So sánh Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long Ôn tập Địa lí 12

Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất? Đây là một trong những câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Địa lí 12 Bài 7.

Điểm giống và khác nhau giữa Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long mang đến câu trả lời hay nhất, giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để nhanh chóng trả lời câu hỏi 1 Địa lí 12 Bài 7. Đây cũng là một dạng câu hỏi so sánh trọng tâm được áp dụng trong các đề kiểm tra, đề thi học kì.Vậy dưới đây là bảng so sánh điểm giống và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long mời các bạn cùng theo dõi.

Đề bài: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất?

Gợi ý đáp án

1. Điểm giống nhau đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long

- Đều là đồng bằng châu thổ địa hình thấp và tương đối bằng phẳng thuận lợi cho canh tác => Là vùng nông nghiệp trọng điểm

- Được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

2. Điểm khác nhau đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long

- Đồng bằng sông Hồng: diện tích 15 000km2, có hệ thống đê chống lũ dài trên 2700 km. chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3m đến 7m và không còn được bồi đắp tự nhiên nữa. Trên vùng đồng bằng còn có một số đồi núi thấp.

- Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích khoảng 40 000km2:, cao trung bình 2m – 3m so với mực nước biển. Trên đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ, nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá.

Đặc điểm so sánhĐBSHĐBSCL
Nguyên nhân hình thànhDo sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.Do sông Tiền và sông Hậu bồi đắp.
Diện tích15.000 km240.000 km2
Địa hìnhCao ở phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển, bị chia cắt thành nhiều ô, có địa hình đê điều.Thấp và bằng phẳng hơn, có mạng lưới kênh rạch dày đặc, có nhiều vùng trũng.
ĐấtĐất phù sa ngọt là chủ yếu nhưng không được bù đắp hàng năm (đất trong đê)Đất phù sa ngọt được bồi đắp hàng năm (rất màu mỡ), đất nhiễm phèn và nhiễm mặn.
Thuận lợi và khó khănKhó có khả năng mở rộng đồng bằng.Tiềm năng lớn nhưng chưa khai thác hết.
Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 06
  • Lượt xem: 3.659
  • Dung lượng: 81,1 KB
Sắp xếp theo