với lối viết đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa thành công hình ảnh cậu bé Lụm còi lạc quan, yêu đời. Dù bị mẹ bỏ rơi nhưng Lụm chưa bao giờ thôi hy vọng về ngày đoàn tụ. Câu nói "Thế nào má đi qua má cũng nhìn ra tao. Mai mốt bị rầy, bị đòn cho đã" vừa thể hiện sự hồn nhiên của đứa trẻ, vừa chất chứa niềm tin mãnh liệt vào tình mẫu tử thiêng liêng.

Có thể thấy, bằng ngòi bút tài hoa và tình yêu thương sâu sắc dành cho trẻ em, cả Nam Cao và Nguyễn Ngọc Tư đều thành công khi khắc họa chân thực cuộc sống và số phận của trẻ em trong hai hoàn cảnh xã hội khác nhau. Nếu Nam Cao khiến người đọc day dứt, ám ảnh bởi bi kịch của những đứa trẻ bơ vơ, thì Nguyễn Ngọc Tư lại sưởi ấm trái tim người đọc bằng ánh sáng của tình yêu thương, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm